Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Ngập Lụt Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

TNMT thực hiện năm 2014. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chủ yếu thông qua điều tra thực tế, sử dụng modul 3D Analyst của phần mềm ArcView 3.2 tiến hành mô phỏng bản đồ số hóa độ cao (DEM) từ nguồn bản đồ địa hình, nội suy cao độ của các đường mức dự báo tưng ứng với các kịch bản khác nhau. Kết quả nghiên cứu của dự án đã nêu một số vân đề liên quan đến BĐKH, biến động diện tích, cơ cấu đất đai, dự báo biến động sử dụng đất và giải pháp ứng phó tác động của BĐKH trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu dự án thực hiện trên 3 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, chưa đi sâu vào nghiên cứu cho từng loại hình cụ thể của đất nông nghiệp [38].

Nghiên cứu của Hùynh Thị Thu Hương (2016) với đề tài: “Sử dụng ảnh viễn thám MODIS theo dõi ảnh hưởng của khô hạn và ngập lũ đến cơ cấu mùa vụ lúa dưới tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long” Đề tài sử dụng ảnh MODIS đánh giá tình hình hạn hán và ngập lụt của ĐBSCL đến hiện trạng cơ cấu mùa vụ lúa ở ĐBSCL. Và đưa ra kết quả đề xuất mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể ở ĐBSCL và giải pháp giám sát nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất lúa do tác động của khô hạn và ngập lũ ở ĐBSCL [21].

Tác giả Mai Mạnh Nguyên (2016) đã nghiên cứu về biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong bối cảnh của biến đổi khí hậu. Kết quả của nghiên cứu này tác giả đã cho thấy biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở đây là do khô hạn và ngập úng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đánh giá hiện trạng và dự tính được biến động cơ cấu diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn, ngập úng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vào các năm 2020, 2030 và 2050 bằng phần mềm AcrGIS [33].

1.3.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngập lụt ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Tác giả Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (2008) thuộc trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình lũ quét ở lưu vực sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng tránh”. Kết quả đã cho thấy lũ quét là một tai biến địa chất - thủy văn, có sức tàn phá lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Đã có một vài công trình nghiên cứu về lũ quét, nhưng việc dự báo lũ quét cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây đã thống kê được 48 trận lũ quét, trong đó lưu vực sông Hương có 26 điểm xảy ra lũ quét, gây ra những thiệt hại rất lớn. Bài viết nhằm phân tích nguyên nhân, động lực, từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh lũ quét trên lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế [46].

Ngoài ra năm 2009, tác giả Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Đăng Độ tiếp tục nghiên cứu về “Phân tích những tác động của nhân tố địa chất - địa mạo đến sự hình thành lũ lụt trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế”, cho thấy đặc điểm sông ngòi, chế độ thủy văn và khả năng tập trung nước của một khu vực

phụ thuộc một phần quan trọng vào đặc điểm địa chất, trong đó nghiên cứu cấu trúc địa chất, đặc điểm kiến tạo, thành phần thạch học của các lưu vực sông sẽ góp phần tích cực vào việc xác định nguyên nhân lũ lụt vùng nghiên cứu. Bài viết bước đầu trình bày sơ lược về những tác động của nhân tố địa chất - địa mạo đến sự hình thành lũ lụt trên lưu vực sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế [47].

Nhóm nghiên cứu của Phạm Thị Trang và công sự (2013) đã thực hiện đề tài về “Nghiên cứu các tai biến tự nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phòng tránh”. Trong công trình nghiên cứu có chỉ ra, lũ quét là một trong những tai biến thiên nhiên thường xảy ra ở huyện Nam Đông, gây thiệt hại nặng nề về mặt dân sinh, kinh tế và cũng là một trong những trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ở Nam Đông, lũ quét thường xảy ra ở đèo La Hy, nơi có độ dốc lớn và các khu vực trượt lở ven sông suối như các xã Hương Phú, Hương Sơn, Hương Hòa, Thượng Long... Một số loại hình lũ quét chủ yếu thường xảy ra trên địa bàn huyện Nam Đông như: lũ quét nghẽn dòng, lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá, lũ quét hỗn hợp. Nghiên cứu cũng chỉ ra lượng mưa bình quân năm tại Thừa Thiên Huế trong trường hợp mô phỏng tốt nhất có thể tăng khoảng 7%, nhưng trong mùa khô có thể giảm từ 10 - 15% (từ tháng 2 đến tháng 5). Ngược lại, trong mùa mưa tăng từ 10 - 24% (từ tháng 9 đến 11). Lượng mưa vào tháng đầu mùa mưa (tháng 8) tăng ít nhất (2,5 - 3%). Mùa mưa sẽ kéo dài hơn. Lượng mưa lớn và mùa mưa kéo dài hơn sẽ làm cho tần suất lũ quét sẽ tăng lên trong những năm tới ở huyện Nam Đông. Đặc biệt, hiện tượng tàn phá lớp phủ thực vật và nhân tố khí tượng khí hậu (lượng mưa, các thời tiết đặc biệt) chi phối lớn đến nguy cơ xảy ra lũ quét trong thời gian tới ở địa bàn huyện [48].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn (2014) về “Đánh giá vai trò của các hình thế thời tiết gây mưa lũ ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế - giai đoạn 1976 – 2013” cho thấy Thông qua việc sử dụng chuỗi số liệu mưa và số liệu về mực nước lũ trên sông Hương của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế và Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, ta thấy trong 99 trận lũ của 33 năm (1981 -2013) xảy ra trên lưu vực sông Hương có 8 loại hình thế chủ yếu và 5 hình thế phụ (hoặc đơn thuần hoặc kết hợp) được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa lũ. Các hình thế gây lũ tập trung chủ yếu vào tháng X và tháng XI, chiếm 76,7% số trận lũ của các tháng còn lại. Đặc biệt vào cuối tháng XI đầu tháng XII, do có sự hoạt động tăng cường của không khí lạnh, các trận mưa đặc biệt lớn thường xảy ra với cường độ cao làm cho khả năng điều tiết nước của sông trở nên kém và ngập lụt trên lưu vực xảy ra nghiêm trọng hơn [37].

1.3.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hạn hán

1.3.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hạn hán trên Thế giới

Trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hạn hán, nhưng do tính phức tạp của hiện tượng này, đến nay vẫn chưa có một phương pháp chung cho các nghiên cứu

về hạn hán. Để đánh giá hạn hán, các tác giả thường sử dụng yếu tố nhiệt độ và giáng thủy. Giáng thủy là một đại lượng rất quan trọng vì sự biến đổi của những hình thế giáng thủy có thể dẫn đến ngập lụthoặc hạn hán ở những vùng khác nhau. Chính vì vậy, thông tin về sự biến đổi giáng thủy theo không gian cũng như theo thời gian là không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.

Nhóm tác giả Potop V. và Soukup J. (2008) đã kết hợp các chỉ số SPI, CHT, Si, P để xác định hạn hán ở Moldova, kết quả cho thấy chỉ số SPI cho phép xác định các điều kiện hạn hán tại các quy mô thời gian khác nhau và cảnh báo các loại hạn hán khác nhau, chỉ số Si rất hữu ích trong việc xác định các đợt hạn theo tháng, chỉ số CHT để đánh giá phân bố hạn theo không gian; chỉ số Si và P để xác định cường độ hạn hán. Mỗi chỉ số có một ưu điểm riêng và việc sử dụng từng chỉ số riêng lẻ thì không đủ để nhận định về hạn nên tác giả đã kết hợp các chỉ số vời nhau và tính tỉ lệ phần trăm độ nhạy cho mỗi chỉ số để xác định hạn theo mùa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, SPI là chỉ số tốt nhất trong việc xác định hạn nhẹ và hạn vừa cho tất cả các mùa.

Gần đây, nghiên cứu của Liu Lu và cộng sự (2011) đã phân tích và dự tính hạn ở lưu vực sông Arkansas, tác giả sử dụng chỉ số SPI và PDSI để xem xét hạn hán trong quá khứ và dự tính hạn hán trong tương lai cho lưu vực sông Arkanasas trên cơ sở số liệu quan trắc thời kỳ 1900 - 2009 và số liệu mô phỏng từ các mô hình khí hậu toàn cầu. Kết quả cho thấy các đợt hạn diễn ra trong quá khứ khá phù hợp với thực tế đã xảy ra. Khi dự tính hạn trong tương lai từ chỉ số PDSi cho thấy hạn nặng sẽ xuất hiện ở vùng phía Tây của lưu vực sông Arkansas [110].

Khi đánh giá xu hướng hạn khí hậu tại Iran, Asadi Zarch M. A. và cs. (2011) đã sử dụng chỉ số SPI để xác định điều kiện khô hạn với các khoảng thời gian khác nhau (3, 6, 9, 12 và 18 tháng) [68]. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 30 năm qua khô hạn xảy ra ở hầu hết các khu vực của Iran, đặc biệt là các khu vực phía Đông Nam, Tây và Tây Nam của Iran. Mặc dù kết quả không thể hiện rõ xu thế khô hạn gia tăng ở một số khu vực như phía Bắc và Đông Bắc, song đã chỉ ra được mức độ của hạn hán trở nên nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu của Gadiwala M. S. và cộng sự (2013) về các đợt hạn nghiêm trọng kéo dài ở khu vực Sindl, Pakistan thông qua chỉ số hạn SPI đã đưa ra khuyến nghị đối với các nhà nông học sử dụng SPI để đánh giá hạn hán cho các quy mô thời gian là 3, 6, 12 tháng và khuyến nghị các nhà quản lý tài nguyên nước sử dụng chỉ số SPI để tính toán, lập kế hoạch quản lý, phân bố nguồn nước cho các quy mô thời gian là 24, 36, 48 tháng [86].

Nghiên cứu hạn dựa trên bộ số liệu mưa và nhiệt độ tháng quan trắc với bước lưới 0,5 độ trên toàn lãnh thổ Châu Âu 35o-70oN và 35oE-10oW, Jason E. S. và cs (2013)

[100] đã chỉ ra rằng tần suất hạn hán cao hơn xảy ra ở lục địa Châu Âu, thấp hơn ở bờ biển phía đông bắc Châu Âu, bờ biển Địa Trung Hải, thời gian hạn kéo dài nhất thì xảy ra ở Italya, đông bắc Pháp, đông bắc Nga. Một trong những nghiên cứu điển hình về sự phân bố theo không gian và thời gian của ngày bắt đầu hạn, thời gian kéo dài và cường

độ hạn ở một số nước Châu Âu như Cộng hòa Séc. Các tác giả đã kết hợp các chỉ số hạn với nhau để phân tích những biến động của hạn hán theo tháng, mùa, năm, nếu tất cả các chỉ số cùng cho kết quả là hạn thì năm đó, mùa đó xảy ra hạn [124].

Nghiên cứu của Onyango OA (2014) về các đặc tính hạn hán theo mùa ở khu vực Đông Bắc Kenya trong giai đoạn 1960 - 2008 thông qua chỉ số SPI đã chỉ ra rằng các đợt hạn nhẹ và hạn vừa thường xuyên xuất hiện có tính chu kỳ 2 - 3 năm, 4,5 -6,5 năm và 8 -12 năm [122]. Nghiên cứu về hạn hán trong giai đoạn 1971 - 2005 tại bang Rajasthan, Ấn Độ khi sử dụng chỉ số SPI cho thấy, các đợt hạn nhẹ xuất hiện thường xuyên hơn các đợt hạn vừa và hạn nặng. Tuy nhiên, xu hướng hạn nặng lại tăng lên ở những đợt hạn kéo dài [135].

Nghiên cứu của Yoshi Wada và Niko Wanders (2015) [162] đã phân tích ưu điểm, nhược điểm của 18 chỉ số hạn hán bao gồm cả chỉ số hạn khí tượng, chỉ số hạn thủy văn, chỉ số độ ẩm, rồi lựa chọn ra các chỉ số thích hợp để áp dụng phân tích các đặc trưng của hạn hán trong năm vùng khí hậu khác nhau trên toàn cầu: vùng xích đạo, vùng khô hạn cực, vùng nhiệt độ ấm, vùng tuyết, vùng địa cực.

Tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, số ngày ẩm ướt (ngày có giáng thủy trên 1mm) có xu thế giảm ở hầu hết các nước này, trong khi đó cường độ giáng thủy trung bình của những ngày ẩm ướt lại có xu thế tăng lên. Mưa lớn tăng lên ở phía nam Việt Nam, phía bắc Myanma và ở đảo Visayas và Luzon của Philipin trong khi đó lại giảm ở phía bắc Việt Nam. Số ngày khô liên tiếp cực đại năm có xu thế giảm ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi giáng thủy trong thời kỳ gió mùa mùa đông. Sự giảm hiện tượng mưa trong thời kỳ mùa khô cũng được tìm thấy ở Myanma.

1.3.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hạn hán ở Việt Nam

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hạn hán cũng đã được tiến hành đến từng vùng khí hậu, tỉnh, địa phương.

Đào Xuân Học đã thực hiện đề tài Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh duyên hải miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận” do - Trường Đại học Thuỷ lợi làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 1999 - 2001. Kết quả của đề tài đã đánh giá tình hình hạn hán và ảnh hưởng của hạn hán tới 7 vùng kinh tế của Việt Nam, phân tích xác định nguyên nhân gây ra hạn hán, phân loại và phân cấp hạn. Dựa trên các nguyên nhân gây hạn hán, đề tài đã đưa ra các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ hạn hán [13].

Tác giả Nguyễn Quang Kim (2005) đã nghiên cứu hiện trạng hạn hán, thiết lập cơ sở khoa học cho quy trình dự báo hạn, cơ sở dữ liệu khu vực nghiên cứu để lập trình các phần mềm tính toán chỉ số hạn và phần mềm dự báo hạn khí tượng và thủy văn trong đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”, mã số KC.08.22 [23].

Tác giả Lê Trung Tuân (2009), Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước, với chủ đề“Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công

nghệ phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung”. Đề tài được thực hiện từ năm 2007 - 2009 với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng các giải pháp phòng chống hạn cho các tỉnh miền Trung [50].

Tác giả Nguyễn Lập Dân (2010) đã thực hiện đề tài khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước với chủ đề:“Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: nghiên cứu điển hình cho đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ”. Kết quả của đề tài đã xây dựng hệ thống quản lý hạn hán vùng đồng bằng sông Hồng và hệ thống quản lý sa mạc hoá vùng Nam Trung Bộ và đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể quản lý hạn quốc gia, phòng ngừa, ngăn chặn và phục hồi các vùng hoang mạc hóa, sa mạc hoá, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước góp phần ổn định sản xuất, phát triển bền vững kinh tế - xã hội [13].

Theo Vũ Thanh Hằng và cộng sự (2013), khi so sánh một vài chỉ số hạn hán để xác định các điều kiện hạn và điều kiện ẩm ở các vùng khí hậu Việt Nam, kết quả tính toán 4 chỉ số hạn (SPI, CZI, EDI và PN) cho thấy chỉ số SPI và chỉ số CZI có sự phù hợp tương đối lớn ở tất cả các vùng khí hậu của Việt Nam [15]. Nguyễn Văn Thắng và cs. (2014a) [41], Trương Đức Trí và cs. (2013) [45] đã sử dụng chỉ số khô hạn K để đánh giá các đặc trưng hạn hán ở khu vực Bắc Trung Bộ thời kỳ 1961 - 2010. Kết quả cho thấy, mức độ khô hạn ở Bắc Trung Bộ giảm theo chiều từ Bắc vào Nam ở đầu mùa hạn và ngược lại, tăng từ Băc vào Nam ở cuối mùa hạn. Trong năm 2013 Nguyễn Văn Thắng và cs. [41], đã sử dụng chỉ số hạn Palmer để nhận định diễn biến hạn vùng Đồng bằng Bắc Bộ và đã chỉ ra rằng chỉ số Palmer phát hiện được các đợt hạn, bao gồm thời gian bắt đầu, kết thúc, thời gian kéo dài đợt hạn và cường độ hạn. Trương Đức Trí và cs. (2013) [45] đã nghiên cứu về sự biến đổi của hạn hán khu vực Nam Trung Bộ thời kỳ 1961-2012, kết quả xác định các đợt hạn trong quá khứ cho thấy, số đợt hạn có xu hướng giảm trên đại bộ phận khu vực, song chủ yếu là giảm số đợt hạn nhẹ. Hạn nặng có xu thế tăng nhẹ trong khi đó hạn rất nặng có xu thế tăng mạnh, thể hiện rõ nét nhất ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Ngữ và cs. (2014) đã nghiên cứu rủi ro hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyên Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp chồng ghép bản đồ trong công nghệ GIS để mô phỏng hạn hán trên địa bàn huyên Đại Lộc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đã có khoảng 26% diện tích đất trồng lúa và cây hàng năm thường xuyên bị hạn hán [29].

Huỳnh Văn Chương và cs. (2015) [9], Trần Thị Phượng và cs. (2015) [34] đã nghiên cứu về hạn hán và ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất lúa vụ Hè Thu ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu đã sử dụng chỉ số SPI để nghiên cứu mức độ của hạn hán và mối tương quan của chỉ số hạn hán với năng suất lúa vụ Hè Thu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạn hán có mối tương quan khá chặt với năng suất lúa vụ Hè Thu ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

1.3.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hạn hán ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguyễn Hữu Ngữ và cs. (2015) đã sử dụng chỉ số chuẩn hóa giáng thủy - SPI để đánh giá hạn hán tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy khô hạn thường xảy ra ở vùng đồng bằng và ven biển nhiều hơn và mức độ nghiêm trọng hơn so với vùng đồi núi. Hạn hán nghiêm trọng trong vụ Hè Thu ở vùng nghiên cứu xảy ra vào các năm 1988, 1993, 1994, 2006 và 2014 [30].

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Khánh Linh và cs. (2017) về “Đánh giá tác động của hạn hán đến đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên chỉ số khô hạn trích xuất từ ảnh viễn thám”. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần diện tích mà hạn hán tác động lên đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm tại huyện Phong Điền với 4 mức độ là khá lớn. Trong đó vùng khô hạn nhẹ có diện tích là 1.539,66 ha, khô hạn trung bình là 8.250,57 ha phân bố chủ yếu ở các xã Phong Chương, Phong Bình, Phong Mỹ, Phong Sơn. Vùng khô hạn nặng có diện tích là 2.612,96 ha nằm ở các xã Phong An, Phong Thu, Phong Hiền, Phong Xuân, Phong, Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc. Vùng khô hạn rất nặng có diện tích 522,61 ha nằm ở các xã Phong Hiền, Phong Hòa, Điền Hòa [25].

Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lũ lụt và hạn hán, hoặc dưới dạng các đề tài, dự án trong nước và hợp tác quốc tế, hoặc dưới dạng các nhiệm vụ thường xuyên của một số cơ quan, tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể cho huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được thực hiện nhiều. Chính vì vậy, luận án này sẽ tập trung thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hạn, lũ lụt đến sử dụng đất nông nghiệp, xác định các loại đất nông nghiệp cụ thể bị ảnh hưởng nhiều của lũ lụt và hạn hán về mặt không gian và thời gian bằng ứng dụng công nghệ GIS, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của lũ lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức của những nhà khoa học với kiến thức của người dân địa phương và các cơ quan ban ngành liên quan.

CHƯƠNG II. NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình thiệt hại do thiên tai tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đánh giá ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với ngập lụt và hạn hán ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Để phục vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã tiến hành điều tra và thu thập những số liệu thứ cấp cần thiết tại địa bàn nghiên cứu. Thông tin thứ cấp được thu thập tại các cơ quan trong huyện như Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng UBND huyện, Phòng Thống kê huyện Quảng Điền. Các số liệu thu thập gồm:

- Các số liệu về lượng mưa, nhiệt độ, ảnh viễn thám được thu thập trong giai đoạn 2005 - 2019.

- Các số liệu về đất đai các năm 2015, 2019; Các số liệu về kinh tế-xã hội và các số liệu khác có liên quan đến Luận án được thu thập từ 2005 – 2019.

- Các loại bản đồ: Bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2015, 2019 của huyện và các tài liệu có liên quan để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

- Các số liệu liên quan đến Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016; tài liệu hướng dẫn về ứng phó với biến đổi khí hậu (SP–RCC) của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tài liệu hướng dẫn xác định và sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng, trung tâm nghiên cứu phát triển NLN miền núi năm 2014.

- Số liệu mưa mô phỏng bằng công nghệ viễn thám trong giai đoạn nghiên cứu của vệ tinh TRMM (Tropical Rainfall Measuring Mission) được tải về từ trang web: http://waterdata.dhigroup.com.

Bảng 2.1. Vị trí tọa độ của các trạm thủy văn và điểm đo mưa


Số TT

Tên trạm

Địa điểm

Tọa độ địa lý

Sông


1


Kim Long


Phường Đúc, TP Huế

16027’16,25’’

107033’53’’


Hương


2


Phú Ốc


Thị trấn Tứ Hạ, Hương Trà

16031’38,4’’

107028’28,7’’


Bồ


3


Khí tượng Huế


Thủy Bằng, Hương Thủy

16025’19,69’’

107034’41,99’’


Hương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh biến đổi khí hậu - 11


2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

2.3.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm

Nghiên cứu sinh đã tiến hành tổ chức 01 buổi thảo luận nhóm tập trung ở địa bàn nghiên cứu gồm thảo luận và phỏng vấn 18 cán bộ công chức phụ trách lĩnh vực Quản lý đất đai và Nông nghiệp tại huyện Quảng Điền (bao gồm: 03 cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện, 03 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, 03 cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, 05 cán bộ địa chính cấp xã và 04 cán bộ nông nghiệp xã) thông qua việc tổ chức buổi thảo luận nhóm.

Thời gian tiến hành điều tra, thực địa và tổ chức thảo luận nhóm tập trung với các bên liên quan vào ngày 18 tháng 03 năm 2019 tại địa phương, mục tiêu thảo luận nhóm nhằm thu thập những thông tin liên quan đến xu hướng biến động diện tích đất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến biến động diện tích đất nông nghiệp, thực trạng ngập lụt và hạn hán đã xảy ra trên địa bàn huyện, những ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp, lấy ý kiến về đề xuất các giải pháp sử dụng đất thích ứng với ngập lụt và hạn hán ở tại địa bàn nghiên cứu.

2.3.2.2. Phương pháp phỏng vấn hộ

- Chọn vùng điều tra hộ theo tiêu chí: các xã có diện tích đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều do ngập lụt và hạn hán gây ra (lấy từ các báo cáo tình hình thiệt hại thiên tai từ UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền).

- Chọn mẫu điều tra: chọn các hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn, các hộ gia đình thường xuyên chịu ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán, hộ gia đình có kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và các hộ gia đình có nhiều mô hình sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh còn tiến hành phỏng vấn các hộ sinh sống ở địa phương có hoạt động sản xuất nông nghiệp và có sự chuyển đổi đất nông nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2019. Theo đó, số mẫu điều tra được xác định theo công thức Slovin

[138] trong thống kê như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022