Diện Tích Đất Nông Nghiệp Bị Hạn Hán Vụ Hè Thu Năm 2015 Theo Đơn Vị Hành Chính Tại Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 3.21. Diện tích đất nông nghiệp bị hạn hán vụ Hè Thu năm 2015 theo đơn vị hành chính tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế


STT

Xã/Thị trấn

Diện tích đất nông nghiệp bị hạn hán (ha)

Hạn nhẹ

Hạn trung bình

Hạn nặng

Không hạn

1

Quảng An

53,62

106,44

43,27

433,84

2

Quảng Công

0,00

199,87

183,38

0,00

3

Quảng Lợi

99,77

252,11

144,22

623,78

4

Quảng Ngạn

7,36

212,42

206,28

0,00

5

Quảng Phước

69,74

57,50

23,79

274,15

6

Quảng Phú

64,70

126,35

7,55

466,8

7

Quảng Thái

79,08

178,96

148,83

240,89

8

Quảng Thành

81,61

128,51

56,93

267,35

9

Quảng Thọ

133,49

179,79

7,29

233,07

10

Quảng Vinh

81,33

148,43

47,05

715,15

11

Sịa

92,82

72,24

19,73

299,35

Tổng

763,52

1.662,64

888,37

3.554,34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ hạn hán huyện Quảng Điền năm 2015)

Kết quả từ bảng 3.21 cho thấy diện tích đất bị hạn hán vụ Hè Thu ở các xã đều bị ảnh hưởng từ mức hạn nhẹ, trung bình cho đến hạn nặng. Trong đó, các xã Quảng Công, Quảng Ngạn và Quảng Thái có diện tích bị hạn nặng lớn nhất trong khu vực lần lượt là 183,38ha, 206,28ha và 148,83ha. Phần lớn các xã có diện tích đất nông nghiệp bị hạn ở mức nhẹ và trung bình gồm các xã như Quảng Lợi, Quảng Thành. Kết quả nghiên cứu xã xác định được nguyên nhân là do các xã này với phần lớn diện tích là đồi cát khả năng giữ nước kém nên nguy cơ xảy ra hạn hán cao, đặc biệt vào vụ Hè Thu khi lượng mưa thấp và nắng nóng kéo dài.


Hình 3.19. Sơ đồ phân vùng hạn hán đối với đất trồng lúa (a), đất trồng cây hàng năm khác (b) và đất lâm nghiệp(c) vụ Hè Thu năm 2015 tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Hình ảnh thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000)

3.3.3. Dự báo ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.1.1. Dự báo ảnh hưởng của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp

a. Dự báo nước biển dâng theo kịch bản biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng trung bình ở khu vực ven biển Việt Nam có khả năng cao hơn mực nước biển trung bình toàn cầu. Trong đó, các tỉnh phía Nam có mức dâng cao hơn so với khu vực phía Bắc. Theo kịch bản RCP4.5, mực nước biển dâng trung bình của Việt Nam đến năm 2030 là 13 cm; đến năm 2050 là 22 cm (14–32 cm); đến năm 2100 là 53 cm (32–76 cm). Trong đó, khu vực ven biển từ Móng Cái đến Hòn Dấu và Hòn Dấu đến Đèo Ngang là 55 cm (33–78 cm); khu vực từ Mũi Cà Mau đến Kiên Giang là 53 cm (32–75 cm); khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt là 58 cm (36–80 cm) và 57 cm (33–83 cm). Tại vùng nghiên cứu, mực nước biển dâng trung bình đến năm 2030 là 13 cm (8–18 cm) [7].

Tiêu chuẩn phòng chống lũ trên các sông vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ theo quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam thể hiện ở bảng 3.22.

