56
Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng kết cấu hạ tầng và CSVC-KT
DL tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk)
Theo định hướng phát triển giao thông hàng không của Bộ Giao thông Vận tải, cảng Hàng không Buôn Ma Thuột là cảng hàng không cấp 4C và là sân bay quân sự cấp I, đến năm 2015 năng lực phục vụ 300000 lượt hành khách/năm. Đến năm 2025 năng lực phục vụ đạt 1000000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm: 420 hành khách/giờ cao điểm.
Nhìn chung, hệ thống giao thông ở Đắk Lắk tương đối hoàn chỉnh, chủ yếu là nhờ hệ thống giao thông đường bộ và hệ thống giao thông hàng không. Khách DL từ các nơi khác đến Đắk Lắk khá thuận lợi thông qua hệ thống giao thông đường hàng không và đường bộ.
2.2.2.2. Thông tin liên lạc
Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển khá tốt, đang từng bước được hiện đại hóa. Các bưu điện, bưu cục đã phủ kín địa bàn toàn tỉnh, đến tận trung tâm các xã. Các huyện đều đã được trang bị tổng đài kỹ thuật số, đảm bảo thông tin liên lạc thuận lợi. Sóng truyền hình đã phủ kín 100% số huyện. Tất cả các huyện đều có máy phát sóng truyền hình; 100% số xã có điện thoại đến trung tâm xã [18]. Tính đến 31-12-2010, toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 300000 máy điện thoại. Mạng điện thoại di động ở Đắk Lắk đã phát triển mạnh, liên lạc điện thoại trong phạm vi Việt Nam và quốc tế đều rất thuận tiện với nhiều hình thức thuê bao tháng, trả trước hoặc theo ngày. Việc liên lạc bằng điện thoại hoặc fax trực tiếp tới các quốc gia rất tiện dụng tại các bưu điện và khách sạn trên địa bàn tỉnh.
Theo Quy hoạch về bưu chính viễn thông quốc gia thì đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 3000 người trên một điểm phục vụ bưu chính viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 2km. Đây là điều kiện thuận lợi về hệ thống truyền tải thông tin về DL để DL Đắk Lắk nói chung và DLST Đắk Lắk nói riêng ngày càng thu hút nhiều du khách.
2.2.2.3. Hệ thống cấp điện
Mạng lưới cấp điện của Đắk Lắk khá phát triển, từ năm 2005 đã có 100% số xã phường có điện lưới quốc gia. Trên địa bàn có lưới điện 500KV (mạch 1) đang vận hành; tuyến 500 KV (mạch 2) từ Pleiku đi TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng. Lưới điện 220 KV từ trạm 500 KV Pleiku cấp điện cho trạm 220 KV Krông Búk chiều dài 150 km. Lưới điện 110 KV từ trạm 220 KV Krông Búk đi Buôn Ma Thuột cấp điện cho trạm 110 KV Buôn Ma Thuột, chiều dài 40.5 km. Lưới điện trung thế 35 KV cấp điện cho 13 huyện, thành phố trên toàn tỉnh với tổng chiều dài đường dây là 274 km.
Hiện tại Đắk Lắk đã được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua các trạm biến áp ở Krông Búk, TP.Buôn Ma Thuột,Ea Kar, Cư M’Gar… và các trạm thủy điện vừa và nhỏ. Toàn tỉnh có 16 trạm trung gian với tổng công suất 64900KW. Lưới trung thế trên toàn tỉnh chưa thống nhất, còn nhiều cấp điện áp 10; 15; 22 và 35 KV.
Nhìn chung, mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân trên địa bàn tỉnh, cũng như cho khách DL. Mạng lưới điện đang dần hoàn thiện là động lực thúc đẩy hoạt động DLST phát triển, tạo cơ sở cho việc đa dạng hóa loại hình cũng như sản phẩm DL. Tuy nhiên, những hạn chế về phủ kín mạng lưới điện ở Tây Nguyên trong điều kiện địa hình cũng là những hạn chế mà ngành điện lực Đắk Lắk đang gặp phải. Nhữngh hạn chế này vẫn đang gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển của ngành DL nói chung và sự phát triển của loại hình DLST ở Đắk Lắk nói riêng.
2.2.2.4. Hệ thống cấp và thoát nước
Hiện nay, toàn tỉnh đã có 7 hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho thành phố Buôn Ma Thuột công suất 49000 m3/ngày đêm; thị xã Buôn Hồ 4200m3/ngày đêm và các thị trấn Krông pắk, Krông Ana, Ea Súp,… với công suất từ 300- 1000m3/ngày đêm. Ngoài ra còn có các công trình cấp nước nhỏ lẻ cung cấp cho các khu, cụm công nghiệp khác trên toàn tỉnh. Đây là các nguồn nước máy đã
được lọc sạch và khử trùng.
Ngoài các đô thị, nguồn nước cho khu vực nông thôn chủ yếu là nước mưa, nước ngầm và nước mặt từ các sông suối, ao hồ,… hầu hết chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh [18].
Hệ thống thoát nước trên địa bàn một số xã và thị trấn cũng đã được đầu tư xây dựng các mương cống thoát nước dọc theo một số tuyến đường giao thông chính và các tuyến đường mới được nâng cấp cải tạo. Còn lại chủ yếu ở các vùng nông thôn là thoát nước theo địa hình tự nhiên ra sông, suối.
Nhìn chung, hệ thống cấp, thoát nước trên địa bàn tỉnh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như phục vụ nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, hệ thống cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, việc dùng nước của phần lớn người dân nông thôn vẫn theo phương thức truyền thống, thói quen thông qua khai thác nước ngầm, việc thoát nước thải chủ yếu ra môi trường tự nhiên chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh có thể gây ra những mối nguy hại lớn đối với môi trường nước, nhất là ở các khu vực có hoạt động khai thác DL.
2.2.3. Các điều kiện khác
2.2.3.1. Chính sách và chiến lược phát triển DL
Giai đoạn 2006 – 2010, các hoạt động quản lí DL đã có những bước phát triển. Việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về DL của tỉnh là bước đầu chuyển đổi cơ bản đối với công tác quản lí phát triển DL ở địa phương. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 - 2010) của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã xác định: DL là một trong những hướng phát triển quan trọng của KT-XH tỉnh, đã tạo được “cú hích” có ý nghĩa quan trọng, góp phần thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế chú trọng đầu tư nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh DL, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được thành lập, nhiều khách sạn được đầu tư xây dựng,… Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015) cũng đã xác định: “Phát triển dịch vụ, chú trọng các dịch vụ có giá
trị gia tăng cao. Xây dựng thị trường mở, hòa nhập với thị trường trong nước và ngoài nước. Đẩy nhanh tốc độ phát triển DL, quy hoạch và phát triển các cụm DL có tiềm năng”. Đó là nền tảng về cơ sở pháp lí để đẩy mạnh phát triển DL trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển DL được ban hành, đã mở ra triển vọng và cơ hội thu hút đầu tư nhiều hơn của các thành phần kinh tế nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng và lợi thế của DL Đắk Lắk.
Nhận thức về vai trò của DL ngày càng được đánh giá cao và xác định từng bước trở thành là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, trong giai đoạn 2006 - 2010, rất nhiều chủ trương, chính sách phát triển DL của tỉnh được ban hành như: Chương trình 08-CTr/TU ngày 07/11/2006 của Tỉnh ủy Đắk Lắk; Nghị quyết số 13/2007/NQ-HĐND ngày 13/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk; Kế hoạch phát triển DL Đắk Lắk giai đoạn 2007-2010 được ban hành theo quyết định số 2857/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 của UBND tỉnh, … Đặc biệt Nghị quyết số: 18/NQ-HĐND, ngày 10/12/2010 của Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VII - kỳ họp thứ 15 đã xác định những định hướng cơ bản của DL Đắk Lắk trong giai đoạn tiếp theo (2011 - 2015) là: “Phát triển DL toàn diện, trọng tâm là DLST, lịch sử, văn hóa dựa trên cơ sở khôi phục và phát huy các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa các dân tộc, từng bước đưa tỉnh trở thành một trong những trọng điểm phát triển DL quốc gia và quốc tế”. Có thể nói nhờ các chính sách trên mà hoạt động DL đã được tạo điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp, đơn vị tham gia đầu tư, kinh doanh.
Về công tác quy hoạch phát triển DL, đến nay Đắk Lắk có nhiều điểm DL được quy hoạch chi tiết như khu DL Hồ Lắk, khu DL Buôn Đôn,… một số huyện như Buôn Đôn, Lắk, Cư M’ gar, Krông Năng, cũng xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển DL của huyện.
Đây là những tiền đề về cơ chế chính sách tạo động lực lớn cho sự phát triển DL của tỉnh Đắk Lắk.
2.2.3.2. Nguồn nhân lực DL
Do hoạt động kinh doanh DL mới được phát triển trong giai đoạn gần đây nên đội ngũ cán bộ, nhân viên kinh doanh DL trên địa bàn tỉnh còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Năm 2005, toàn tỉnh có 920 lao động trong ngành DL. Năm 2010 số lao động tăng gần 2 lần so với năm 2005, đạt 1800 người. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13.10%/năm (giai đoạn 2006-2010). Trong đó, lao động đã qua đào tạo là 800 người, lao động chưa qua đào tạo là 1000 người. Năm 2013: lao động trong ngành DL là 2200 người, dự kiến đến năm 2015: 5000 người (tốc độ tăng trưởng 2011 - 2015 là 22.67%) (Bảng 2.2).
Mặc dù tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, song chất lượng nguồn nhân lực vẫn là điểm yếu. Số lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm hơn 55% , làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động DL trong tỉnh.
Bảng 2.2. Hiện trạng lao động DL tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: người
Tăng trưởng bình quân | |||||
2005 | 2010 | 2013 | 2004 – 2005 | 2006 – 2010 | 2011 - 2015 |
920 | 1800 | 2200 | 4.55% | 13.10% | 22.67% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Và Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Tỉnh Đắk Lắk
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 7
- Đánh Giá Chung Về Tndlst Của Tỉnh Đắk Lắk
- Số Lượt Du Khách Và Thành Phần Du Khách (Nội Địa Và Quốc Tế)
- Tác Động Của Dlst Đến Kinh Tế - Xã Hội Và Môi Trường
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Dlst Tỉnh Đắk Lắk Trên Quan Điểm Dl Bền Vững
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Nguồn: SVH-TT-&DL Đắk Lắk
2.2.3.3. Trình độ phát triển kinh tế của địa phương
Nhìn chung, kinh tế Đắk Lắk cơ bản duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp, với những thế mạnh tự nhiên về nông lâm nghiệp (chiếm gần 60% GDP), nhất là các loại cây công nghiệp như: cà phê, bông, ca cao, cao su, điều,… Giá trị các sản phẩm công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tuy có tăng, nhưng đóng góp chưa cao
trong tăng trưởng chung. GDP bình quân năm 2010 (theo giá hiện hành) đạt
14.37 triệu VND/người - tương đương với 736.85 USD/người [2]. Năm 2013, tổng sản phẩm xã hội – GDP theo giá so sánh năm 1994 đạt 16008 tỉ đồng nâng thu nhập bình quân đầu người lên đạt 27.68 triệu đồng/người/năm [3]. Trong đó thành tựu quan trọng là sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng để ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh.
Sự phát triển khá ổn định của kinh tế, mức sống (về cả vật chất và tinh thần) của người dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện đã có tác động tích cực đến ngành DL địa phương thông qua khả năng cung cấp nguồn hàng hóa và nông sản, thực phẩm cho du khách và tăng nguồn đầu tư cho phát triển DL.
2.2.3.4. Nguồn vốn đầu tư cho DL
Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã thu hút được các nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển hệ thống CSHT, CSVC-KT phục vụ DL góp phần từng bước nâng cấp và hoàn thiện hệ thống CSHT, CSVC-KT đáp ứng nhu cầu phát triển DL của địa phương. Trong đó có một số dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương như dự án đầu tư xây dựng CSHT cho Khu DL hồ Lăk và Buôn Đôn.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư nâng cấp phục vụ phát triển KT-XH, kết hợp phục vụ DL được quan tâm đầu tư với 16 dự án đầu tư, trong đó 10 dự án đã hoàn thành và 6 dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2011-2015. Các dự án này đã nhận được sự hỗ trợ của Trung ương, tổng mức vốn đầu tư được duyệt là 179043 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ là 84.686 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 47.30%.
Nhìn chung, tổng vốn đầu tư nêu trên không phải là nhiều song bước đầu cải thiện chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh, góp phần thu hút khách DL cũng như tạo lập môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Hệ thống CSVC-KT DL được đầu tư xây dựng và nâng cấp bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách DL với những kết quả đáng khích lệ: Hệ thống cơ sở lưu trú tăng trưởng với tốc độ nhanh (Bảng 2.5); Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống cũng tăng trưởng nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách DL ngày càng tốt hơn; Các dịch vụ bổ trợ ngày càng đa dạng với nhiều loại hình như vui chơi giải trí,…
Trên đây là những tiền đề và trở thành động lực quan trọng cho hoạt động DLST tỉnh phát triển.
2.3. Hiện trạng phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh DL
2.3.1.1. Công tác tổ chức và quản lí
Hiện nay cơ quan quản lí về DL của tỉnh là SVH-TT&DL. Tại các huyện, thành phố, theo dõi lĩnh vực DL được phân công cho phòng Văn hóa và Thông tin quản lí, song ở hầu hết các huyện đều chưa có cán bộ chuyên trách về DL, chủ yếu là cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao kiêm nhiệm.
SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch ở tỉnh. Với nhiệm vụ đó, trong những năm gần đây, SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu và được giao chủ trì tổ chức thực hiện các Quy hoạch, chủ trì các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư DL thông qua việc tham gia Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2013; Festival Biển Nha Trang - Việt Nam; Diễn đàn xúc tiến Đầu tư Tây Nguyên,.. thực hiện kế hoạch hợp tác phát triển DL Đắk Lắk với các tỉnh thuộc khu vực khác và với 2 quốc gia láng giềng để mở ra những tuyến DL mới, tham mưu với UBND tỉnh trong việc tổ chức các sự kiện và chương trình DL có ý nghĩa khu vực và quốc gia như: Lễ Hội cà phê, Năm DL quốc gia Tây Nguyên
– Đà Lạt,… gần đây nhất là Quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện nay SVH-TT&DL tỉnh đang tiếp tục thực hiện cụ thể hóa nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh, đề xuất