Bảng 4.11: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm năm 2011
Chỉ tiêu | ĐVT | Kết quả | QCVN 09: 2008/BTN MT | |||
N1 | N2 | TB | ||||
1 | pH | - | 6,51 | 5,59 | 6,05 | 5,5 ÷ 8,5 |
2 | Độ cứng | mg/l CaCO3 | 80,2 | 66,8 | 73,5 | 500 |
3 | Fe | mg/l | 0,239 | 0,01 | 0,1245 | 5 |
4 | Cl- | mg/l | 5,7 | 6 | 5,85 | 250 |
5 | As | mg/l | 0,0001 | 0,0002 | 0,00016 | 0,05 |
6 | Pb | mg/l | 0,002 | 0,003 | 0,0025 | 0,01 |
7 | Độ màu | - | 2 | 5 | 3,5 | - |
8 | Florua | mg/l | 0,04 | 0,04 | 0,04 | 1 |
9 | Zn | mg/l | 0,013 | 0,037 | 0,025 | 3 |
10 | Coliform | MPN/100 ml | 11.000 | 11.000 | 11.000 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Từ Năm 2007 Đến Năm 2011 Của Công Ty Du Lịch Cáp Treo Đà Lạt
- Bảng Tổng Hợp Số Lượng Bộ, Họ Các Loài Động Vật
- Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt Năm 2005 Và Năm 2011
- Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường
- Đề Xuất Một Số Giải Pháp Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Khu Du Lịch Hồ Tuyền Lâm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 12
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên & Môi trường)
200
180
160
140
120
100
Năm 2005
Năm 2011
80
60
40
20
0
pH
Độ cứng
Fe
Cl-
As
Pb
Độ màu Florua
Zn
Biểu đồ 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm năm 2005 và năm 2011
Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm năm 2005 và năm 2011 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng đặc biệt là chỉ tiêu Coliform tăng
1.158 lần; Zn tăng 25 lần; Độ màu tăng 7 lần; Chì (Pb) tăng 2,5 lần; Cl- tăng 1,1 lần.
Kết quả phân tích năm 2011 so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT quy định giới hạn nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước dưới đất cho thấy: Hóa lý có 05 chỉ tiêu: pH; Độ cứng; Clorua; Độ màu và Florua so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT đều nằm trong giới hạn cho phép. Kim loại nặng có 04 chỉ tiêu: As; Zn; Pb và Fe, các chỉ tiêu này đều đạt QCVN. Chỉ tiêu vi sinh (colifrom) tại 02 vị trí lấy mẫu vượt gấp nhiều lần QCVN với mức 3.667 lần.
Như vậy, các hoạt động du lịch trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm có sự ảnh hưởng lớn đến yếu tố vi sinh của nước ngầm khu vực.
4.3.3.3 Nước thải
Để đánh giá chất lượng nước thải, phân tích 02 mẫu: 01 mẫu nước thải sau khi đã qua xử lý của Khu nghỉ dưỡng Đalat Edensee Resort của Công ty TNHH Maico Đà Lạt và 01 mẫu nước thải tại vị trí xả thải Thiền Viện Trúc Lâm. Phân tích 07 chỉ tiêu: pH, TSS, COD, BOD5, Nitơ, Photpho, Coliform
Bảng 4.12: Kết quả phân tích nước thải
Chỉ tiêu | ĐVT | Kết quả | QCVN 14: 2008/BTNMT (B) | ||
N1 | N2 | ||||
01 | pH | - | 6,73 | 5,0 | 5 - 9 |
02 | TSS | mg/l | 17,00 | 268 | 100 |
03 | COD | mg/l | 34,56 | 698 | - |
04 | BOD5 | mg/l | 17,00 | 449 | 50 |
05 | Nitơ | mg/l | 1,68 | 40,3 | 50 |
06 | Photpho | mg/l | 0,08 | 19,9 | 10 |
07 | Coliform | MPN/100 ml | 0 | 2,4 x108 | 5.000 |
Kết quả phân tích so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT quy định giới hạn nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước dưới đất, cụ thể như sau:
Mẫu nước thải thứ nhất (N1) được lấy sau khi đã xử lý tại khu nghỉ dưỡng Đalat Edensee Resort của Công ty TNHH Maico Đà Lạt. Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14: 2008/BTNMT, đặc biệt có một số chỉ tiêu rất thấp như Coliform, Photpho, Nitơ. Kết quả đạt được do Công ty TNHH Maico Đà Lạt đầu tư hệ thống xử lý nước thải tốt, tại mỗi cụm biệt thự (02 căn) có hầm tự hoại xử lý nước thải riêng, sau đó nước thải được thu gom về bể xử lý tập trung trong Khu nghỉ dưỡng tiếp tục được xử lý bằng các bể chứa hoạt chất được đầu tư công nghệ hiện đại, nước sau khi xử lý Công ty dùng tưới cây trong khuôn viên của mình.
Mẫu nước thải thứ hai được lấy tại Thiền Viện Trúc Lâm, có 02 chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép là pH và Nitơ, còn lại 05 chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép theo QCVN 14: 2008/BTNMT, một số chỉ tiêu vượt gấp nhiều lần giới hạn cho phép như Coliform, BOD5, TSS.
Nguyên nhân: Lượng khách tham quan, vãn cảnh hàng ngày đến với Thiền Viện Trúc Lâm rất lớn (khoảng 1.200 – 1.500 người/ngày), số lượng Tăng Ni, Phật tử sinh hoạt thường xuyên tại Thiền Viện khoảng 200 người, hệ thống xử lý nước thải là các hầm tự hoại, trong Thiền Viện chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải chung cho toàn khu, chưa có bể hóa chất xử lý nước thải, rác thải xử lý thủ công bằng cách đốt và chôn lấp dẫn tới quá tải về sức chứa hệ thống xử lý nước làm ô nhiễm nguồn nước thải ra môi trường.
Nước thải từ các hoạt động du lịch phần lớn là nước thải sinh hoạt, trong thành phần tuy không chứa các chất thải độc hại như thuốc bảo vệ thực vật hay kim loại nặng như nước thải công nghiệp, nhưng cũng có thể gây tác
động tiêu cực đến chất lượng nguồn tiếp nhận nếu không được xử lý đúng mức.
4.3.4 Tác động cảnh quan
4.3.4.1 Rác thải
Dọc tuyến hành trình của du khách đến với các điểm du lịch từ Bến du thuyền đến các điểm du
lịch trong Hồ Tuyền Lâm bằng đường thủy có rất nhiều rác do khách du lịch thải ra trôi dạt trên mặt hồ Tuyền Lâm.
Các tuyến đường vòng Hồ Tuyền Lâm,
bãi xe dưới chân Thiền Viện Trúc Lâm, bến 1 và 2 bến du thuyền,
Hình 4.9: Rác thải khách du lịch tại dự án Công ty Hồng Đức
một số chỗ có vị trí đẹp sát mặt Hồ Tuyền Lâm du khách thường chọn làm nơi cắm trại, tổ chức các hoạt động thư dãn, vui chơi, câu cá … như khu vực dự án Công ty cổ phần Bốn Mùa Tuyền Lâm, Công ty TNHH bệnh viện đa khoa Hồng Đức, Công ty cổ phần Sacom Tuyền Lâm, Công ty TNHH Lan Anh có rất nhiều rác thải do hoạt động khách du lịch để lại.
Hầu hết các điểm du lịch trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm như điểm du lịch Đá Tiên, điểm du lịch Nam Qua, điểm du lịch Suối Tía, Thiền Viện Trúc Lâm và các hộ kinh doanh kiốt khu vực bến du thuyền đều thu gom rác thải về các hố rác tập trung trong rừng và xử lý bằng hình thức thủ công như đốt hoặc đem chôn làm ảnh hưởng đến cảnh quan Khu du lịch.
Tại các điểm du lịch Phương Nam, Suối Tía sử dụng Voi làm sản phẩm du lịch, đây là sản phẩm đặc trưng của Tây Nguyên nên rất nhiều khách du lịch tham gia dịch vụ này. Tuy nhiên, việc quản lý, chăm sóc Voi tại các điểm du
lịch chưa được quan tâm đúng mức, dọc các tuyến đường di chuyển của
Hình 4.10: Phân Voi tại điểm du lịch Suối Tía
Voi phục vụ du khách có rất nhiều bãi phân Voi thải ra không được người quản lý thu gom thường xuyên làm ảnh hưởng đến mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường.
4.3.4.2 Chất thải rắn
Chai, lọ, đồ hộp đựng nước uống, đồ ăn phục vụ khách du lịch tại các nhà hàng trong Hồ Tuyền Lâm tập kết tại bãi rác và xử lý bằng cách chôn lấp. Chất thải này rất khó và hầu như không thể phân hủy.
Trong quá trình xây dựng các dự án thành phần trong Khu du lịch có những tác động nhất định đến cảnh quan khu vực:
Xe vận chuyển nguyên, vật liệu phục vụ thi công các dự án làm đất, đá rơi vãi ra đường gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình đào, đắp xây dựng công trình một khối lượng đất, đá bị rửa trôi làm bồi lắng lòng hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
Một số dự án không có bãi tập kết nguyên, vật liệu, đất đá dư thừa tập kết không đúng vị trí, chiếm
dụng đất rừng làm bãi tập kết làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực dự án
Hầu hết các dự án trong quá trình thi công đều có hiện tượng đất đá lấp gốc cây rừng dẫn đến một số cây
bị chết làm ảnh hưởng đến
cảnh quan Khu du lịch
Hình 4.11: Chất thải rắn tại điểm du lịch Suối Tía
Taluy các tuyến đường chính trong Khu du lịch hầu hết chưa được trồng cỏ chống sói mòn, đến mùa mưa hàng năm tình trạng đất, đá trên mái taluy dương sạt, lở xuống lấp hệ thống mương thoát nước các tuyến đường, đất đá tràn lên mặt đường làm ảnh hưởng lưu thông các phương tiện trong Khu du lịch.
4.3.5 Đánh giá của người dân
Để đánh giá tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm một cách khách quan theo đánh giá định tính của những người đã từng sinh sống lâu năm trong Khu du lịch, các cán bộ đang làm việc tại Ban quản lý và khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Đề tài tiến hành phỏng vấn 3 nhóm đối tượng: khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và nhân viên Ban quản lý Khu du lịch với số lượng: 15 mẫu điều tra cán bộ và nhân viên Ban quản lý Khu du lịch, 20 mẫu điều tra cộng đồng dân cư địa phương và 15 mẫu điều tra khách du lịch, tổng số mẫu đã thực hiện là 50 mẫu. Kết quả phỏng vấn như sau:
4.3.5.1 Tác động của hoạt động du lịch đến kinh tế - xã hội
Các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, xã hội địa phương. Kết quả phỏng vấn tác động của hoạt động du lịch đến kinh tế - xã hội được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.13 : Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến kinh tế - xã hội
Rất xấu (%) | Xấu (%) | Không ảnh hưởng (%) | Tốt (%) | Rất tốt (%) | Không biết (%) | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | |
Yếu tố kinh tế | ||||||
1.Việc làm/thu nhập | 6,5 | 22,6 | 64,5 | 6,5 | ||
2. Mua bán hàng hoá, giá cả | 3,2 | 9,7 | 80,6 | 3,2 | 3,2 | |
Yếu tố xã hội | ||||||
3. Giao thông, đi lại | 3,2 | 3,2 | 61,3 | 29,0 | 3,2 | |
4. Cung cấp điện, nước | 3,2 | 9,7 | 80,6 | 6,5 | ||
5. An ninh/trật tự xã hội | 3,2 | 54,8 | 16,1 | 25,8 | ||
6. Lối sống/Phong tục tập quán | 16,1 | 61,3 | 19,4 | 3,2 |
90,0
80,0
70,0
60,0
50,0
40,0
30,0
Rất xấu Xấu
Không ảnh hưởng Tốt
Rất tốt
Không biết
20,0
10,0
0,0
Việc làm/thu
nhập
Mua bán hàng Giao thông, đi lại Cung cấp điện, An ninh/ trật tự Lối sống/ Phong
hoá, giá cả
nước
xã hội
tục tập quán
%
Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến kinh tế - xã hội
Kết quả phỏng vấn cho thấy ảnh hưởng tích cực của các hoạt động du lịch đến đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương là rõ rệt; 80,6% số người phỏng vấn cho rằng nhờ có hoạt động du lịch mà các ngành nghề dịch vụ như kinh doanh, mua bán hàng hóa phát triển, giá cả tăng, hệ thống điện nước được đầu tư nâng cấp; tiếp đến là việc làm, thu nhập 64,5%, hoạt động du lịch phát triển số lượng nhân công lao động thường xuyên làm việc tại các doanh nghiệp tăng lên, người lao động có việc làm ổn định, thu nhập ngày một tăng; 61,3% là ý kiến về giao thông, đi lại với 30 km đường thảm nhựa tiêu chuẩn cấp 4 miền núi xây dựng xung quanh Hồ Tuyền Lâm tạo điều khiện thuận lợi cho nhà quản lý, các doanh nghiệp và người dân trong khu vực cùng khai thác tiền năng tự nhiên Khu du lịch.
4.3.5.2 Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, hoạt động du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến tài môi trường tự nhiên như: Gây ô nhiễm môi trường, suy thoái đa dạng sinh học…