Phương Pháp Chuẩn Bị (Dụng Cụ, Vật Tư Phục Vụ Nghiên Cứu)


toàn cây dùng trị bỏng lửa, cháy, viêm kết mạc mắt và viêm kết mạc do ngoại thương, viêm hạch lymphô, ung thũng.

Quả có làm nước giải khát tốt thanh nhiệt giải độc cho cơ thể con người, thân lá dùng làm thuốc.


PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Cây Lạc tiên (Passiflora foetidaL.) nhân giống bằng hạt dưới ảnh hưởng của công thức bón phân khác nhau.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về nội dung:

- Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetide L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên.

- Đề tài này được thực hiện gắn với một phần nội dung đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ mã số B2019-TNA-05 của TS. Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Giới hạn về địa điểm:

Đề tài tốt nghiệp được nghiên cứu thực hiện tại mô hình khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Giới hạn về thời gian nghiên cứu:

Thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp được gắn với thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của sinh viên năm 2019, thời gian từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2020.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến đường kính gốc và chiều dài thân chính cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến động thái tăng trưởng đường kính gốc và chiều dài thân chính cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên.


- Ảnh hưởng của bón phân đến số nụ và số cành cấp một của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên.

- Ảnh hưởng của bón phân đến tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Kế thừa những những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.3.2.1. Phương pháp chuẩn bị (dụng cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu)

- Hạt giống; túi bầu; đất tầng A; sàng đất; bình phun xương; ô roa; lưới đen; ni lông trắng, lưới giàn leo, ni lông đen phủ luống, kéo, dao, cuốc, sẻng, dây cước, dây rút, dây dứa, bay, tre làm cọc.

- Thuốc chống nấm bệnh; thuốc KMnO4; phân bón.

- Thước dây, thước palme, bảng biểu, sổ ghi, bút.

3.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoàn chỉnh gồm 6 công thức (CT) và 3 lần nhắc lại (NL). Mỗi lần nhắc lại có 28 cây, khoảng cách giữa các cây là 0,7 m. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 12 m2 (1,2 x 10 m), khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 0,6 m, khoảng cách giữa các ô là 0,6 m, xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ.

Công thức thí nghiệm: tính cho diện tích 1 ha như sau:

Công thức 1: Nền + 110 kg N + 110 kg K2O Công thức 2: Nền + 110 kg N + 130 kg K2O Công thức 3: Nền + 140 kg N + 110 kg K2O Công thức 4: Nền + 140 kg N + 130 kg K2O Công thức 5: Nền + 170 kg N + 110 kg K2O Công thức 6: Nền + 170 kg N + 130 kg K2O


Trong đó, nền phân bón cho thí nghiệm trên diện tích 1 ha là: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 60 kg P2O5.

Băng bảo vệ

NL I

NL II NL III

Băng bảo vệ

Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:


CT1

CT2

CT3

CT4

CT5

CT6

CT2

CT3

CT4

CT5

CT6

CT1

CT3

CT4

CT5

CT6

CT1

CT2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.


3.3.2.3. Phương pháp thực hiện gieo ươm và chăm sóc cây con giai đoạn đầu Tạo bầu:

- Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật rồi trộn đều với phân theo các công thức trên. Vỏ bầu bằng Polyetylen kích thước 8 x 12 cm có đáy đục lỗ hai bên.

- Tạo luống đặt bầu: Luống rộng 1,2 m, dài 5 m, mặt luống được rẫy sạch cỏ dại, san phẳng, nền đặt bầu là nền đất cố định (chặt).

- Đóng và xếp bầu: Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ từng công thức, hỗn hợp ruột bầu đủ ẩm. Cho đất vào 1/3 bầu lèn chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đất vào đầy bầu, dỗ cho đất xuống đều. Bầu được xếp sát nhau trên luống. Vun đất xung quanh bầu cao 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả, giữ ẩm cho luống cây.

- Xử lý giá thể đất trước khi gieo hạt 12 – 24h bằng cách tưới thấm đều giá thể bằng KMnO4 nồng độ 0,3 – 0,5% lên luống.

Xử lý kích thích hạt:

- Ngâm hạt đã loại bỏ tạp vật, hạt lép trong dung dịch thuốc tím KMnO4 0,05% trong 20 - 30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước,


Cấy cây vào bầu:

Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Sau đó ta dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu để tạo lỗ giữa bầu sâu từ 1-2 cm rồi cho cây vào bầu, bên trên làm dàn che nắng 50% khi cây sống ổn định trong rồi không che nắng.

Làm luống và vòm che: Trên luống làm khung vòm che bằng tre được uốn theo hình vòng cung để phủ ni lông trắng và phủ lưới đen 50% ánh sáng để đảm bảo cho cành sau khi giâm hom không bị thoát hơi nước, tránh ánh xạ trực xạ, tránh nóng. Xung quanh được phát dọn sạch sẽ cỏ dại nhằm hạn chế sâu bệnh hại.

Chăm sóc cây con:

- Tưới nước: tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thí nghiệm luôn giữ đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình quân lượng nước tưới cho mỗi lần là 3 - 5 lít/m2.

- Cấy dặm: Nếu cây nào chết cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng tốt.

- Nhổ cỏ phá váng: Trước khi nhổ cỏ phá váng cho luống bầu cây tôi tưới nước cho đủ ẩm trước khoảng 1 - 2 tiếng cho bầu ngấm đủ độ ẩm. Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10 - 15 ngày/lần.

Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm hàng ngày kiểm tra tình hình sâu bệnh hại kết hợp trước khi tưới nước, từ đó xác định định kỳ phun thuốc phòng bệnh cho cây.

Một số kỹ thuật cơ bản:


Tiêu chí vườn ươm phải thuận lợi cho quá trình vận chuyển, chăm sóc, nguồn nước tưới, dễ thoát nước, địa Hình bằng phẳng, độ dốc không quá 100.

Giá thể ruột bầu: 70% đất thịt nhẹ + 20% phân hữu cơ hoai mục hoặc 90% đất + 10% trấu hun. Bầu được xếp vào luống rộng 1,2 m trong giàn che nắng. Ngừng bón phân vô cơ và giảm nước tưới trước khi đưa cây con ra trồng khoảng 10 ngày.

Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn: cây con cao từ 20 - 30 cm, từ 40 – 50 ngày tuổi, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.

3.3.2.4. Phương pháp tổ chức các bước kỹ thuật ở ngoài mô hình trồng Chuẩn bị đất và lên luống trước khi đưa cây ra mô hình:

- Chuẩn bị đất: Trước khi trồng cây phải xử lý đất để diệt trừ mầm sâu bệnh bằng cách quốc sâu 30 – 35 cm, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư thực vật khác, đập nhỏ đất tơi sốp nhặt sạch các rễ cỏ, vơ thành đống nếu khô đốt để làm tro cho đất.

- Lên luống: mỗi khối công thức được thiết kế 1 luống kích thước 12 m2 (12 m x 1 m), trên mỗi luống sẽ bố trí có 2 hàng cây để theo dòi các chỉ tiêu. Dùng cuốc tạo rãnh sâu 20 – 25 cm trải dọc theo chiều dài.

Bón phân và phủ ni lông:

- Bón phân: Cây Lạc tiên rất thích hợp với các loại phân hữu cơ, nhất là phân chuồng ủ hoai. Lượng phân bón cho cây theo giai đoạn sinh trưởng, tùy thuộc mật độ trồng khác nhau cần điều chỉnh lượng phân bón khác nhau.

+ Bón lót: Đào hố xong xử lý bằng vôi. Tiếp đó dùng quốc tạo rãnh sâu 20 – 25 cm trải dọc theo chiều dài luống và dải hỗn hợp phân đã trộn lên các luống ở các công thức, lấp đất lại để ủ 25 - 30 ngày. Mỗi luống (khối) được bón lót với phân chuồng hoai, trấu hun và phân hữu cơ Sông Gianh (trộn đều 3 bao


to phân chuồng hoai + 1 bao trấu hun + 1 bao phân hữu cơ Sông Gianh 5 kg). Lượng phân chuồng 15 - 20 tấn /ha.

+ Bón thúc: Mỗi luống (hoặc NL) được bón thúc bằng cách hòa hỗn hợp phân đạm và phân kali theo công thức pha với 120 lít nước để tưới (lượng phân bón được qui đổi từ diện tích 1 ha). Tiến hành bón thúc 10 ngày/1 lần. Liều lượng phân sử dụng bón thúc cho từng công thức cụ thể như sau:

Công thức 1: 0,33 kg phân đạm + 0,33 kg K2O Công thức 2: 0,33 kg phân đạm + 0,39 kg K2O Công thức 3: 0,42 kg phân đạm + 0,33 kg K2O Công thức 4: 0,42 kg phân đạm + 0,39 kg K2O Công thức 5: 0,51 kg phân đạm + 0,33 kg K2O Công thức 6: 0,51 kg phân đạm + 0,39 kg K2O

- Phủ ni lông: Trước khi phủ ni lông tưới qua một lần nước thật đậm để tạo ra độ ủ cho phân. Giải ni lông trên các luống thứ nhất để tạo độ ủ, trống cỏ dại và tránh được sự dửa trôi của mưa ta tạo thành dòng chảy, phủ ni lông bằng cách căng ni lông trên cách luống giữ cho mặt phẳng đều hai bân để làm sao ni lông phủ kín trên các luống.

Đóng cọc và làm giàn leo:

- Đóng cọc: Đóng các cọc trụ để căng lưới cắm ở 2 bên của luống, các cọc đóng được cắt đều, mỗi cọc dài 5 m vót gốc nhọn đóng chính giữa của luống, đóng sau xuống đất từ 35 – 40 cm để cọc giữ được khi căng lưới cho cây leo không bị trùng hoặc đổ, khi đóng xong các cọc tre ta cần cọc trống đớ cho cọc trụ.


- Làm giàn cho cây leo: Trước khi căng lưới ta cần các cọc đóng phải chắc chắn, chịu được lực nặng. Thực hiên bằng cách căng dây ở hai đầu cả trên và dưới, buật chặt lại, kéo căng ra rồi luần lưới vào trải dọc theo các luống, giải dọc theo chiều ngang, đều toa dùng day nịt, nịt lại các đầu rồi nịt cho đến hết tương tự các luống khác đều làm tương tự.

Tưới nước:

Cây Lạc tiên có bộ rễ ăn cạn, cho nên vấn đề tưới giữ ẩm và tủ gốc là rất cần thiết. Không để nước ngập úng trong mùa mưa nhưng phải đủ nước tưới trong mùa khô đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa. Tưới nức thường xuyên trong nhưng ngày khô hanh mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều.

A Lên luống B Trộn hỗn hợp phân bón lót C Bón lót trên luống D Phủ ni lông 1

A Lên luống B Trộn hỗn hợp phân bón lót C Bón lót trên luống D Phủ ni lông 2

A. Lên luống

B. Trộn hỗn hợp phân bón lót


C Bón lót trên luống D Phủ ni lông trên luống 3


C Bón lót trên luống D Phủ ni lông trên luống 4

C. Bón lót trên luống

D. Phủ ni lông trên luống

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí