Bản Đồ Các Điểm Lấy Mẫu Gps Ở Huyện Quảng Điền


Hình 2 4 Bản đồ các điểm lấy mẫu GPS ở huyện Quảng Điền Phương pháp 1


Hình 2.4. Bản đồ các điểm lấy mẫu GPS ở huyện Quảng Điền


* Phương pháp ứng dụng GIS để dự báo ngập lụt dựa vào kịch bản nước biển dâng

Sử dụng phần mềm ArcGIS for Desktop phiên bản 10.3 của ESRI để xử lý và biên tập xây dựng bản đồ dự báo ngập do nước biển dâng tác động đến đất nông nghiệp của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với kịch bản nước biển dâng thêm 13 cm và 22 cm đối với khu vực Đèo Ngang – Đèo Hải Vân thì các vùng nằm phía trong đất liền, vùng được che chắn bằng đê bao không ăn thông ra biển hay sông, sẽ không bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng. Do đó, vùng địa hình cần được chọn lọc theo các tiêu chí sau: Các vùng có độ cao địa hình nhỏ hơn 13 cm và 22 cm; các vùng tiếp giáp với bờ biển và cửa sông; các vùng phải liên kết với bề mặt nước sông, kênh rạch nối thông ra biển. Để xác định vùng địa hình theo tiêu chí trên, nghiên cứu sinh đã sử dụng thông tin thu thập từ ảnh DEM với phương pháp chọn những vùng có tiếp xúc với lớp thủy văn (Chức năng lựa chọn đối tượng dựa vào mối quan hệ không gian (select by location) trong ArcGIS với khoảng cách so với lớp thủy văn là 0 m).

Trong nghiên cứu này đã làm tròn giá trị khu vực ngập lụt và chuyển đổi giá trị sang trị số nguyên. Các giá được chuyển đổi định dạng dữ liệu khu vực ngập lụt sau khi tách lọc từ mô hình số độ cao DEM và các kịch bản nước biển dâng sang định dạng Polygon. Giá trị là trường số liệu Value trong lớp số liệu Raster. Nghiên cứu sinh đã sử dụng chức năng chồng xếp không gian để tính toán dữ liệu hiện trạng đất nông

nghiệp bị ảnh hưởng ngập lụt do nước biển dâng theo kịch bản trung bình. Các khu vực sau khi được xác định có khả năng ngập được tính diện tích dựa vào hàm tọa độ các đỉnh điểm của phần diện tích (Bảng 2.5).

Bảng 2.5. Phân cấp mức ngập theo kịch bản nước biển dâng tại huyện Quảng Điền


Giá trị DEM (m)

Giá trị mới (m)

Chú thích

>3

4

Ngập >3 m

2–3

3

Ngập 2–3 m

1–2

2

Ngập 1–2 m

0–1

1

Ngập 0–1 m

<0

0

Không ngập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2016), [7])

2.2.4.2. Phương pháp phân vùng hạn hán, dự báo hạn hán dựa vào GIS và viễn thám

* Phương pháp đánh giá hạn hán

Chỉ số chuẩn hoá giáng thuỷ (SPI) là một chỉ số được tính toán dựa trên cơ sở xác suất lượng giáng thủy trong một thời gian nào đó do Mckee và cs. (1993) đề xuất. Chỉ số SPI được tính bằng công thức:


SPI


R R


(9)


Trong đó: R là lượng mưa thực tế; R là lượng mưa trung bình nhiều năm (thời

đoạn tính); σ là độ lệch tiêu chuẩn. Chỉ số SPI được tính toán dựa trên xác suất của lượng mưa quan trắc cho các khoảng thời gian khác nhau như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Trong nghiên cứu này đã sử dụng chỉ số SPI 1 tháng để tính toán mức hạn trong vụ Hè Thu (từ tháng 5 đến tháng 8). Để phân vùng hạn hán ở huyện Quảng Điền, nghiên cứu sử dụng phân cấp ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Phân cấp hạn theo chỉ số SPI


Phân cấp mức hạn

Khoảng giá trị

Cực kỳ ẩm ướt

2 ≤ SPI ≤ 3

Rất ẩm ướt

1,5 ≤ SPI ≤ 1,99

Tương đối ẩm ướt

1,0 ≤ SPI ≤ 1,49

Gần chuẩn

–0,99 ≤ SPI ≤ 0,99

Hơi khô hạn

–1,0 ≤ SPI ≤ 1,49

Hạn nặng

–1,5 ≤ SPI ≤ – 1,99

Hạn cực nặng

–2 ≤ SPI ≤ –3

(Nguồn: Mckee và cs. (1993) [112]; World Meteorological Organization (2012)[150])

Để có được giá trị của chỉ số SPI trong nghiên cứu này đã sử dụng phần mềm SPIGenerator v1.7.5 có thể tải về được ở trang web: https://drought.unl.edu/droughtmonitorin g/ SPI/ SPIP rogram.aspx; từ đó tính giá trị chỉ số SPI cho các tháng từ năm 1999 đến 2019 trên địa bàn huyện Quảng Điền.

* Phương pháp ứng dụng GIS để đánh giá ảnh hưởng của hạn hán phân bố theo không gian

Theo Xihua Yang và cs (2015) [161], phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách (Inverse Distance Weighting - IDW) được đánh giá là phù hợp để nội suy chuỗi dữ liệu lượng mưa được sử dụng để nội suy giá trị lượng mưa của các trạm quan trắc và các trạm mô phỏng ở khu vực nghiên cứu. IDW được tính toán theo công thức:

(10)

Trong đó: là giá trị tại điểm cần xác định; |x-xi|: Giá trị đại số khoảng cách giữa điểm đã biết thứ i với điểm cần xác định; yi: Là giá trị tại điểm thứ I; p: Là giá trị ảnh hưởng của khoảng cách. Giá trị p càng lớn thì ảnh hưởng của các điểm ở xa càng thấp, thông thường p = 2.



Hình 2.5. Quy trình xây dựng bản đồ phân vùng hạn hán

* Phương pháp dự báo hạn hán

Số liệu mưa mô phỏng bằng công nghệ viễn thám trong giai đoạn nghiên cứu của vệ tinh TRMM (Tropical Rainfall Measuring Mission) được tải về từ trang web http://waterdata.dhigroup.com. Trong Luận án này đã sử dụng các điểm đo mưa bằng công nghệ TRMM để thực hiện nội suy không gian hạn hán. Tuy nhiên, dữ liệu lượng mưa của các trạm vệ tinh TRMM chỉ có thể khai thác từ giai đoạn 1997 đến 2016. Do đó, để thống nhất nguồn dữ liệu, nghiên cứu này lựa chọn dữ liệu đầu vào để thực hiện mô phỏng là lượng mưa trung bình của các tháng trong năm tại các trạm quan trắc và các điểm đo mưa TRMM thể hiện ở hình 2.6.


Hình 2.6. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc và đo mưa TRMM dùng trong nội suy không gian hạn hán

Tiến hành mô phỏng lượng mưa của các tháng trong năm đến năm 2035 bằng phần mềm Excel thông qua nguồn dữ liệu đầu vào và kết quả dự báo mức độ thay đổi lượng mưa của các mùa đến năm 2035 theo kịch bản RCP4.5. Trong số 8 điểm TRMM trạm đo mưa sử dụng để mô phỏng, có 3 trạm quan trắc ở huyện Quảng Điền (Huế, Kim Long, Phú Ốc) được mô phỏng theo kịch bản thay đổi lượng mưa của tỉnh Thừa Thiên Huế, quy trình dự báo thể hiện ở hình 2.7.


Hình 2.7. Quy trình xây dựng bản đồ dự báo hạn hán huyện Quảng Điền

* Phương pháp dự báo hạn hán tác động đến sử dụng đất nông nghiệp

Để thực hiện phương pháp này, nghiên cứu sinh đã lần lượt tiến hành chồng ghép lớp bản đồ dự báo nguy cơ hạn hán theo kịch bản biến đổi khí hậu với 3 lớp bản đồ phân bố 3 loại đất nông nghiệp chính gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác và đất lâm nghiệp của huyện Quảng Điền để dự báo ảnh hưởng của hạn hán đến diện tích đất nông nghiệp với giả sử diện tích đất nông nghiệp năm 2035 không thay đổi so với hiện trạng sử dụng đất năm 2016 tại huyện Quảng Điền.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO THIÊN TAI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quảng Điền là một huyện đồng bằng chiêm trũng ven biển nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, được giới hạn trong tọa độ địa lý: 16°40’13” vĩ độ Bắc và 107°21’58” kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Đông và Nam giáp thị xã Hương Trà, phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông, sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu thể hiện ở hình 3.1. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 16.288,73 ha gồm 10 xã, 1 thị trấn chiếm 3,24% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế [54].


Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

b. Địa hình địa mạo

Về mặt địa hình, Quảng Điền là một huyện đồng bằng không có núi đồi, địa hình tương đối bằng phẳng. Đặc điểm địa hình tự nhiên của huyện có thể chia thành 3 vùng rõ rệt [54]:

- Vùng phía Bắc phá Tam Giang: gồm 2 xã ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn với tổng diện tích tự nhiên 2.362,31 ha (chiếm 14,5% diện tích toàn huyện), là dãi cồn cát phân chia giữa phá Tam Giang và biển Đông, đặc trưng địa hình cồn cát ven biển Bắc miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

- Vùng phía Tây Bắc huyện: gồm 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi với tổng diện tích tự nhiên là 5.092,38 ha (chiếm 31,25% diện tích toàn huyện), 80% diện tích của vùng là đồi cát với độ cao từ 4 - 10m so với mực nước biển. Vùng này đất đai cằn cổi, nghèo dinh dưỡng.

