4.2.1.4 Đa dạng thảm thực vật
Khu rừng phòng hộ Hồ Tuyền Lâm có các kiểu rừng chính như sau:
- Kiểu rừng rậm thường xanh ưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân bố ở độ cao từ 1.000 đến 1.800 m thuộc các kiểu rừng kín cây lá rộng thường xanh ít bị tác động, phát triển trên các vành đai thấp của á nhiệt đới núi thấp. Kiểu rừng này còn sót lại rất ít trên các vùng núi thuộc khu vực Núi Voi chạy từ phía Nam của Hồ Tuyền Lâm về huyện Đức Trọng, kiểu rừng này vẫn còn giữ được tính chất nguyên sinh tuy đã bị khai thác. Cấu trúc của rừng đơn dản chỉ có hai tầng, không có tầng vượt tán.
- Kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp: Phát triển trên các đai cao của á nhiệt đới núi thấp từ độ cao 1.000 m đến 1.800 m với kiểu rừng cây lá rộng thường xanh và lá kim ít bị tác động. Ở vành đai này càng lên cao xuất hiện các cây trong ngành phụ hạt trần, cây lá kim. Cấu trúc gồm 02 tầng.
- Kiểu rừng cây lá kim ẩm ôn đới núi vừa: Phân bố ở độ cao từ 900 m đến 2.000 m, chủ yếu là trạng thái rừng Thông ba lá mọc tập trung thành những diện tích lớn. Đây là kiểu rừng thưa thứ sinh được hình thành từ các loại rừng lá rộng thường xanh do bị con người tán phá, lửa rừng cháy hàng năm. Rừng thông ba lá có 3 kiểu phụ về cấu trúc: Rừng Thông ba lá thuần loài, rừng Thông ba lá hỗn giao với loài cây lá rộng, rừng Thông ba lá hỗn giao với Dầu trà beng.
4.2.2 Đa dạng hệ động vật rừng
Khu rừng phòng hộ Hồ Tuyền Lâm tiếp giáp với 02 huyện Lâm Hà và Đức Trọng, trạng thái rừng chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh, đối tượng rừng trung bình và rừng nghèo. Diện tích rừng lá rộng được ngăn cách bởi Hồ Tuyền Lâm nên các tác động con người đến tài nguyên rừng được hạn chế rất
nhiều làm cho khu hệ động vật ở khu vực này tương đối phong phú cả ở lớp thú, lớp chim và lớp bò sát, ếch nhái.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khu vực hiện có 220 loài thuộc 84 họ, 26 bộ và 04 lớp [22].
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp số lượng Bộ, Họ các loài động vật
Thành phần phân loại học | |||
Số bộ | Số họ | Số loài | |
Thú (Mammalia) | 7 | 18 | 32 |
Chim (Aves) | 16 | 51 | 134 |
Bò sát (Reptilia) | 2 | 10 | 32 |
Ếch nhái (Amphibia) | 1 | 5 | 22 |
Tổng số | 26 | 84 | 220 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Thu Thập Tài Liệu Thứ Cấp
- Điều Tra, Đánh Giá Các Hoạt Động Du Lịch Tại Khu Du Lịch Hồ Tuyền Lâm
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Từ Năm 2007 Đến Năm 2011 Của Công Ty Du Lịch Cáp Treo Đà Lạt
- Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt Năm 2005 Và Năm 2011
- Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Ngầm Năm 2005 Và Năm 2011
- Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
4.2.2.1 Lớp thú
Danh lục thú Hồ Tuyền Lâm gồm 32 loài thuộc 18 họ, 7 bộ [22]. Nhiều loài thú lớn trước đây có hiện diện ở khu vực rừng Hồ Tuyền Lâm như: Gấu chó, Sơn dương, Mang nhỏ nhưng đến nay rất ít xuất hiện, các loài thú thường gặp như: Nai, Hoẵng, Cheo, Lợn rừng, Khỉ, Tê tê, Cầy hương, Nhím … các loài lưỡng cư: Kỳ đà, Rùa núi, Trăn, Rắn …
Mặc dù thành phần loài không nhiều, khu hệ thú ở Hồ Tuyền Lâm có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học cao với 10 loài quý hiếm (chiếm 31,25% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu) đang bị đe dọa diệt vong. Trong đó có 04 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000), 01 loài ghi trong Danh lục đỏ của IUCN (2003), 09 loài ghi trong danh lục của Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) [20]. Ngoài những loài có giá trị quý hiếm còn có các loài có giá trị về mặt kinh tế, du lịch: Cầy vòi mốc (Paguma larvata), Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus), Nhím (Acanthion brachyurus), Lợn rừng (Sus scrofa), Hoẵng (Muntiacus muntjak) …
4.2.2.2 Lớp chim
Gồm 134 loài thuộc 51 họ, 16 bộ. So với khu hệ chim Việt Nam, khu rừng phòng hộ Hồ Tuyền Lâm có số loài chiếm 16,18% tổng số loài chim ở Việt Nam [22], đây là tỉ lệ tương đối cao, tương tự như các khu bảo tồn thiên nhiên khác ở khu vực Tây nguyên. Các loài chim thường gặp: Bách xanh, Sáo sậu, Cu gáy, Gà gô, Bìm bịp, Gõ kiến xanh ... đã xác định có các loài chim đặc hữu: Khướu đầu đen má xám (Garulax yersini), Khướu đầu đen (garulax milleti), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti), Mi Lang Biang.
Trong đó có 16 loài chim quý hiếm (chiếm 11,94% tổng số loài chim khu rừng), 02 loài nằm trong Danh lục đỏ thế giới IUCN (2003), 07 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2000), 13 loài ghi trong Danh lục của Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002): 01 loài thuộc nhóm IB, 12 loài thuộc nhóm IIB [22].
4.2.2.3 Lớp Bò sát, ếch nhái
Khu hệ bò sát, ếch nhái tại đây khá phong phú, gồm 54 loài (chiếm 11,78% tổng số loài ở Việt Nam). Trong đó có 32 loài bò sát thuộc 10 họ, 2 bộ; 22 loài ếch nhái thuộc 05 họ, 01 bộ [22]. Khu vực quanh Hồ Tuyền Lâm là nơi cư ngụ của rất nhiều loài bò sát, ếch nhái có giá trị kinh tế như: Kỳ đà, Rồng đất, Trăn, Hổ mang, Hổ mang chúa, Cạp long, Cạp nia, Rắn lục, Rắn ráo ...
Trong tổng số 54 loài thống kê được trong khu vực, có 21 loài quý hiếm ở các cấp độ khác nhau chiếm 38,9%, 13 loài liệt kê trong sách đỏ Việt Nam (2000), trong đó: 2 loài bậc R (chiếm 15,4%), 01 loài bậc E (chiếm 7,7%), 04 loài bậc T (chiếm 30,8%), 06 loài bậc V (chiếm 46,2% )[22].
Có 09 loài trong sách đỏ thế giới IUCN/2003 chiếm 16,7%: trong đó có 01 loài bậc EN (chiếm 11,1%), 03 loài bậc VU (chiếm 33,3%), 02 loài bậc NT (chiếm 22,2%), 01 loài bậc LR/nt (chiếm 11,1%), 02 loài bậc DD (chiếm 22,2%) [22].
Có 10 loài liệt kê trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP, trong đó: 01 loài thuộc nhóm IB, 9 loài thuộc nhóm IIB.
4.2.2.4 Lớp côn trùng
Có 539 loài và dạng loài thuộc 11 bộ, 97 họ đã thống kê được tại khu rừng Hồ Tuyền Lâm, trong đó có 441 loài được định tên với nhiều loài có giá trị về mặt khoa học và du lịch [22].
Thành phần loài côn trùng ở khu vực Hồ Tuyền Lâm khá đa dạng, giá trị chỉ số đa dạng ở khu vực là H’ = 5,64 tương đương với một số Khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, mức độ phong phú của côn trùng ở khu vực này không cao (d = 60,84). Sự đa dạng về côn trùng được tạo nên do sự đa dạng về cảnh quan, các sinh cảnh đan xen nhau liên tục.
Trong tổng số 441 loài được định tên, có 61 loài có giá trị về mặt bảo tồn và du lịch, chiếm đa số thuộc các loài liên họ Bướm phượng (Lepidoptera, Papilionoidea) gồm 59 loài nằm trong nhóm IIB – Nghị định 48CP (2002), 1 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (2000) loài Bướm phượng cánh kiếm (Graphium antiphates Gamer)
Thành phần côn trùng ở đây còn có một số loài cánh cứng thuộc nhiều họ có kích thước lớn, hình thù kỳ dị có giá trị về mặt bảo tồn và du lịch như loài Cặp kìm nẹp vàng (Odontolabis cuvera fallaciosa Boileau) (Coleoptera, Lucanidae), 2 loài Bọ hung ba sừng thuộc giống Chalcosoma (Coleoptera, Scarabaeidae) được đề xuất đưa vào sách đỏ Việt Nam tu chỉnh [22].
4.2.2.5 Lớp cá
Gồm 55 loài thuộc 16 họ, 06 bộ, trong đó có 32 loài cá đang được dùng làm thực phẩm [22]. Nguồn cá của Hồ Tuyền Lâm khá phong phú, có nguồn gốc tự nhiên và nuôi thả: Cá mè, Trắm, Chép, Rô, Giếc ...
Theo phân loại của Bộ Tài nguyên & Môi trường, khu vực Hồ Tuyền Lâm đứng thứ 12 trong 79 vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia
trong việc bảo tồn các loài chim nước quý hiếm và các loài cá nước ngọt [15]. Tại hội thảo triển khai công tác phân tích, đánh giá hiện trạng nhằm xây dựng kế hoạch bảo tồn vùng sinh thái dãy Trường Sơn do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Quỹ quốc tế & Bảo vệ thiên nhiên thuộc chương trình Đông Dương (WWF – IP) tổ chức ngày 25/6/2000 đã xếp Đà Lạt - Lâm Đồng vào khu vực SA3 thuộc đối tượng các vùng ưu tiên số 1 trong công tác bảo tồn, trong đó quan tâm đặc biệt đến khu vực có khu rừng phòng hộ Hồ Tuyền Lâm.
Hai loài cá Lóc (Channa striata) và cá Lóc bông (Channa micropeltes) được xếp hạng vừa có giá trị cao, vừa là đối tượng có nguy cơ bị đe dọa mức T. Một số loài có giá trị kinh tế như: cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus), cá Chép (Cyprinus carpio)… các loại cá có giá trị làm cảnh như: cá Tai tượng (Osphronemus gouramy), cá Bảy màu (Poecilia reticulata), cá Thia xiêm (Betta splendens), cá Kiếm (Xiphophorus variatus)…
Kết quả điều tra cho thấy, khu vực Hồ
Hình 4.8: Vị trí quan sát chim HTL trên bản đồ
Tuyền Lâm có sự đa dạng sinh học cao, đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch sinh thái. Theo Giáo sư Craigs Robbson, hiện đang giảng dạy tại trường đại học Stockholm, Thụy Điển [2], khu vực Hồ Tuyền Lâm là một trong những điểm đến thường xuyên của các nhà quan sát chim quốc tế, ông đã từng khảo sát nhiều lần ở khu vực này và phát hiện ra 80 loài chim, trong số này có nhiều loài có tên trong sách đỏ thế giới. Để khai thác thế mạnh này, Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm quy hoạch các tuyến đi bộ trong rừng
kết hợp quan sát chim, thú, nghiên cứu thực vật rừng, Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm tổ chức đóng 400 biển ghi thông tin một số loài thực vật dọc theo các tuyến du lịch sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu lịch tìm hiểu đa dạng sinh học khách du đến với Khu du lịch.
4.3 Ảnh hưởng các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.
4.3.1 Tác động của các hoạt động du lịch đến kinh tế, xã hội địa phương
4.3.1.1 Hiệu quả về kinh tế
Các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm có những tác động tích cực góp phần phát triển kinh tế địa phương: tạo thu nhập cho người dân, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo dây chuyền phát triển các ngành nghề liên quan, khai thác tiềm năng sẵn có… nhằm nâng cao mức sống cộng đồng góp phần phát triển kinh tế địa phương. Hoạt động du lịch tạo ra các nhân tố để phát triển và mở rộng các ngành nghề khác như kinh doanh, xây dựng, dịch vụ.
Thay đổi cơ cấu xã hội: Hoạt động du lịch làm thay đổi cơ cấu dân số khu vực Hồ Tuyền Lâm về số lượng cũng như thành phần, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, tăng thu nhập kéo theo sự chuyển biến về cơ cấu ngành nghề, lực lượng lao động địa phương. Du lịch phát triển làm giảm các hoạt động ngành nghề truyền thống địa phương, đồng thời phát triển một số ngành nghề mới với số lượng nhiều hơn và thu nhập cao hơn. Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm sau khi hoàn thành sẽ tạo thêm từ 2.500 – 3.000 lao động phục vụ thường xuyên tại các dự án [13].
Thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực: Khu du lịch đi vào khai thác sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân cũng như cộng đồng dân cư địa phương thông qua việc làm trực tiếp và các
dịch vụ kèm theo, đặc biệt là các nghề dịch vụ, góp phần thúc đẩy kinh tế trong vùng, chất lượng và đời sống người dân trong khu vực ngày càng được nâng cao.
Cơ sở hạ tầng khu vực nâng cấp: trước khi có các hoạt động du lịch, hệ thống giao thông trong khu vực rất hạn chế, các con đường đất rất nhỏ, không có đường nhựa, chỉ có những con đường mòn nhỏ, người dân di chuyển rất vất vả, chủ yếu bằng đường thủy với các phương tiện chính như thuyền. Hệ thống giao thông hiện nay được đầu tư xây dựng mới với 30 km đường giao thông thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi bao gồm: đoạn 1, 2 nhánh trái; đoạn 1, 2, 3, 4 nhánh phải đường vòng Hồ Tuyền Lâm và đường nối Khu du lịch với đường cao tốc Liên Khương - Prenn với chiều dài 8 km [1]. Hệ thống điện sinh hoạt được đầu tư dọc các tuyền đường nhánh trái, nhánh phải, hệ thống viễn thông của hai mạng Vinaphone và Viettel được xây dựng, hệ thống điện chiếu sáng đoạn 1,2 nhánh trái đã hoàn thành đưa vào hoạt động từ tháng 4 năm 2012.
4.3.1.2 Về văn hóa - Xã hội
Góp phần bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa cư dân bản địa, tăng giao lưu, trao đổi văn hóa giữa du khách và người dân địa phương góp phần phong phú thêm bản sắc văn hóa của cả hai phía. Các hoạt động du lịch tác động tới xã hội thông qua số lượng nhân khẩu, nghề nghiệp, các chuẩn mực xã hội, nhu cầu hưởng thụ của người dân.
Chuẩn mực xã hội: Các chuẩn mực truyền thống, phong tục tập quán của người dân địa phương bị ảnh hưởng do sự giao lưu với du khách có những phong tục tập quán khác nhau.
Nhân khẩu: Hoạt động du lịch ảnh hưởng tới phân bố dân cư địa phương thông qua sự gia tăng dân số cơ học do thu hút các lao động từ nơi khác tới tham gia vào các hoạt động du lịch và các ngành nghề hỗ trợ. Do tập
trung nhiều lao động về Khu du lịch dẫn đến nhiều phức tạp trong công tác quản lý an ninh trật tự, nhân khẩu địa phương.
Nghề nghiệp: Khi tuyển chọn nhân viên phục vụ các hoạt động du lịch thì tuổi, giới tính, trình độ là những điều kiện quan trọng do yêu cầu của nghề nghiệp. Do vậy, đại bộ phận người dân nằm trong vùng dự án trước đây chủ yếu lao động bằng chân tay như nghề trồng trọt, đánh bắt cá … không cần trình độ, hầu hết tuổi những người lao động cao nên họ không thể tham gia vào các hoạt động du lịch địa phương, chỉ một bộ phận rất nhỏ được tuyển vào làm bảo vệ, chăm sóc cây cảnh và lao động tạp vụ tại một số dự án trong Khu du lịch.
Hiện nay, trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm có khoảng 1.000 lao động đang làm việc, trong đó 600 lao động làm việc thường xuyên tại các doanh nghiệp và 400 công nhân lao động thời vụ cho các nhà thầu xây dựng công trình.
4.3.1.3 Đời sống người dân
Trước khi xây dựng Khu vực Hồ Tuyền Lâm có khoảng 500 hộ dân nằm trên địa bàn phường 3, phường 4 thành phố Đà Lạt, sống tạm trú để sản xuất nông nghiệp. Tỉ lệ có hộ khẩu thường trú là 32%, tạm trú là 54%, cư trú là 14% [21]. Ngành nghề chính của dân cư trong vùng là trồng cây nông nghiệp, đánh bắt cá. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 639 ha tập chung chủ yếu ở quanh khu vực Hồ Tuyền Lâm, gần các vùng trũng có nguồn nước. Nguồn thu nhập chính của người dân từ sản xuất nông nghiệp nhưng không ổn định vì năng suất và giá cả luôn biến động, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, tình hình sâu bệnh, thị trường ... đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập của các hộ dân rất thấp.
Khi dự án quy hoạch phát triển du lịch trong rừng phòng hộ khu vực Hồ Tuyền Lâm thực hiện, số hộ dân thực hiện di dời, giải tỏa phục vụ xây