Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt Năm 2005 Và Năm 2011


dựng Khu du lịch là 715 hộ với số tiền đền bù 250 tỷ đồng, số hộ được tái định cư là 360 hộ, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi 530 ha. Sau khi bàn giao đất và nhận tái định cư, người dân sống trong Hồ Tuyền Lâm đã quen với sản xuất nông nghiệp nên họ rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới. Số hộ xây nhà tại khu tái định cư rất ít vì họ thiếu việc làm, hầu hết các hộ dân sau khi nhận tái định cư đã sang nhượng cho người khác và tìm đến các xã vùng ven thành phố Đà Lạt như: xã Tà Nung, xã Xuân Trường, xã Xuân Thọ và xã Trạm Hành tìm kiếm mua các vườn, rẫy và tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

Để hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm việc làm mới, Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm đã tổ chức một số lớp tập huấn việc làm, gửi các phiếu đề nghị tuyển dụng lao động người địa phương đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu du lịch nhưng kết quả đạt được không cao.

4.3.2 Tác động đến tài nguyên rừng‌

Để phục vụ xây dựng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, tổng số diện tích bị tác động 292,6 ha bao gồm đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp. Trong đó diện tích đất có rừng 151,20 ha (chiếm 52% tổng diện tích), đất nông nghiệp và đất khác 141,40 ha (chiếm 48%). Số cây rừng bị tác động khoảng 98.534 cây bao gồm: rừng lá rộng và rừng thông tự nhiên 21.133 cây, rừng thông trồng

77.401 cây với trữ lượng rừng khoảng 11.360 m3 [11]. Mật độ che phủ của rừng giảm từ 70,7% xuống còn 65,36%.

Để phục hồi hệ sinh thái rừng thay thế diện tích phải chặt hạ, UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý chủ trương cho Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm làm chủ đầu tư 02 dự án: Dự án trồng Hoa Anh Đào và Dự án trồng rừng và cây xanh trong Khu du lịch với tổng diện tích 289,63 ha nhằm tăng độ che phủ của rừng từ 65,36% do tác động của việc xây dựng các hạng mục công trình lên 75,61% sau khi dự án hoàn thành, tăng 4,91% so với trước khi có tác


động của các hoạt động du lịch, trong đó: nguồn vốn nhà nước 75,48 ha, nguồn vốn các nhà đầu tư 214,15 ha. Đến thời điểm điều tra, Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm và các nhà đầu tư trong Khu du lịch đã trồng được 134,0 ha rừng (quy mật độ đông đặc 500 cây/ha theo Dự án được phê duyệt).

4.3.2.1 Ảnh hưởng đến khu hệ động vật‌

Việc xây dựng Khu du lịch ảnh hưởng đến không gian sống của các loài động vật. Do địa điểm xây dựng các dự án thành phần quy hoạch bao quanh Hồ Tuyền Lâm, đây là vị trí trung tâm của khu vực, do vậy khu vực bị tác động hầu như nằm trên toàn bộ diện tích Khu du lịch bao gồm các đối tượng rừng thông tự nhiên, rừng thông trồng và rừng lá rộng thường xanh như: khu vực dọc tuyến Thác Đatanla, Núi Pinhall, Núi voi, Đỉnh B’Nam Qua trừ một phần diện tích phía cuối hồ Tuyền Lâm có trạng thái rừng lá rộng thường xanh là nơi dự trữ sinh quyển thuộc khu vực bất kiến tạo. Các hoạt động trên làm thu hẹp không gian sống, sinh cảnh bị chia cắt, làm cạn kiệt nguồn thức ăn của các loài động vật đặc biệt là các loài thú thuộc Bộ móng guốc, Bộ linh trưởng …

Các yếu tố hoạt động trong quá trình xây dựng như: Hoạt động của máy móc trong quá trình thi công, xe cơ giới vận chuyển nguyên, vật liệu, hoạt động vận chuyển khách, các hoạt động vui chơi giải trí của con người gây lên tiếng ồn, lượng lớn người tập trung trong phạm vi không gian hẹp … làm ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật đặc biệt là các loài thuộc lớp chim, thú. Đây là những loài rất nhạy cảm với tiếng ồn.

4.3.2.2 Ảnh hưởng đến khu hệ thực vật

Diện tích tác động tại các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng phục vụ xây dựng các hạng mục công trình chiếm từ 20 – 25% tổng diện tích đất dự án làm diện tích rừng bị suy giảm. Đến thời điểm điều tra, đã có 22 dự án đang triển khai xây dựng với tổng số diện tích tác động phục vụ xây dựng


các công trình trong Khu du lịch là 94,29 ha, số lượng cây chặt hạ giải phóng mặt bằng 25.891 cây, trữ lượng 4.729,17 m3. Diện tích quy hoạch các dự án du lịch 1.766,45 ha (chiếm 72,7%) diện tích đất trong Khu du lịch.

Để phục hồi hệ sinh thái rừng, Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm đang thực hiện trồng rừng 02 dự án Hoa Anh Đào và Dự án trồng rừng và cây xanh là 289,63 ha do Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm và nhà đầu tư trong Khu du lịch thực hiện, tuy độ che phủ tăng 4,91% so với trước khi tác động của các hoạt động du lịch, tuy nhiên, sự đa dạng về tổ thành loài thấp do các loài cây trồng chỉ tập trung vào một số loài và cần một thời gian dài để rừng trồng phục hồi lại hệ sinh thái như ban đầu.

Ngoài ra, một số diện tích nằm ngoài phạm vi được phép xây dựng công trình, chủ đầu tư cải tạo thực bì vốn có để thay thế bằng thảm thực bì khác, thường là các thảm cỏ, cây cảnh mục đích làm đẹp cảnh quan trong dự án nhưng vô tình làm giảm sự đa dạng sinh học như các loài thực vật thân thảo, các loài cây ưa bóng, cây tái sinh đặc biệt là tái sinh của các loài cây bản địa.

Trong quá trình khai thác tận dụng lâm sản giải phóng mặt bằng, do vị trí các công trình xây dựng nằm rải rác trong rừng, khi cây ngả đổ sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến khu vực rừng lân cận. Các hoạt động khai thác làm cho đất rừng bị sói mòn, rửa trôi làm ảnh hưởng đến kết cấu đất dẫn đến suy giảm về số, chất lượng của một số loài thực vật, côn trùng sống trên và trong đất, làm giảm khả năng tái sinh một số loài thực vật.

4.3.3 Tác động tài nguyên nước‌

Để đánh giá chất lượng nước người ta thường dùng các chỉ tiêu vật lí, hoá học, vi khuẩn và thủy sinh vật.


* Chỉ tiêu vật lý

- Các chỉ tiêu vật lí: nhiệt độ, độ pH, độ màu, độ đục … đánh giá định tính về độ nhiễm bẩn của nước do các loại nước thải sinh hoạt, công nghiệp.

- Các chỉ tiêu hàm lượng cặn lơ lửng TSS đánh giá định lượng về trạng thái chất bẩn, các chất không hoà tan và hoà tan.

* Chỉ tiêu hóa học

- Các chỉ tiêu hàm lượng chất hữu cơ được xác định gián tiếp bằng cách đo lượng oxy tiêu thụ do quá trình oxy hoá nhờ vi khuẩn (chỉ tiêu BOD5) hoặc nhờ các chất oxy hoá mạnh như: K2Cr2O7 (COD theo bicromat kali), KMnO4 (COD theo Pecmanganat Kali). Các chỉ tiêu này cho biết mức độ nhiễm bẩn nước thải chứa chất hữu cơ và khả năng phân huỷ chúng trong nước.

- Chỉ tiêu oxy hoà tan đánh giá gián tiếp mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ theo BOD5 của nguồn nước, trạng thái chất lượng và khả năng tự làm sạch của nguồn nước.

- Các chỉ tiêu Nitơ amôn (NH4+), Nitơrit (NO2-), Nitơrat (NO3-) đánh giá mức độ phì dưỡng của nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp …. Ngoài ra, các chỉ tiêu này còn dùng để đánh giá các quá trình phân huỷ chất hữu cơ chứa Nitơ, Phốt pho trong nguồn nước.

- Chỉ tiêu dầu mỡ, hàm lượng các muối kim loại nặng, các chất phóng xạ… đánh giá mức độ nhiễm bẩn nguồn nước do các loại nước thải sản xuất khác nhau.

* Chỉ tiêu vi khuẩn

Chỉ tiêu vi khuẩn như chỉ số Coli (coliforms) đánh giá mức độ tồn tại vi khuẩn gây bệnh trong nước, tổng số vi khuẩn kị khí đánh giá mức độ nhiễm bẩn các chất hữu cơ có nguồn gốc phế thải sinh hoạt, tổng số vi khuẩn hiếu khí đánh giá khả năng phân huỷ chất hữu cơ trong nguồn nước.


4.3.3.1 Nước mặt‌

Để đánh giá chất lượng nước mặt Hồ Tuyền Lâm, phân tích 05 mẫu nước tại 05 vị trí khác nhau trong Hồ Tuyền Lâm với 08 chỉ tiêu: pH, BOD5, COD, TSS, Dầu mỡ, Coliform, Nitơ và Phot pho

Bảng 4.6: Vị trí lấy mẫu nước mặt


Ký hiệu


Vị trí lấy mẫu

Tọa độ vị trí lấy mẫu

X

Y

M1

Giữa hồ Tuyền Lâm

0573.898

1316.068

M2

Gần khu du lịch Eden Resort

0573.209

1314.795

M3

Khu vực nhà điều hành du thuyền

0574.673

1315.893

M4

Khu vực bãi đậu của bến du thuyền

0574.220

1316.177

M5

Công ty CP DLST Phương Nam

0572.477

1314.192

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 8

Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2005



STT


Tên chỉ tiêu


Ðơn vị tính

Kết quả

QCVN 08:2008/

BTNMT (A2)

M1

M2

M3

M4

M5

1

pH

-

7,3

7,2

7,3

7,4

7,1

6 ÷ 8,5

2

BOD5

mg/l

2

2

3

4

3

6,0

3

COD

mg/l

4

4

6

7

5

15,0

4

TSS

mg/l

4

3

8

10

5

30

5

Dầu mỡ

mg/l

0,024

0,024

0,036

0,046

0,02

9

0,02

6

Nitơ tổng

mg/l

0,70

0,77

0,77

0,96

0,88

-

7

Photpho tổng

mg/l

0,02

0,02

0,02

0,03

0,03

-

8

Coliform

MPN/10

0ml

380

210

730

830

270

5.000

(Nguồn: Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường)


Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2011



STT


Tên chỉ tiêu


Ðơn vị tính

Kết quả

QCVN 08:2008/

BTNMT (A2)

M1

M2

M3

M4

M5

1

pH

-

6,96

6,79

6,77

6,72

6,67

6 ÷ 8,5

2

BOD5

mg/l

6

6

7

6

7

6

3

COD

mg/l

6,8

6,8

11,9

6,8

13,6

15

4

TSS

mg/l

21,4

18,6

23,6

20,0

24,3

30

5

Dầu mỡ

động, TV

mg/l

0,07

0,06

0,06

0,07

0,07

0,02

6

Nitơ tổng

mg/l

0,3

0,23

0,26

0,38

0,72

-

7

Photpho tổng

mg/l

0,032

0,027

0,03

0,033

0,054

-

8

Coliform

MPN/10

0ml

11.000

11.000

930

750

24.000

5.000

(Nguồn: Trung tâm quan trắc tài nguyên và Môi trường – Sở TN&MT)


25

20

15

Năm 2005


Năm 2011

10

5

0

pH

BOD5

COD

TSS

Dầu mỡ

Nitơ

Photpho

Biểu đồ 4.1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2005 và năm 2011


Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt năm 2005 và năm 2011 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng đặc biệt là chỉ tiêu Coliform tăng 19,7 lần; TSS tăng 3,6 lần; BOD5 tăng 2,3 lần; Dầu mỡ tăng 2,1 lần; COD tăng 1,8 lần; Photpho tăng 1,5 lần; Nitơ tăng 0,2 lần.

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2011 tại Hồ Tuyền Lâm cho thấy, nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) tại hai vị trí khu vực nhà điều hành du thuyền và điểm du lịch Đá Tiên vượt tiêu chuẩn cho phép 1,17 lần; dầu mỡ động thực vật, khoáng tại tất cả các vị trí quan trắc đều có vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 3,5 lần; chỉ tiêu coliform tại 03/05 vị trí quan trắc: giữa hồ Tuyền Lâm, gần khu du lịch Eden Resort của Công ty TNHH Maico Đà Lạt và điểm du lịch Đá Tiên vượt tiêu chuẩn từ 2,2 đến 4,8 lần so với QCVN 08: 2008/BTNMT (A2) quy định về nồng độ giới hạn các thông số ô nhiễm nguồn nước mặt. Ngoài các chỉ tiêu trên, các thông số còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép.

Tại một số vị trí quan trắc trong Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm đã có một số chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép và có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ như: BOD5 ; Vi sinh; Coliform và Dầu mỡ động, thực vật. Như vậy, nguồn nước mặt tại Hồ Tuyền Lâm đang bị nhiễm bẩn các chất hữu cơ có nguồn gốc phế thải sinh hoạt có nhiều vi khuẩn gây bệnh trong nước, nếu sử dụng nguồn nước hồ cho mục đích cấp nước sinh hoạt phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp đồng thời phải bảo tồn các loài động, thực vật thủy sinh phân tự làm sạch nguồn ô nhiễm.

4.3.3.2 Nước ngầm‌

Để đánh giá chất lượng nước ngầm, phân tích 02 mẫu nước ngầm tại giếng đào khu vực nhà tiếp đón bến du thuyền và giếng đào khu vực đập tràn phụ trong khu vực Hồ Tuyền Lâm phân tích 10 chỉ tiêu: pH, Độ cứng, hàm


lượng sắt (Fe), Clorua, As, Pb, độ màu, Florua, Zn, Coliform. Vị trí lấy mẫu, kết quả phân tích thể thiện tại bảng 4.10, bảng 4.11

Bảng 4.9: Vị trí lấy mẫu nước ngầm



Ký hiệu


Vị trí lấy mẫu

Tọa độ vị trí lấy mẫu

X

Y

N1

Giếng khu vực đập tràn phụ

0574.517

1316.132

N2

Giếng khu vực nhà tiếp đón bến thuyền

0574.734

1315.914

Bảng 4.10: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm năm 2005



STT


Chỉ tiêu


ĐVT

Kết quả

QCVN 09:

2008/BTN MT

N1

N2

TB

1

pH

-

6,8

7,3

7,05

5,5 ÷ 8,5


2

Độ cứng

mg/l

CaCO3

256

98

177

500

3

Fe

mg/l

0,37

0,36

0,37

5

4

Cl-

mg/l

5

5,7

5,35

250

5

As

mg/l

0,001

0,001

0,001

0,05

6

Pb

mg/l

0,001

0,001

0,001

0,01

7

Độ màu

-

0

1

0,5

-

8

Florua

mg/l

0

0

0

1

9

Zn

mg/l

0,001

0,001

0,001

3


10

Coliform

MPN/100

ml

4

15

9,5

3

(Nguồn: Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023