- Vùng đồng bằng phía Nam: bao gồm 6 xã và thị trấn: Thị trấn Sịa, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Vinh, tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 8.840,06 ha (chiếm 54,25% diện tích toàn huyện), là vùng đồng bằng chiêm trũng của phá Tam Giang, ruộng đất phần lớn có độ cao bình quân từ (- 0,5m) đến (+ 1,0m). Đồng bằng Quảng Điền bị chia cắt bởi nhiều sông suối, trong vùng có nhiều “lòng chảo” như vùng Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, đáy “lòng chảo” có nơi sâu đến (-1,50). Đây là một trong những cản trở không nhỏ đến việc tổ chức sản xuất và sinh sống của dân cư trong vùng.

c. Khí hậu

Quảng Điền là huyện nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

- Chế độ nhiệt: Chia hai mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh; nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 250C. Mùa nóng: từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình của các tháng nóng từ 27 - 290C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) có khi tới 38 - 400C. Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ bình quân về mùa lạnh từ 20 - 220C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) nhiệt độ có khi xuống dưới 180C.

- Chế độ mưa: Khu vực này có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.500mm, có nơi lên đến hơn 4.500 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau nhưng tập trung chủ yếu vào 4 tháng (tháng 9 đến 12), tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85 - 86%.

- Gió bão: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2 - 3m/s có khi lên tới 7 - 8m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô kéo dài; Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 4 - 6m/s, gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9, 10. Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, tố, dông và gió mùa Đông

Bắc, tốc độ gió lớn có thể đạt trên 15 - 20m/s trong gió mùa Đông Bắc, 30 - 40m/s trong bão, lốc. Nói chung điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, có tần suất xuất hiện cao của hầu hết các loại thiên tai có ở Việt Nam [54].

d. Thuỷ văn

Hệ thống mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá nhiều và được phân bố đều gần như trên toàn lãnh thổ. Tất cả đều thuộc nhánh sông Bồ và các hói trầm cát đổ về.

Sông Bồ chảy vào địa phận huyện Quảng Điền từ xã Quảng Phú, sông chia làm hai nhánh chính: một nhánh chảy qua xã Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành rồi nhập vào ngã ba Sình và đổ vào sông Hương về phía Đông; một nhánh khác chia nhỏ dòng chảy thành nhiều hói như Diên Hồng, Bạch Đằng, An Xuân,… để đổ ra phá Tam Giang theo hướng Bắc.

Về phía các trầm cát, dòng nước ngầm từ khu vực đồi cát ở phía Tây Bắc tạo nên những hói trầm cát như Bàu Niên, Nam Giản, Sông Nịu, Thủy Lập,… Hói Bàu Niên chảy về hạ du theo hai nhánh: nhánh hói Cao Xá chảy về phía Nam đổ vào sông Bồ qua cầu Kẽm, nhánh hói Phổ Lại chạy theo hướng Đông đổ vào sông Bồ ở hói Ngã Tư và hói Đồng Lâm.

Khu vực tách biệt ở bên kia phá thuộc hai xã Quảng Ngạn và Quảng Công có các hói trầm cát nhỏ chảy về hướng Nam đổ ra phá Tam Giang.

Khu vực xã Quảng Thái giáp huyện Phong Điền có nhận nước từ hói Bến Trâu thuộc dòng nước sông Ô Lâu đổ vào sông Nịu và các nhánh kênh đào [54].

e. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Các loại đất đai, mặt nước trên địa bàn huyện Quảng Điền được cấu thành các loại như sau [54]:

* Vùng cát ven biển:

Phân bổ ở các xã Quảng Công, Quảng Ngạn là vùng đất nghèo dinh dưỡng, cấu tạo địa hình thuộc 2 dạng chính:

- Vùng cát dốc: có độ nghiêng trên 250, có khả năng trồng cây lâm nghiệp.

- Vùng đất bằng: có khả năng trồng cây lâm nghiệp và xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản với hình thức nuôi cao triều.

* Vùng mặt nước đầm phá:

Được cấu thành hình lòng chảo, có 22,50 km bờ khoảng 50% diện tích có độ sâu trên 1,70 m (vào mùa hè), khoảng 65% diện tích về phía Đông có độ mặn trên 40/0 vào mùa hè và mùa thu. Trong phá nguồn thủy sản phát triển đa dạng với chủng loại phù hợp với môi trường tự nhiên ở mỗi tiểu vùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022