Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội

* Vùng đất ruộng chiêm trũng ven phá:

Phân bổ ở các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành và Thị trấn Sịa). Hầu hết loại đất này đã được đầu tư cải tạo để đưa vào sản xuất nông nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao. Vì thế có một số ít diện tích đã đưa vào để nuôi cá, tôm và cua bán thâm canh.

Đất đai của huyện được hình thành gồm 3 nhóm: đất cát, đất biến đổi do trồng lúa và đất được bồi hàng năm. Phân tích từng loại đất thể hiện như sau:

* Nhóm đất cát: Được hình thành ven biển và các cửa sông. Do hoạt động của biển và sông đã tạo thành những dòng chảy mạnh, các hạt lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc điểm nhóm đất này là sự phân hóa phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc, hạt thô, khả năng giữ nước và độ phì kém. Trong nhóm này, diện tích phân bố ven phá Tam Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị nhất trong sản xuất nông nghiệp nhưng đất có thành phần cơ giới thô, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân) đều nghèo, kali tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu. Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước ngọt).

* Nhóm đất biến đổi do trồng lúa: Hình thành chủ yếu từ đất phù sa sản xuất, nhưng do được sử dụng vào mục đích trồng lúa nước trong khoảng thời gian dài nên đất biến đổi và có các tính chất riêng, nhìn chung có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá cao và thường xuyên được bổ sung từ đất phù sa của sông và từ sản xuất nông nghiệp.

* Nhóm đất phù sa: Được hình thành do sự bồi tụ của các sông, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các loại cây màu, rau, đậu thực phẩm... phân bố chủ yếu ở các xã: Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Vinh và thị trấn Sịa. Nhìn chung các loại đất trên nếu có các giải pháp đồng bộ (xây dựng đồng ruộng, cải tạo và có cơ cấu cây trồng chế độ canh tác hợp lý...) có thể đưa vào sản xuất các loại cây trồng tương đối có hiệu quả như: lạc, đậu đỗ, mía, cây thực phẩm, những diện tích đảm bảo thủy lợi có thể canh tác lúa.

Tài nguyên nước: Tài nguyên nước trên địa bàn rất phong phú, nguồn nước mặt hiện có sông, khe, hói, biển và đầm phá rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mặt nước đầm phá trên địa bàn huyện cũng tương đối thuận lợi cho việc tổ chức nuôi trồng thủy sản. Về độ sâu, ở nhiều khu vực cách bờ 100 - 200 m độ sâu ở mức trên dưới 120 - 150 cm đủ điều kiện cho việc tổ chức đắp bờ bao, xây dựng ô nuôi tôm.

Chất đáy trong vùng là bùn cát, cát bùn hoặc cát sét. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối cao (hàm lượng oxy hòa tan 6,5 ml/l, muối phốt phát 10 - 12 mg/l, muối Sile 760 - 765 mg/m3) là cơ sở thức ăn cho các loại thực vật phù du phát triển. Về nguồn nước ngầm qua điều tra được đánh giá là nơi có nguồn nước tương đối phong phú, có

đều quanh năm và phân bố trên diện rộng là nguồn nước cung cấp cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt chủ yếu của người dân, mực nước sâu từ 1- 4 m. Tuy nhiên, ngoài các xã vùng cát, các xã còn lại nguồn nước ngầm có chất lượng nước kém phần lớn bị chua, phèn, nhiễm mặn và các chất thải từ khu dân cư, từ chăn nuôi và các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp nên không thể dùng lâu dài cho sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay, toàn bộ các xã, thị trấn đã sử dụng nước sạch từ nhà máy nước Huế và Tứ Hạ.

Tài nguyên biển và đầm phá: huyện Quảng Điền có 12 km chiều dài bãi ngang, biển Quảng Điền sạch, đẹp, còn nguyên sơ; có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ, nhiều chủng loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Khu vực phá Tam Giang được đánh giá là vùng sinh thái có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với hệ thống mặt nước yên tĩnh, trong xanh, nơi di trú của nhiều loài cá, tôm, cua,…

Nếu có chính sách đầu tư thích đáng để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản bền vững và phát triển du lịch hợp lý thì tài nguyên biển và đầm phá Tam Giang sẽ là một lợi thế lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Nền kinh tế của huyện Quảng Điền có 3 nhóm ngành chủ yếu là ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, ngành công nghiệp - xây dựng, ngành dịch vụ. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,01% lên 25,48%; dịch vụ giảm từ 47,17% xuống 27,08%; nông - ngư nghiệp giảm từ 49,82% xuống còn 47,44% [54].

* Nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản

Sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản toàn huyện có chuyển biến tích cực về trình độ tổ chức sản xuất, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm. Giá trị sản xuất cho thấy từ năm 2015 đến năm 2019 tăng lên 311.348 triệu đồng, tăng 18% so với năm 2015. Trong đó năm 2019, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 1%, lâm nghiệp tăng 8%, thuỷ sản tăng 13,3% so với năm 2018 [54].

Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp huyện Quảng Điền phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định tập trung vào 2 lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn nuôi, cụ thể như sau:

- Về trồng trọt: Từng bước đẩy mạnh sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao, quy hoạch và tổ

chức lại sản xuất nông nghiệp, đã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông và xây dựng nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, có hiệu quả làm cơ sở để ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng năm 2019 là 8.260,9 ha, tăng 56,8 ha so với năm 2018. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt 49.563,7 tấn, giảm 2.280,6 tấn; trong đó, sản lượng lúa đạt 49.371,7 tấn, giảm 2.218,6 tấn; năng suất lúa đạt 60,1 tạ/ha, giảm 3,2 tạ/ha. Sản lượng lúa qua các năm tăng giảm thất thường, mặc dù người nông dân và chính quyên địa phương đã tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, đặc biệt đưa giống lúa xác nhận vào gieo cấy 100% diện tích, tổ chức thử nghiệm một số giống lúa mới, ứng dụng một số công nghệ vi sinh vật vào sản xuất, từng bước hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá như vùng chuyên canh cây thực phẩm ở các xã ven sông Bồ với quy mô 268 ha, vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày ở các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Phú, Quảng Vinh với quy mô 869,5 ha, vùng sản xuất gạo chất lượng cao 554,2ha. Cơ giới hoá trong nông nghiệp được tăng cường, góp phần đẩy nhanh tiến độ các khâu trong sản xuất, đến nay toàn huyện đã có 94 máy cày lớn (tăng 23 chiếc), 445 máy cày nhỏ, 33 máy gặt đập liên hợp (tăng 15 chiếc), 159 máy gặt rãi hàng. Đến nay ngành trồng trọt đã cơ giới hoá 100% khâu làm đất, 70% khâu thu hoạch, 60% khâu vận chuyển, gần 65% diện tích được chủ động tưới tiêu [54].

- Chăn nuôi: Chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm năm nay đang gặp khó khăn do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh tại một số địa phương trên cả nước, đặc biệt là dịch tai xanh ở lợn và dịch cúm gia cầm, đã làm cho giá cả giảm mạnh nên ngành chăn nuôi trên địa bàn toàn huyện cũng bị ảnh hưởng lớn. Tổng đàn vật nuôi có giảm so với cùng kỳ năm trước; chất lượng đàn vật nuôi, nhất là đàn lợn nái được cải thiện đáng kể; cụ thể tổng đàn gia súc của huyện tại thời điểm 01/4/2019 như sau: Đàn lợn 23.909 con giảm 1.826 con so với cùng thời điểm năm 2014; đàn trâu 1.881 con tăng 9 con; đàn bò 1.811con tăng 231con, đàn gia cầm 3.204 giảm 538 con. Người dân đã triển khai thực hiện khá tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật, việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch lưu thông mua bán động vật và sản phẩm động vật nên từ đầu năm đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm không xảy ra trên địa bàn. Công tác phòng chống đói rét, đỗ ngã đã được các cấp, các ngành và người chăn nuôi quan tâm thực hiện tốt nên không có gia súc, gia cầm chết do đói, rét trong các đợt rét đậm kéo dài đầu năm [54].

Thuỷ sản

- Khai thác thuỷ sản: đã chú ý kết hợp khai thác với nuôi trồng trong quá trình phát triển. Trong đó duy trì quy mô khai thác gắn hoạt động khai thác với nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nhất là vùng đầm phá. Hoàn thành triển khai kế hoạch giải tỏa, sắp xếp lại nò sáo trên phá Tam Giang. Đang lập thủ tục để thực hiện thí điểm việc giao

quyền khai thác mặt nước phá Tam Giang cho các chi hội nghề cá ở xã Quảng Lợi. Đồng thời, đã đưa vào hoạt động khu bảo vệ thủy sản Vũng Mệ, xã Quảng Lợi. Sản lượng khai thác ước đạt 4076,3 tấn, tăng 5,2% [54].

- Nuôi trồng thuỷ sản: Ổn định quy mô nuôi trồng thuỷ sản nước lợ với diện tích 650 ha; đã tập trung từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi như tổ chức qui hoạch chi tiết, xử lý môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng theo qui hoạch, khơi thông thuỷ đạo và nhất là đẩy mạnh chuyển đổi phương thức và đối tượng nuôi, phát triển theo hướng đa canh, luân canh, xen canh, nuôi đối tượng mới với diện tích trên 80%. Chỉ đạo triển khai vụ nuôi trồng thủy sản năm 2019 đảm bảo khung lịch thời vụ và quy trình kỹ thuật. Đến nay, diện tích nước lợ đã thả nuôi là 588,65 ha, đạt 92,6% diện tích (trong đó nuôi xen ghép 553,3 ha, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát 4,36 ha; nuôi cá chẽm 10 ha). Đồng thời, đã thả nuôi 94,7 ha ao hồ nước ngọt, đạt 83,2%; thả nuôi 892 lồng cá, đạt 93,7% kế hoạch, trong đó có 458 lồng trên sông, 434 lồng trên phá Tam Giang; thả nuôi 3,65 ha cá lúa. Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh nuôi trồng thủy sản nước lợ diễn biến khá phức tạp [54].

Lâm nghiệp

Công tác trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng có nhiều cố gắng, đã đẩy mạnh phát triển đai rừng phòng hộ gắn liền với tổ chức sản xuất kinh tế trang trại vùng cát nội đồng, ven biển. Đã trồng mới 511,3 ha rừng tập trung và 45.000 cây phân tán/kế hoạch

100.000 cây để khai thác tối đa quỹ đất trong vùng nội đồng, làng mạc và nơi công cộng nâng tổng diện tích rừng lên 2.240,9 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 17,2% năm 2005 lên 25% [54].

b.Thực trạng phát triển Dân số- Lao động -Việc làm

Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2019 của huyện Quảng Điền thì dân số trung bình của huyện khoảng 86.792 người. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc kinh, trong đó xã Quảng Vinh có 9.789 người chiếm 11,3% và xã Quảng Công có 5.078 người chiếm 5,9% so với dân số toàn huyện. Mật độ dân số trung bình 532 người/km2, hầu hết phân bố dọc các tuyến đường giao thông và hạ lưu các con sông theo tụ điểm làng xóm, trung tâm huyện, xã….[54].

Lao động - Việc làm

Quảng Điền là một huyện có nguồn lao động dồi dào, tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện là 40.000 người, trong đó lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là chủ yếu chiếm 46% tổng số lao động của huyện, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là thấp nhất chỉ chiếm 20%. Điều này cho thấy quá trình công nghiệp hoá của huyện diễn ra còn chậm [54].

3.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

a. Thuận lợi

- Là huyện nằm ở phía Bắc lưu vực sông Bồ và phía Tây phá Tam giang nên giao thông rất tiện lợi. Hầu hết các xã đều có đường ô tô đi lại. Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hoá, trao đổi hàng hoá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm tiêu thụ công nghiệp.

- Đất đai rộng lớn diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nên có nhiều tiềm năng lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng khu đô thị, khu công nghiệp tập trung và khu du lịch sinh thái.

- Vùng đầm phá Tam Giang có thế mạnh về phát triển và khai thác thủy sản không chỉ thể hiện về mặt số lượng mà còn là nguồn cung cấp các giống loài có giá trị cao, quý hiếm, phong phú về chủng loại thuộc các loài về tôm, cua và các loài cá có giá trị cao. Chính hệ thống đầm phá này đã đem lại cho Quảng Điền nhiều thế mạnh phong phú về thuỷ sản của tỉnh.

- Quảng Điền là một huyện có quy mô dân số lớn, lao động dồi dào tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành nghề sản xuất của huyện.

- Hệ thống các trục đường giao thông phát triển với các trục đường chính liên huyện, liên tỉnh chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, trao đổi hàng hoá cũng như thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất.

- Cơ cấu kinh tế phù hợp, đa dạng và ngày một phát triển theo chiều tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, từng bước công nghiệp hoá trên địa bàn huyện.

- Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư trong những năm gần đây tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như văn hoá, giáo dục của huyện.

b. Khó khăn

- Đất đai đa phần là đất cát trắng, nghèo dinh dưỡng và đất chua phèn, úng ngập về mùa mưa, khô hạn về mùa nắng gây nên những khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân.

- Thời tiết biến đổi bất thường làm ảnh hưởng việc sử dụng đất và sinh kế của người dân.

- Địa hình dốc cộng với khí hậu khắc nghiệt mùa khô thì cạn kiệt còn mùa mưa thì ngập úng gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân địa phương nhất là việc khai thác và sử dụng đất đai trong sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Quy mô lực lượng sản xuất của các ngành công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp.

- Công tác khuyến nông của huyện vẫn còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân về việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Việc quản lý và sử dụng đất còn chưa được hợp lý, đất đai bị bỏ phí nhiều do sự đầu tư chưa đồng bộ và thiếu sự chính.

3.1.2. Tình hình thiệt hại do thiên tai ở huyện Quảng Điền

3.1.2.1. Các hiện tượng thời tiết cực đoan ở địa bàn nghiên cứu

Theo kết qủa thảo luận nhóm tại địa bàn nghiên cứu, do đặc điểm địa hình của huyện khá đa dạng bao gồm chủ yếu các vùng cát ven biển, thấp trũng nên ở khu vực nghiên cứu đều xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, rét, ngập lụt, nhiễm mặn, ngọt hóa. Tần suất, cường độ và tính thất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan được tổng hợp từ điều tra thảo luận nhóm với cán bộ địa phương và các nông hộ thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình các hiện tượng thời tiết cực đoan tại huyện Quảng Điền



Các hiện tượng khí hậu cực đoan

Tần suất

Cường độ

Tính thất thường

10

năm qua


3-5 năm qua


10 năm qua


3-5 năm qua


10 năm qua


3-5 năm qua

Ngập lụt

+++++

+++

++++

+++++

Thường xuyên

Thất thường

Hạn hán

+++

+++++

+++

+++++

Thất thường

Thất thường


Rét


+++


++


++


+++


Thường xuyên

Thường xuyên

Nhiễm mặn


+++


++


+++


++


Thất thường


Thất thường

Ngọt hoá

+

++

++

++

Thất thường

Thất thường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh biến đổi khí hậu - 14

(Nguồn: Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra 2019, chú thích: +++++ là mức độ cao nhất sau đó các dấu cộng giảm dần theo mức độ)

Qua bảng 3.1 cho thấy, tình hình hạn hán ở khu vực nghiên cứu trong 10 năm qua diễn ra thất thường, với tần suất và cường độ mạnh. Tuy nhiên, trong 3- 5 năm trở lại đây hạn hán có xu hướng giảm về tần suất xuất hiện nhưng cường độ của nó lại tăng cao và thất thường không đoán trước được. Hạn thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, kèm theo đó, từ tháng 3 đến tháng 7, triều cường dâng cao gây ngập mặn và nhiễm mặn trong đất cũng như làm tăng độ mặn của nước. Tương tự đối với rét, người

dân cho rằng những năm trở lại đây, rét tăng về cả tần suất và cường độ, số trận rét đậm, rét hại xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, các đợt rét diễn ra rất thất thường không thể dự báo và lường trước được. Vì thế, gây ảnh hưởng rất lớn cho hoạt động sản xuất của người dân. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các trận lụt lớn đã làm cho môi trường đầm phá bị ngọt hóa vào mùa mưa lũ. Những năm trở lại đây, ngọt hóa có xu hướng tăng dần về tần suất suất hiện nhưng không có dấu hiệu gia tăng về cường độ. Tuy nhiên, cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, Quảng Điền là huyện vùng thấp trũng nên ngập lụt cũng diễn ra thường xuyên, so với 10 năm qua thì 3- 5 năm trở lại đây, ngập lụt có xu hướng tăng về cả tần suất lẫn cường độ nhưng có năm lụt xuất hiện thất thường, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân.

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy rằng: trong tất cả các hiện tượng thời tiết cực đoan kể trên thì ngập lụt được xem là tác động lớn nhất đến sản xuất nông nghiệp của người dân ở huyện Quảng Điền. Xếp vị trí tiếp theo là hạn hán, cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trong vùng. Nhiễm mặn, rét và ngọt hóa là các yếu tố tiếp theo. Để tìm hiểu sâu những ảnh hưởng và các giải pháp thích ứng, luận án này chỉ tập trung vào hai hiện tượng thời tiết cực đoan chính là ngập lụt và hạn hán.

3.1.2.2. Tình hình thiệt hại do ngập lụt ở huyện Quảng Điền

Do vị trí địa lý và địa hình của huyện nằm trong vùng trũng thấp có 8 xã là Quảng Công, Quảng Ngạn, Thị trấn Sịa, Quảng An, Quảng Vinh, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ. Do đó, vào mùa mưa các xã chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra những đợt mưa kéo dài, lượng mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng làm thiệt hại lớn đến hiệu quả sản xuất, giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích, gây thiệt hại lớn đến nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, thiệt hại đến các công trình phục vụ cho sản xuất, hệ thống đường giao thông, đê, kè, làm sạt lỡ bờ sông, bờ biển gây mất đất sản xuất, nhiễm mặn vùng đất cát ven biển. Ngoài ra, tại Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng còn chịu ảnh hưởng của những trận lũ Tiểu Mãn gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất của vụ Đông – Xuân (bao gồm cả trồng lúa và cây hằng năm khác). Tuy nhiên, lũ lụt cũng đem lại một số mặt tích cực trong sản xuất nông nghiệp như bù đắp thổ nhưỡng làm tăng đồ phì nhiêu của đất, xử lý được vệ sinh đồng ruộng như làm sạch các ổ sâu bệnh hại, phế phẩm nông nghiệp, hủy diệt môi trường sinh trưởng của chuột, bù được nước cho những vùng khô hạn, hồ đập thủy điện, thủy nông.Tình hình mưa lũ trong các năm trở lại đây trên địa bàn huyện Quảng Điền diễn ra ngày càng phức tạp, thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình ngập lụt ở huyện Quảng Điền


Năm

Đợt ngập lụt

Thiệt hại


2011

+ Đợt mưa lụt tháng 8/2011.

+ Đợt lụt do ảnh hưởng của bão số 6, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10/2011, có gió cấp 8-9, giật trên cấp 9.

Cho toàn bộ diện tích lúa Hè Thu chưa gặt trên địa bàn Huyện bị ngập, một số vùng ngập rất nặng do mưa ở vùng cao tập trung xuống và một số vùng bị vỡ đê và tràn đê. Ngập sâu trên 1,7m.


2012

Đợt lũ lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và bão số 5. Đặc biệt, từ ngày 13/10 - 16/11/2012 mưa lớn kết hợp với triều cường đã gây ra liên tiếp 4 đợt lũ lớn trên báo động III.


Các xã, thị trấn đều bị ngập sâu từ 0,5 đến 2,2 m và kéo dài nhiều ngày.


2014


Đợt lụt sớm tháng 9/2014, chịu ảnh hưởng của bão số 9 .

Mưa bão, lũ lụt xảy ra liên tiếp kéo dài trong nhiều ngày, kết hợp triều cường nên đã gây lụt lớn, phạm vi diện rộng trên địa bàn toàn huyện


2015


Lũ lụt xuất hiện khá sớm so với các năm trước, chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão là số 4 và số 6.

Có 4 đợt lũ xấp xỉ và trên báo động II, trong đó có 1 đợt lũ trên báo động III, đỉnh lũ tại sông Hương là 4,22m trên báo động III là 0,72m (theo mức báo động mới).


2017


+ Đợt lụt tháng 10/2017

+ Đợt lụt tháng 11/2017

Thiên tai mưa lũ trong tháng 10 và 11 năm 2017 đã gây thiệt hại nặng nề không chỉ về người mà còn còn làm thiệt hại toàn bộ các diện tích hoa màu vùng thấp trũng và hạ tầng cơ sở ở nông thôn. Do ngập nước dài ngày, hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng vùng thấp trũng bị hư hại, gần 130 trạm bơm tiêu úng bị hư hỏng. Mưa lũ đã gây ngập hơn 2.500ha diện tích nuôi trồng thủy sản và hàng trăm lồng bè nuôi cá trên sông bị trôi, phá hỏng... ước tính thiệt hại hơn 1 nghìn tấn thủy sản các loại. Hơn 25ha lúa tại thị trấn Sịa, các xã Quảng Phước, Quảng An bị ngập úng, giống mới gieo hỏng hoàn toàn.

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí