2.3.4 Đất đai
Theo kết quả điều tra lập địa của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II, đất ở đây chủ yếu là đất vàng xám phát triển trên đá mẹ Granit và Dacid, độ phì của đất tương đối tốt, diện tích đất bị thoái hóa không đáng kể. Thành phần cơ giới biến động từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày và khá sâu. Một số diện tích có độ dốc lớn nên dễ bị rửa trôi và xói mòn trong mùa mưa, khả năng giữ nước và dinh dưỡng không cao.
2.3.5 Khí hậu, thủy văn
Khí hậu khu vực Hồ Tuyền Lâm có đặc chưng của khí hậu thành phố Đà Lạt, khí hậu nhiệt đới vùng núi cao.
* Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn thành phố Đà Lạt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 18,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 5 và tháng 6 là 19,50C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau là 16,40C. Nền nhiệt này rất thích hợp với sức khỏe của con người, đặc biệt đối với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh, biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn, cao nhất vào mùa khô khoảng 12 - 130C/ngày.
* Thủy văn
Lượng mưa trung bình cả năm đạt 1.729 mm. Lượng mưa bình quân thấp nhất vào tháng 01 đạt 7,5 mm, cao nhất vào tháng 9 đạt 290,2 mm. Chế độ mưa theo mùa đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Độ ẩm bình quân khá cao đạt 84%, nhờ tác động mặt nước Hồ Tuyền Lâm làm cho thời tiết dễ chịu hơn vào mùa khô, mùa mưa độ ẩm tương đối cao tạo nên sự ẩm ướt.
2.3.6 Tình hình kinh tế, xã hội
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 1
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 2
- Các Tiềm Năng Tự Nhiên Để Phát Triển Du Lịch
- Điều Tra, Đánh Giá Các Hoạt Động Du Lịch Tại Khu Du Lịch Hồ Tuyền Lâm
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Từ Năm 2007 Đến Năm 2011 Của Công Ty Du Lịch Cáp Treo Đà Lạt
- Bảng Tổng Hợp Số Lượng Bộ, Họ Các Loài Động Vật
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Thành phố Đà Lạt có diện tích 391,06 km2 với 12 phường và 3 xã, dân số thành phố Đà Lạt tính đến năm 2004 là 183.000 người, trong đó dân số
thành thị là 163.954 người (chiếm 89%), nông thôn là 19.766 (chiếm 11%).
Dân số của phường 3, 4 là 28.668 người [21].
Nhằm phục vụ quy hoạch phát triển du lịch dưới tán rừng phòng hộ khu vực Hồ Tuyền Lâm theo Nghị quyết của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng. Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm phối hợp cùng UBND thành phố Đà Lạt di dời người dân trong vùng dự án đến nơi ở mới và thực hiện công tác đền bù, tái định cho các hộ dân trong vùng. Hiện nay, trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chỉ còn lại một số ít hộ dân chuyển sang kinh doanh buôn bán hàng lưu niệm, ăn uống, giải khát tại khu vực bến 1, 2 bến du thuyền và làm việc tại một số dự án đang khai thác kinh doanh du lịch trong Hồ Tuyền Lâm.
Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu chung
Góp phần bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định và đánh giá ảnh hưởng những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường và những nguyên nhân gây ra tác động.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Hồ Tuyền
Lâm.
- Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên rừng khu vực Hồ Tuyền Lâm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu
du lịch Hồ Tuyền Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường của các hoạt động du lịch ở Hồ Tuyền Lâm.
3.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.
- Một số Công ty đang khai thác các hoạt động du lịch.
- Khách du lịch đến Hồ Tuyền Lâm.
- Các nhân tố môi trường như: đất, nước, thực vật.
3.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động du lịch đến tài nguyên rừng và tài nguyên nước khu vực Hồ Tuyền Lâm.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp luận
3.4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố, quy luật phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác, chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của lãnh thổ.
3.4.1.2 Quan điểm môi trường
Du lịch hiện nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, các hoạt động kinh tế không chỉ tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu được từ hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa kinh tế, văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường. Vì vậy, những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến môi trường, tới hệ sinh thái tại các điểm, tuyến du lịch cần phải được tính đến.
3.4.1.3 Quan điểm bền vững
Phát triển bền vững là mục tiêu mà cộng đồng đang hướng tới trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Quan điểm phát triển bền vững được xem xét trong các phạm trù: bền vững về hệ sinh thái, hệ kinh tế, hệ xã hội.
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra được thực hiện trong đề tài này thông qua phiếu điều tra và điều tra ngoài thực địa.
- Điều tra thông qua phiếu: là phương pháp điều tra tập trung vào một chủ đề, thực hiện trong thời gian ngắn, được áp dụng cho số lượng lớn thành viên trong cộng đồng.
Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi đã được soạn sẵn theo một trình tự đã định. Dữ liệu thu được thông qua phiếu điều tra có tính hệ thống và dễ phân tích. Quá trình phân tích dữ liệu nhanh và ít tốn kém, cho phép người điều tra thu thập được nhiều loại dữ liệu từ một số lượng lớn người được phỏng vấn.
- Điều tra ngoài thực địa: nhằm đánh giá thực trạng các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường ở thời điểm hiện tại, số liệu thu thập được mang tính định lượng. Từ những dữ liệu thu thập được, đưa ra những đánh giá, dư ̣ báo, đề xuất các giải pháp quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
3.4.2.2 Quá trình nghiên cứu
3.4.2.2.1 Quá trình thu thập tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu, số liệu có sẵn của khu vực nghiên cứu (cả ở dạng xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp giúp giảm bớt nội dung điều tra, bổ sung những nội dung không điều tra được hay không tiến hành được. Thông qua thông tin thứ cấp giúp định hướng những công việc cần làm trong điều tra thực địa.
Những tài liệu thứ cấp thu được ở địa điểm nghiên cứu bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu.
- Hệ thống hạ tầng cơ sở của địa điểm nghiên cứu.
- Những công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về tài nguyên của khu vực nghiên cứu.
- Tình hình bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
- Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch của khu vực.
- Những chính sách, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
Tuy nhiên, các số liệu thống kê thường không đầy đủ và độ tin cậy chưa cao nên đề tài cần phải thu thập thông tin, số liệu qua điều tra nhằm bổ sung những thông tin cần thiết phục vụ đề tài.
3.4.2.2.2 Quá trình điều tra
* Điều tra thông qua phiếu
Phiếu điều tra là những câu hỏi đã được định sẵn câu trả lời giúp người phỏng vấn tiết kiệm thời gian, câu trả lời không bị lệch vấn đề, thuận tiện khi tổng hợp và xử lý số liệu trên cơ sở những thông tin thu được.
Phiếu điều tra được xây dựng cho ba nhóm đối tượng: Cán bộ và nhân viên Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương.
* Điều tra trực tiếp
Tác giả tiến hành điều tra một số doanh nghiệp đang khai thác hoạt động du lịch trong Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm: Công ty TNHH Maico (ĐaLat Edensee Resort); Công ty du lic̣ h thác Đatanla, Công ty du lich cáp treo Đà
Laṭ, điểm du lic̣ h dã ngoai Suối Tía, Đá Tiên, Nam Qua; Thiền Viện Trúc
Lâm; Hợp tác xã du thuyền. Thu thâp
các thông tin:
- Số lượng khách tham quan, lưu trú.
- Chất thải sau sinh hoạt: rác thải, nước thải.
- Hệ thống xử lý rác, chất thải.
Phối hợp với Trung tâm quan trắc tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên môi trường lấy một số mẫu nước mặt, nước ngầm, nước thải tại một số vị trí trong Khu du lịch phân tích, kết quả được so sánh với các mẫu phân tích năm 2005 để so sánh.
Chất thải từ các hoạt động du lịch trong Khu du lịch: rác thải khách du lịch, chất thải rắn trong quá trình xây dựng, dầu, nhớt từ hoạt động du thuyền thải ra …
Thu thập số liệu một số dự án đang triển khai trong Khu du lịch.
* Các nguồn dữ liệu khác
Ngoài dữ liệu thu được từ quá trình thu thập tài liệu thứ cấp, điều tra thực tế, tác giả tìm các tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Những tài liệu này là những báo cáo, nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch, hình ảnh trong quá trình điều tra thực địa.
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Dùng phần mềm Mapinfo 10.0 xây dưng bản đồ vị trí chuyển mục
đích sử dụng đất, bản đồ trồng rừng các nhà doanh nghiệp trong Khu du lịch.
- Dùng phần mềm Excel thống kê và tổng hợp số liệu điều tra.
- Phối hợp với Trung tâm quan trắc tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên môi trường phân tích chất lượng mẫu nước mặt, nước ngầm, nước thải lấy trong Hồ Tuyền Lâm và một số điểm trong Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.
+ Các chỉ tiêu nước mặt: pH, TSS, COD, BOD5, Dầu mỡ ĐTV, Nitơ tổng, Photpho tổng, Coliform dùng phương pháp phân tích: Máy đo Sension 1-Hach của Mỹ, Standard Methods 2540 D và 5220C, Oxytop IS, SMEWW- 5520 C, TCVN5978:1995, TCVN 2661: 1978, TCVN 6187-2:1996.
+ Các chỉ tiêu nước ngầm: pH, độ màu, độ cứng, Clorua, Florua, Sắt, Asen, Chì, kẽm, Coliform dùng phương pháp phân tích: Máy đo pH Sension 1-Hach của Mỹ, TCVN 6185: 1996, Standard, TCVN 6224: 1996, TCVN
6194: 1996, TCVN 6195-2: 1996, TCVN 6177: 1996, TCVN 6626: 2000,
TCVN 6193-2: 1996, TCVN 6193: 1996, TCVN 6187-2: 1996.
+ Các chỉ tiêu nước thải: pH, TSS, COD, BOD5, Nitơ tổng, Photpho tổng, Coliform dùng phương pháp phân tích: Máy đo pH Sension 1-Hach của
Mỹ, Standard Methods 2540 D và 5220C, TCVN 6001: 1995, TCVN 5987:1995, TCVN 2661: 1978, TCVN 6187-2:1996.