Bảng 3.22. Tiêu chuẩn phòng chống lũ trên các sông vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ



TT


Lưu vực

Tiêu chuẩn phòng chống lũ


Chính vụ

Tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn

1

Sông Gianh

Phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại

10% (Kiểm tra 5%)


2


Sông Nhật Lệ

TP Đồng Hới 5%

Các vùng khác: Phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại


10% (Kiểm tra 5%)


3


Sông Thạch Hãn

TP Đông Hà: 5%

Các vùng khác: Phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại


10%


4


Sông Hương

TP Huế: 5%

Các vùng khác: Phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại


10%



TT


Lưu vực

Tiêu chuẩn phòng chống lũ


Chính vụ

Tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn


5


Sông Vu Gia – Thu Bồn

TP Đà Nẵng, TP Hội An các công trình công cộng có cao trình nền vượt lũ 5%

Các vùng khác: Giảm thiểu thiệt hại


10% (Kiểm tra 5%)


6


Sông Tam Kỳ

TP Tam Kỳ: 5%

Các vùng khác: Giảm thiểu thiệt hại


10% (Kiểm tra 5%)


7

Trà Bồng – Trà Khúc – Sông Vệ

TP Quảng Ngãi: 5%

Các vùng khác: Giảm thiểu thiệt hại


10%


8


Sông Konee – Hà Thanh

Vùng hạ dư 5%. Đảm bảo chống ngập cho các khu đô thị TP Quy Nhơn với con lũ thực tế XI/2009.

Các vùng khác: Giảm thiểu thiệt hại


10% (Kiểm tra 5%)


9

Sông Ba – Bàn Thạch

TP Tuy Hòa: 5%

Các vùng khác: Giảm thiểu thiệt hại


10% (Kiểm tra 5%)


10

Sông Cái Nha Trang

TP Nha Trang: 5%

Các vùng khác: Giảm thiểu thiệt hại


10% (Kiểm tra 5%)


11

Sông Cái Phan Rang

TP Phan Rang: 5%

Các vùng khác: Giảm thiểu thiệt hại


10% (Kiểm tra 5%)


12


Sông Lũy

Các thị trấn (Lương Sơn, Chợ Lầu, Phan Rí Cửa): 5%

Các vùng khác: Giảm thiểu thiệt hại


10% (Kiểm tra 5%)

(Nguồn: Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009)

Dựa theo bảng 3.22, trong Luận án này đã chọn tần suất xuất hiện lũ là 5% vì huyện Quảng Điền có sông Bồ chảy qua. Đây là một phụ lưu cấp 1 quan trọng phía tả ngạn của sông Hương. Do thời điểm xuất hiện lũ thường xuyên của huyện là vào chính vụ (tháng 11, tháng 12) nên sử dụng mốc thời gian này để xây dựng bản đồ dự báo ngập lụt trên địa bàn huyện đến năm 2030.

b. Dự báo diện tích đất nông nghiệp bị ngập lụt theo kịch bản nước biển dâng đến năm 2030

Trên cơ sở bản đồ dự báo ngập lụt cho năm 2030, đã tiến hành chồng ghép với bản đồ hiện trạng sử dụng đất để tính toán và xác định diện tích các loại đất nông nghiệp chính bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng tăng lên với tần suất xuất hiện lũ 5% (Hình 3.20 và Bảng 3.23).


Hình 3 20 Sơ đồ dự báo đất nông nghiệp bị ngập lụt đến năm 2030 tại 1

Hình 3.20. Sơ đồ dự báo đất nông nghiệp bị ngập lụt đến năm 2030

tại huyện Quảng Điền (Hình ảnh thu nhỏ từ Bản đồ dự báo đất nông nghiệp bị ngập lụt tỷ lệ 1:25.000)

Bảng 3.23. Dự báo diện tích đất nông nghiệp bị ngập lụt đến năm 2030 tại huyện Quảng Điền


Mức độ ngập

Diện tích đất nông nghiệp (ha)

Cơ cấu (%)

0–1 m

367,37

5,78

1–2 m

809,24

12,72

2–3 m

1.320,63

20,76

>3 m

2.723,35

42,82

Không ngập

1.139,68

17,92

Tổng

6.360,27

100,00

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ dự báo ngập lụt huyện Quảng Điền năm 2030)

Qua bảng 3.23 cho thấy đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp bị ngập lớn tập trung ở mức ngập từ 1 m trở lên, trong đó diện tích ngập trên 3 m chiếm tỷ lệ lớn nhất (42,82%). Mức ngập dưới 1 m có diện tích không đáng kể (5,78%). Như vậy, so với diện tích đất nông nghiệp bị ngập năm 2019 thì năm 2030 diện tích ngập ngày càng lớn với mức độ ngập và khả năng lan rộng ngày càng nghiêm trọng hơn.


Hình 3.21. Sơ đồ dự báo ngập lụt ảnh hưởng đến đất nông nghiệp năm 2030 tại huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế: (a) Đất trồng lúa; (b) Đất trồng cây hàng năm khác; (c) Đất nuôi trồng thủy sản (Hình ảnh Bản đồ được thu nhỏ từ tỷ lệ 1:25.000)

Bảng 3.24. Dự báo diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại huyện Quảng Điền bị ngập lụt đến năm 2030


Cấp ngập

0 –1 m

1–2 m

2–3 m

>3 m

Tổng


Đất trồng lúa

Diện tích (ha)


253,95


636,16


1.120,40


2.166,47


4.176,98

Cơ cấu (%)

6,08

15,23

26,82

51,87

100

Đất trồng cây hàng năm khác

Diện tích (ha)


104,97


157,53


175,13


192,37


630,00

Cơ cấu (%)

16,66

25,00

27,80

30,53

100


Đất nuôi trồng thủy sản

Diện tích (ha)


8,45


15,55


25,10


364,51


413,61

Cơ cấu (%)

2,04

3,76

6,07

88,13

100

Tổng diện tích ngập

367,37

809.24

1.320,63

2.723,35

5.220,59

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ dự báo ngập lụt huyện Quảng Điền năm 2030)

Từ bảng 3.24 và hình 3.22 cho thấy, trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thì đến năm 2030, đất trồng lúa có diện tích bị ngập lớn nhất và tập trung ở mức ngập từ 2 m đến trên 3 m với tổng diện tích đất trồng lúa bị ngập 4.176,98 ha. Trong đó, diện tích đất trồng lúa bị ngập trên 3 m tập trung tại các xã Quảng An, Quảng Vinh, Quảng Phước và Quảng Thành. Tiếp đến là đất trồng cây hàng năm khác có tổng diện tích ngập hơn 630 ha. Đây cũng là loại hình sử dụng đất chiếm diện tích khá lớn của huyện và tập trung chủ yếu tại xã Quảng Thành, Quảng Thái, Quảng Vinh. Những loại hình sử dụng đất này thường tập trung ở các khu vực bằng phẳng, thuận tiện cho canh tác nhưng có địa hình thấp trũng. Trong khi đó, đất nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ lụt. Diện tích ngập dự báo là 413,61 ha và mức ngập nặng trên 3 m chiếm diện tích khá lớn của huyện. Ngoài ra, từ dữ liệu bản đồ dự báo, cũng tính toán được diện tích dự báo bị ngập theo từng xã/thị trấn của huyện Quảng Điền, kết quả thể hiện ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. Dự báo diện tích đất nông nghiệp bị ngập theo các đơn vị hành chính ở huyện Quảng Điền năm 2030



TT


Xã/Thị trấn

Dự báo diện tích đất nông nghiệp ngập (ha)

0 -1m

1m-2m

2m-3m

>3m

Không ngập

1

Quảng An

11,81

51,16

167,14

480,1

43,57

2

Quảng Công

3,62

11,11

25,57

49,76

166,45

3

Quảng Lợi

66,14

118,99

206,49

295,33

46,04

4

Quảng Ngạn

6,06

9,01

22,04

65,89

102,28

5

Quảng Phước

3,66

24,6

98,45

416,78

150,55

6

Quảng Phú

103,91

152,02

163,7

208,41

28,96

7

Quảng Thái

24,6

136,55

172,28

164,27

44,31

8

Quảng Thành

45,55

59,1

85,37

208,92

267,18

9

Quảng Thọ

16,08

56,48

126,69

330,77

2,69

10

Quảng Vinh

51,76

112,28

124,27

305,96

230,60

11

Sịa

34,18

77,94

128,63

197,16

57,05

Tổng

367,37

809,24

1.320,63

2.723,35

1.139,68

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ dự báo ngập lụt huyện Quảng Điền năm 2030)

Số liệu ở bảng 3.25 cho thấy, vào năm 2030, các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn trong huyện như xã Quảng An, Quảng Vinh, Quảng Phước và Quảng Thọ đều có diện tích đất nông nghiệp bị ngập trên 3 m nhiều hơn so với các vùng khác. Đây là các xã nằm ở địa hình thấp ở khu vực ven sông, ven biển và có diện tích đất nông nghiệp khá nhiều trong vùng nên mức độ ảnh hưởng bởi ngập lụt sẽ có nguy cơ cao hơn các vùng khác của huyện Quảng Điền.

3.3.3.2. Dự báo ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp

a. Phân tích lượng mưa dự báo và chỉ số SPI theo kịch bản RCP 4.5

Theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 thì giai đoạn 2016-2035, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tăng vào khoảng 17%. Có thể thấy, lượng mưa tăng rất đáng kể nhưng không phải tất cả các tháng đều tăng mà có sự phân cấp giữa các mùa. Cụ thể theo kịch bản RCP4.5 thì giai đoạn 2016-2035 lượng mưa mùa Xuân sẽ giảm 0,3%, lượng mưa mùa Hè sẽ tăng 2%, lượng mưa mùa Thu sẽ tăng đột biến

lên đến 24,7% và lượng mưa mùa Đông sẽ tăng 9,1%. Từ lượng mưa quan trắc kết hợp với sự thay đổi của lượng mưa theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5, có thể mô phỏng lượng mưa của các tháng trong năm 2035.

Bảng 3.26. Sự thay đổi lượng mưa của các mùa (%) dự báo đến năm 2035 theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016


STT

Lượng mưa

2035

1

Lượng mưa trung bình năm

17,0 (10,4÷23,6)

2

Lượng mưa trung bình mùa Đông

9,1 (1,5÷17,2)

3

Lượng mưa trung bình mùa Xuân

-0,3 (-6,4÷5,7)

4

Lượng mưa trung bình mùa Hè

2,0 (-11,4÷15,3)

5

Lượng mưa trung bình mùa Thu

24,7 (12,8÷36,1)

(Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2016 [7])

*Dự báo chỉ số SPI trong thời gian canh tác vụ Hè Thu:

Kết quả tính toán chỉ số hạn SPI trong vụ Hè Thu đến năm 2035 tại các trạm trên địa bàn huyện Quảng Điền cho thấy, chỉ số SPI tại tháng 6 và tháng 7 tại các trạm ở mức hạn nặng; tại tháng 5 phần lớn giá trị SPI ở mức hạn nhẹ; hỉ số SPI tại tháng 6 và tháng 8 tại các trạm đều ở mức gần chuẩn (-0.99 đến 0.99) theo bảng phân cấp SPI. Tháng 5 chỉ số SPI ở mức tương đối khô (-1.05) ở các trạm Kim Long, TRMM1, TRMM4 và TRMM8, các trạm còn lại ở mức gần chuẩn. Riêng tháng 8, chỉ số SPI ở các trạm đều ở mức gần chuẩn, kết quả thể hiện ở hình 3.23.


Hình 3 22 Dự báo chỉ số SPI vụ Hè Thu năm 2035 huyện Quảng Điền Như vậy 2

Hình 3.22. Dự báo chỉ số SPI vụ Hè Thu năm 2035 huyện Quảng Điền

Như vậy, theo kết quả chạy SPI bằng công cụ SPIGenerator kết hợp với thông tin điều tra tại Phòng NN&PTNN thì trong thời gian canh tác vụ Hè Thu, tháng hạn nhất từ tháng 6 đến tháng 7 và dự báo đến năm 2035, diện tích đất canh tác trong vụ

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí