Đặc Điểm Điều Kinh Tế - Xã Hội


Các nhà khoa học trong nước đã có những nghiên cứu về thành phần hoạt chất và tác dụng sinh học của cây Lạc tiên:

Huỳnh Lời và Trần Hùng đã khảo sát thành phần hóa học của cây Lạc tiên. Tác giả đã tách chiết được vitexin và xylosyl vitexin từ những phần trên mặt đất của cây Lạc tiên (Huỳnh Lời và Trần Hùng, 2011) [10]. Bằng kỹ thuật HPLC-DAD, nhóm tác giả đã xác định được hàm lượng vitexin trong lá từ 0,15- 0,4%, trong hạt 0,005% (Huỳnh Lời và Trần Hùng, 2011) [9].

Năm 2014, Vũ Thị Hiệp và cộng sự đã đánh giá tác dụng an thần giải lo âu của cao chiết cồn Lạc tiên tây (Passiflora incarrnata L.) trên chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy Cao cồn Lạc tiên tây không thể hiện độc tính cấp ở liều 3,2 g/kg. Ở liều 150 mg/kg, cao Lạc tiên tây thể hiện tác dụng an thần giải lo âu trên mô hình hai ngăn sáng tối. Trên mô hình kéo dài thời gian ngủ của thiopental và chữ thập nâng cao, liều 300 mg/kg có tác dụng an thần, giải lo âu. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn cho thấy cao cồn Lạc tiên tây không làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb, AST, ALT (Vũ Thị Hiệp và Nguyễn Phương Dung, 2014) [6].

Nhóm tác giả Nguyễn Văn Đàn và cộng sự đã nghiên cứu độc tính và tác dụng an thần của cao bình vôi – Lạc tiên – lá sen – lá vông nem trên chuột nhắt trắng. Kết quả đã chỉ ra rằng cao chiết liều 1,97 g/kg không có tác dụng kéo dài thời gian gây ngủ của thiopental sau 30 phút sử dụng, chỉ thể hiện sau 60 phút sử dụng. Trong khi liều 3,94 g/kg khẳng định tác dụng sau 30 và 60 phút sử dụng. Sau 60 phút, cao chiết liều 3,94 g/kg hiệu quả gây ngủ tăng hơn gấp 1,9 lần so với Sen vông-R liều 40 mg/kg. Cả hai liều không thể hiện tác dụng giải lo âu tại thời điểm 30 và 60 phút sử dụng. Chưa xác định được LD50 và độc tính bán trường diễn trên chuột nhắt trắng (Nguyễn Văn Đàn, Phan Quan Chí Hiếu, 2014) [4].


Như vậy, cả kinh nghiệm dân gian và những nghiên cứu hiện đại đều đánh giá Lạc tiên là cây dược liệu có nhiều tác dụng quý, không độc đặc biệt có tác dụng an thần khi dùng riêng và dùng phối hợp với các dược liệu khác. Hiện nay, có nhiều công ty dược và sản xuất thực phẩm chức năng trong nước đã sản xuất các sản phẩm hỗ trợ an thần phòng ngừa mất ngủ từ cây dược liệu Lạc tiên. Nhưng nguồn nguyên liệu chủ yếu thu hái từ tự nhiên dẫn đến nguồn dược liệu này cạn kệt, không chủ động nguyên liệu trong sản xuất. Hiện nay mới chỉ có tập đoàn TH đầu tư hình thành vùng trồng dược liệu 250 ha tại Nghệ An trong đó có cây Lạc tiên đạt chuẩn hữu cơ. Từ dược liệu Lạc tiên trồng được, tập đoàn TH đã sản xuất một số thức uống thảo dược trong đó có thành phần chiết xuất từ cây Lạc tiên cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (Báo Nghệ An, 2017) [32].

Năm 2019, tác giả Sình Sín Tỷ khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetidaL.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên đã xác định được công thức mật độ trồng thích hợp nhất để nhân giống mô hình trồng cây Lạc tiên cho tỉ lệ (%) trọng lượng sinh khối khô cao nhất là công thức với mật độ trồng 0,7m x 1m cho trọng lượng sinh khối khô là 37,69% và công thức với mật độ trồng 0,2m x 1m cho trọng lượng sinh khối khô là 37,64%. Đồng thời công thức mật độ trồng 0,7m x 1m cũng là công thức có tỉ lệ cây bị sâu bệnh hại thấp nhất trong các công thức thí nghiệm tại thời điểm nghiên cứu [16].

Năm 2019 tác giả Lồ Di Mềnh khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên sử dụng hai loại chế phẩm là Atonik và GA3 (Gibberellic Acid 99%) với các nồng độ 50ppm, 100ppm, 150ppm đã xác định được Atonik là chế phẩm phù hợp nhất cho quá trình nảy mầm của hạt Lạc tiên với tỉ lệ nảy mầm lên đến 90% đồng thời Atonik


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

cũng là chế phẩm giúp cho đường kính trung bình cây con lớn nhất và số lượng lá cây nhiều nhất [12].

Ngoài các công trình nghiên cứu về cây Lạc tiên như trên cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác về cây dược liệu khác ở Việt Nam có thể kể đến dưới đây:

Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên Passiflora foetida L. nhân giống bằng hạt tại thái nguyên - 3

Năm 2017, Mai Hải Châu đã nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất giống Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) Ninh Thuận tại Đồng Nai kết quả cho thấy phân hữu cơ bón lá khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất sinh khối tươi, năng suất cuống lá, năng suất lá lý thuyết và năng suất lá thực thu. Phân hữu cơ bón lá VIF-Super cho năng suất lá giống Chùm ngây Ninh Thuận đạt cao nhất. Phân hữu cơ bón rễ cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất giống Chùm ngây Ninh Thuận. Phân hữu cơ Growmore cho năng suất cao nhất. Trong điều kiện mùa mưa tại tỉnh Đồng Nai, giống Chùm ngây Ninh Thuận cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi bón 10 tấn/ha phân Growmore (5:5:5) + 6,625 L/ha phân bón lá VIF-Super [3].

Năm 2018, Ninh Thị Phíp và Đỗ Thị Bé nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại Thanh Trì – Hà Nội cho thấy mật độ trồng và lượng phân bón ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu cây kim ngân. Trong đó, công thức bón phân P3 (Nền + 120 kg N/ha

+ 90 kg P2O5 /ha + 120 kg K2O/ha) kết hợp với mật độ M2 (mật độ 27.800 cây/ha, khoảng cách giữa cây và hàng 60 × 60 cm cho năng suất thực thu đặt 152,09 tạn/ha tươi, 42,18 tạ/ha khô nhưng chất lượng dược liệu thấp (hàm lượng loganin chỉ đặt 0,08%) nên hiệu quả kinh tế thấp. Công thức phân bón P1 (Nền + 80 kg N/ha + 60 kg P2O5 /ha + 80 kg K2O/ha) kết hợp với mật độ M2 (mật độ 27.800 cây/ha, khoâng cách giữa cây và hàng 60 × 60 cm) cho năng


suất dược liệu khá (năng suất thực thu đặt 125,24 tạ/ha, 34,7 tạ/ha), nhưng hàm lượng loganin (0,23%) và năng suất hoạt chất loganin cao nhất đặt 7,98 kg/ha [13].

Năm 2017, tác giả Trần Đình Hà khi nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây dược liệu Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở giai đoạn đầu của thời kì sinh trưởng, cây cần ít dinh dưỡng nên mức độ ảnh hưởng các tổ hợp phân bón chưa rõ rệt, chiều dài thân ít chênh lệch giữa các công thức và có giá trị từ 33,9 - 36,5 cm sau 15 ngày trồng, 56,3 - 60,6 cm sau trồng 30 ngày. Ở giai đoạn sau trồng 45 ngày đến thu hoạch (77 ngày) ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón thể hiện rõ rệt hơn. Các công thức bón phân liều lượng cao có chiều dài thân lớn hơn các công thức bón liều lượng thấp. Tại thời điểm thu hoạch chiều dài thân đạt từ 117,8 – 127,7 cm. Ở giai đoạn đầu tác dụng hiệu lực của các tổ hợp phân bón đối với ra lá cây GCL 7 lá chét chưa khác biệt nhiều thể hiện giá trị ít chênh lêch từ 16,2 – 19,3 lá/cây sau 30 ngày trồng. Kể từ 45 sau trồng đến ngày đến thu hoạch (77 ngày), ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tăng trưởng số lá rõ rệt, liều lượng bón càng tăng cho số lá trên cây càng nhiều. Tại thời điểm thu hoạch số lá/cây của các công thức thí nghiệm đạt từ 36 – 44,8 lá/cây. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất sinh khối cây GCL 7 lá chét trồng ở huyện Văn Chấn thu được kết quả: Hai công thức 4 (250 N: 80 P2O5: 140 K2O) và công thức 5 (275 N: 90 P2O5: 150 K2O) cho năng suất tươi và khô tương đương nhau và cao nhất tương ứng 3,82 – 4,02 tấn/lứa/ha và 0,74 – 0,79 tấn/lứa/ha. Tiếp đến công thức 3 (225 N: 70 P2O5: 130 K2O) có năng cao hơn hoặc tương đương với 2 công thức bón liều lượng thấp hơn còn lại, Vậy Tổ hợp phân bón: 3 tấn phân hữu vi sinh Sông Gianh + (250 N: 80 P2O5: 140 K2O) phù hợp nhất cho trồng GCL 7 lá chét [5].

Năm 2018, Lầu A Trừ nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng của cây Hoàng Đằng (Fibraurea Tinctoria Kour) tại xã Sam


Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho thấy ở các công thức trồng động thái ra lá của cây Hoàng Đằng khác nhau, mức độ bón phân khác nhau. Tỷ lệ sống của mô hình trồng cây Hoàng Đằng: sau 5 tháng theo dõi tỷ lệ sống trung bình đạt từ: 64 – 76%. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Hoàng Đằng sau 5 tháng tuổi. Công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng đường kính cổ rễ. Công thứ 1 có ảnh hưởng rõ ràng nhất đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Hoàng Đằng ở 5 tháng tuổi. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng chiều cao vút ngọn của cây Hoàng Đằng sau 5 tháng tuổi. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trường chiều cao vút ngọn của cây Hoàng Đằng 5 tháng tuổi là như nhau [15].

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3 km về phía Tây. Căn cứ vào bản đồ Thành phố Thái Nguyên thì xác định được vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp với phường Quan Triều;

- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán;

- Phía Tây giáp xã Phúc Hà;

- Phía Đông giáp khu dân cư và khu kí túc xá thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

* Đặc điểm địa Hình: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm dưới chân đồi nhưng nhìn chung tương đối bằng phẳng.

* Đặc điểm đất đai: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm dưới chân đồi, đất không màu mỡ, ít dinh dưỡng. Đặc điểm của đất là đất Feralit phát triển trên đá Sa Thạch.

* Đặc điểm khí hậu thủy văn:


Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể:

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 250C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 390C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 130C.

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

2.3.2. Đặc điểm điều kinh tế - xã hội

- Sản xuất nông nghiệp: Chiếm 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có sự kết hợp giữa vật nuôi và cây trồng.

- Sản xuất lâm nghiệp: Từ 10 năm trở lại đây việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được tiến hành. Hiện nay toàn xã đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc. Mặc dù thu nhập từ lâm


nghiệp chưa đáng kể nhưng thời điểm này có một số rừng trồng đã đủ tuổi khai thác.

- Dịch vụ: Hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đi lên. Nhìn chung kinh tế của xã vẫn chưa cao, quy mô sản xuất chưa lớn và chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đây là một điểm hạn chế của xã. Trong xã chưa phát triển tương đối giữa các ngành, mức sống của người dân vẫn chưa đồng đều.

Trong những năm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư và phát triển đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi là lĩnh vực quan trọng để phục vụ về các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của nhân dân trong xã.

2.4. Đặc điểm chung của cây Lạc tiên

* Tên khoa học: Passiflora foetida L.

* Họ: Lạc tiên– Passifloraceae

* Tên gọi khác: Chùm bao, Dây nhãn lồng, Dây lưới, Mắn nêm, Dây bầu đường (Đà nẵng), Tây phiên liên, Mò pì, Mác quánh mon (Tày), Co hồng tiên. (Thái), Stinking passion-flower, granadilla, tagua passion-flower (Anh); passiflore, passion (Pháp).

* Dạng sống: Lạc tiên là một loại dây leo, thân nhỏ, Hình trụ có rãnh dọc, nhiều lông thưa.

Cây mọc leo có khi dài tới hàng chục mét, lá mọc xen, mang lá kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2 – 3 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước lá 7 - 10 cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu. Hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng hồng, đài 5 cánh màu xanh lục, cánh hoa dài 2 - 2,5 cm, tràng 5 cánh rời nhau, xếp xen kẽ với các lá đài; tràng phụ do 4 - 5 hàng sợi trắng, gốc tím, cuống nhụy dài 1,5 cm. Hoa đơn độc, có 5 cánh màu trắng hơi phớt tím. Quả Hình tròn hay Hình trứng, bên ngoài được bao bởi lá bắc trông giống như cái đèn lồng; khi chín có màu vàng, trong chứa nhiều hạt mọng, vị ngọt, thơm, ăn được.


* Phân bố, sinh học và sinh thái: Lạc tiên mọc hoang khắp nơi ở nước ta và các vùng nhiệt đới đều có Lạc tiên mọc.

* Mùa thu hoạch:

Thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào mùa xuân – hè, có thể dùng tươi hoặc băm nhỏ rồi phơi hay sấy khô.

Lạc tiên 8 – 16g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá vông, lá dâu, tâm sen nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2 – 5g, chia nhiều lần uống, nên uống trước khi đi ngủ

* Đặc điểm sinh trưởng:

Lạc tiên đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600 mm trở lên, phân bố đều, trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa, nhiệt độ thích hợp từ 16 – 300C, không có sương muối; độ ẩm từ 75 - 80%. Cây Lạc tiêncó thể trồng những vùng có khí hậu nóng

Cây Lạc tiên không kén đất, có thể trồng ở những vùng có khí hậu nóng, kể cả đất có pH cao, tốt nhất là chọn đất thoát nước tốt, không để nước đọng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác sâu giá trị; 50 cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5 - 6. Lạc tiên quả tím thích hợp vùng á nhiệt đới, cao độ 1.000 - 1.200 m so mặt biển cho chất lượng quả tốt. Ngược lại giống quả vàng thích hợp vùng nhiệt đới, độ cao lên tới; 600 m.

* Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây Lạc tiên

* Công dụng: Ngọn Lạc tiên được thu hái về làm rau luộc ăn hay nấu canh. Quả chín vàng ăn ngon. Lạc tiên được dùng trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Còn dùng trị ho, phù thũng, viêm mủ da, lở ngứa, loét ở chân. Dùng ngoài đun nước rửa và giã cành lá tươi để đắp.

Ở Ấn Độ, nước sắc lá dùng để trị bệnh thiếu mật và hen suyễn; quả dùng gây nôn; lá dùng đắp điều trị choáng váng và đau đầu. Ở Vân Nam Trung Quốc,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022