Giang, Đông Quảng, Hạt Sơn, Hoa Huyện, Hoa Viên, Học Sơn, Hợp Phố, Khai Bình, Nam Hải, Phan Du, Phan Duy, Phật Sơn, Tam Thủy, Tân Hội, Thuận Đức, Triều Dương, Trung Sơn, Tứ Kim, Tứ Hội. Vì chủ hộ là những người ở độ tuổi trên 60 nên 41,4 % người không còn lao động, phần lớn lứa tuổi lao động làm nghề buôn bán (25,1%), thủ công nghiệp (20,7%), công chức trong cơ quan nhà nước (6,9%) chỉ có 1,7% là công nhân. Đa phần người Hoa Quảng Đông có đời sống kinh tế khá giả (70,7%), trung bình (15,5%), người nghèo (8,6%) và người giàu (5,2%). Phần lớn người Hoa Quảng Đông đã đến sống tại Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh từ bốn thế hệ (48,3%), chỉ có số ít đến đây từ 5, 6 thế hệ (3,4%). Về tôn giáo: Tín ngưỡng dân gian (thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thờ thần, thờ tổ tiên): 90%; Phật giáo: 6,6%; Công giáo: 1,7% và Tin Lành: 1,7% [Kết quả khảo sát của tác giả (năm 2010)].
6. Đóng góp của luận án
Về phương diện lý thuyết, nghiên cứu “Nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” góp thêm tư liệu để bổ sung và làm sáng tỏ lý thuyết Nghi lễ chuyển đổi của Anorld van Gennep, lý thuyết chức năng của Bronislaw Malinowski và Radcliffe-Brown, lý thuyết biểu tượng trong nghi lễ của Victor Turner.
Đóng góp thứ nhất, luận án cho thấy không phải tất cả thay đổi (của con người) làm khuấy động cuộc sống xã hội và cá nhân, mang đến những tác động có hại nên nghi lễ chuyển đổi mới ra đời. Có những thay đổi, đánh dấu một bước ngoặt của cuộc đời nhưng không gây nên sự khủng hoảng (tại một thời điểm) mà vẫn có nghi lễ chuyển đổi – lễ khai học, lễ mừng thọ. Mặt khác, luận án còn chỉ ra ba giai đoạn trước ngưỡng, trong ngưỡng và sau ngưỡng trong các nghi lễ chuyển đổi mà Anorld van Gennep đưa ra không phù hợp với tất cả các nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông.
Đóng góp thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ nhận định của Radcliffe Brown về các chức năng của nghi lễ nói chung và nghi lễ chuyển đổi nói riêng là tạo quy củ và những cảm giác tích cực (đối trọng lại những cảm
giác tiêu cực hay mất niềm tin), gắn kết các thành viên trong cộng đồng, tạo và tái tạo sức sống di sản của cộng đồng và truyền đạt giá trị văn hóa, đạo đức cho một thế hệ tiếp theo.
Đóng góp thứ ba, góp phần bổ sung về một hình thức biểu tượng trong cộng đồng người Hoa Quảng Đông vốn không có trong người Ndembu mà Victor Turner đã nghiên cứu – dùng từ đồng âm, cận âm, cận nghĩa như những biểu tượng bên cạnh các biểu tượng là sự vật, hành động, các mối quan hệ, hiện tượng và điệu bộ.
Về phương pháp luận: Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên áp dụng ba lý thuyết cấu trúc, chức năng và tương tác biểu tượng trong nghiên cứu trường hợp – nghi lễ chuyển đổi của một cộng đồng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Về mặt tư liệu và luận cứ khoa học: Nghiên cứu góp phần tập hợp tư liệu về nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông hiện nay, vốn còn thiếu trong các nghiên cứu dân tộc học.
Kết quả nghiên cứu là:
- Xác định những nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông và giải thích những chuyển đổi đó đối với cá nhân người thụ lễ và những người có liên quan – hiện chưa có một công trình nào về nghi lễ chuyển đổi của cộng đồng này.
- Thông qua nghi lễ, khái quát những giá trị đạo đức, cấu trúc xã hội của cộng đồng người Hoa Quảng Đông hiện nay.
- Phân tích và lý giải các chức năng của nghi lễ chuyển đổi qua đó khẳng định sự cần thiết của việc duy trì và bảo tồn các nghi lễ - nhưng không cổ súy các nghi thức rườm rà, lãng phí thời gian và tiền của.
7. Khung phân tích:
Chủ đề phân tích của luận án là nghi lễ chuyển đổi. Vận dụng thuyết cấu trúc, thuyết chức năng và biểu tượng trong nghi lễ để phân tích nghi lễ dưới nhiều góc độ: diễn trình và cấu trúc, chức năng của nghi lễ, nghi lễ của những nhóm xã hội khác nhau và nghi lễ hiện nay so với nghi lễ được tổ chức những năm nửa đầu thế kỷ XX (Xin xem sơ đồ khung phân tích ở trang sau).
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, luận án gồm 180 trang chính văn, chia làm bốn chương:
- Chương 1: Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên
cứu
Chương này có 43 trang trình bày và phân biệt rõ các các khái niệm liên
quan đến đề tài, phân tích ba nhóm lý thuyết cơ bản: thuyết cấu trúc, thuyết chức năng và tương tác biểu tượng của những nhà nhân học phương Tây. Từ đó giải thích vì sao tác giả sử dụng những lý thuyết đó trong luận án này. Tiếp theo là tổng quan tình hình nghiên cứu về nghi lễ của người Hoa. Tổng quan về cộng đồng người Hoa Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh qua các vấn đề: quá trình định cư và phân bố dân cư, các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Chương 2: Những nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông:Mô tả dân tộc học.
Chương này có 41 trang, trình bày những nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo dạng mô tả dân tộc học để chỉ rõ những nghi lễ nào là nghi lễ chuyển đổi, phân tích các dấu hiệu của sự phân ly, ngưỡng và hội nhập trong các nghi lễ; Nêu lên sự chuyển đổi của mỗi cá nhân và những người có liên quan sau mỗi giai đoạn chuyển đổi: lễ đầy tháng, lễ khai học, lễ cưới, mừng thọ và lễ tang.
- Chương 3: Chức năng của nghi lễ chuyển đổi.
Chương này có 41 trang, phân tích chức năng của nghi lễ dưới cấp độ cá nhân và cộng đồng bao gồm ba chức năng: chức năng tâm lý, chức năng xã hội và chức năng văn hóa - giáo dục.
- Chương 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến nghi lễ chuyển đổi và sự biến đổi trong nghi lễ chuyển đổi.
Chương này gồm 52 trang, tìm ra những khác nhau về hình thức và nội dung nghi lễ dưới góc độ giới, tuổi, điều kiện kinh tế, mạng lưới xã hội, niềm tin tôn giáo. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến những biến đổi và những biến đổi đó
trong của nghi lễ hiện nay so với nghi lễ diễn ra vào những thập niên 50, 60 của thế kỷ XX.
9. Những khó khăn và thuận lợi:
Thuận lợi: Địa bàn nghiên cứu cũng chính là địa bàn cư trú của tác giả nên tác giả có điều kiện tham dự được nhiều nghi lễ của người Hoa, thu thập thông tin phong phú về nghi lễ chuyển đổi. Vì có thời gian dài tham dự các nghi lễ cùng với cộng đồng nên tác giả có cơ hội trải nghiệm, phỏng vấn sâu những người trong cuộc.
Mặt khác, tác giả có mối quan hệ lâu dài và thân tình với nhóm người Hoa Quảng Đông cũng chính là những nhà nghiên cứu của Ban công tác người Hoa thành phố Hồ Chí Minh (nay là Ban Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh), nên có thể khai thác được rất nhiều thông tin về văn hóa người Hoa Quảng Đông. Tham dự những nghi lễ chuyển đổi của chính những nhà nghiên cứu này, tác giả vừa thu thập được tư liệu điền dã dân tộc học vừa có được nguồn thông tin dồi dào từ những cuộc phỏng vấn sâu chính người trong cuộc. Điều này càng làm tăng thêm tính chân xác của nguồn tư liệu luận án.
Văn hóa của người Hoa là vấn đề tác giả đã có thời gian nghiên cứu từ nhiều năm nay (từ năm 2000 với đề tài luận văn thạc sĩ) nên đã có vốn kiến thức nhất định về đề tài này.
Với sự phát triển của ngành Nhân học như hiện nay, tác giả có thể dễ dàng tiếp cận được những lý thuyết nghiên cứu của phương Tây để hiểu và vận dụng vào nghiên cứu này.
Bên cạnh những thuận lợi khách quan và chủ quan, tác giả còn một khó khăn lớn nhất trong nghiên cứu này là tác giả không thông thạo tiếng Quảng Đông để hiểu tường tận các ngữ cảnh của nghi lễ, còn hạn chế trong việc tiếp cận các tài liệu viết về nghi lễ bằng tiếng Quảng Đông. Tuy nhiên, khó khăn này phần nào được khắc phục nhờ cộng đồng người Hoa Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh sử dụng tiếng Việt một cách phổ biến (trừ những người lớn tuổi, ít tiếp xúc với xã hội),
tác giả có thể giao tiếp với cộng đồng bằng tiếng Việt và tác giả có những người bạn thông thạo tiếng Hoa đã dịch giúp tài liệu được viết bằng tiếng Hoa.
Vì hạn chế trên, nên luận án sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luôn sẵn sàng đón nhận những đóng góp ý kiến của quý thầy cô, đồng nghiệp cũng như những “người trong cuộc”.
Thuyết cấu trúc – Lý thuyết
Nghi lễ chuyển đổi của Arnold van Gennep
Hệ giá trị đạo đức Cấu trúc xã hội của cộng
đồng
NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI
Thuyết chức năng
của R. Brown, Malinows ki.
Biểu tượng trong nghi lễ của Victor Turner
Tiến trình và cấu trúc nghi lễ
KHUNG PHÂN TÍCH VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nghi lễ chuyển đổi của những nhóm xã hội khác nhau |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghi Lễ Chuyển Đổi Của Người Hoa Quảng Đông Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện Nay - 1
- Nghi Lễ Chuyển Đổi Của Người Hoa Quảng Đông Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện Nay - 2
- Nghi Lễ Chuyển Đổi Của Người Hoa Quảng Đông Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện Nay - 4
- Nghi Lễ Chuyển Đổi Của Người Hoa Quảng Đông Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện Nay - 5
- Những Hướng Tiếp Cận Lý Thuyết Của Luận Án
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm liên quan:
Để có tiền đề lý luận nghiên cứu cho đề tài “Nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” chúng tôi trình bày một số khái niệm chính yếu: Nghi lễ, nghi lễ chuyển đổi, mạng lưới xã hội, cấu trúc xã hội, giao lưu văn hóa, biểu tượng, người Hoa Quảng Đông.
Nghi lễ [ritual]
Về mặt từ nguyên, từ “nghi lễ” bắt nguồn từ tiếng Latin là ritus - nghĩa là hành vi có trật tự. Về mặt ý nghĩa của từ này các nhà nhân học đã đưa nhiều định nghĩa khác nhau về nghi lễ.
Robert Smith (1889) giả thuyết rằng tôn giáo bao gồm niềm tin và nghi lễ, như vậy nghi lễ theo ông là những thực hành tôn giáo [63: 177]. Trong khi Durkheim (1912) cho rằng nghi lễ “là hoạt động chỉ ra những quy định (rule) con người biết để tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trước những đối tượng thiêng” [63: 177]. Trong Golden Bough (1890), Frazer phân chia thế giới thành hai lĩnh vực: thế tục và linh thiêng, nghi lễ thuộc lĩnh vực thiêng. Theo Jane Harrison (1912, 1913) nghi lễ là sự kịch tính hóa mang tính ma thuật những hoạt động thường nhật. Để phân biệt những hành vi mang tính nghi lễ và không mang tính nghi lễ dựa vào dấu chỉ có hay không có bối cảnh tôn giáo. Nghi lễ theo Tylor là phương tiện giao tiếp với những thực thể linh hồn” là “cầu nguyện, hiến tế, nhịn ăn, định hướng và tẩy uế” [15: 948]. Peter Winch cho rằng “nghi lễ thường bị chỉ trích là hành vi không lý tính, không thực tế và không khoa học” [76: 4]. Nghi lễ là "hành vi trang trọng và mang tính biểu tượng (Robert H. Winthrop) [86:124 ]. Theo Victor Turner, nghi lễ (ritual) “là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp, không liên quan đến công việc có tính chất kỹ thuật hàng ngày, mà có quan hệ với các niềm tin vào đấng tối cao hay các sức mạnh thần bí” [96: 19].
Với những định nghĩa “nghi lễ” trên, có thể hiểu nghi lễ là những hành vi được tổ chức vào những dịp nhất định có tính chất nghi thức, trang trọng và mang ý nghĩa biểu tượng, được kiểu thức hóa, lặp đi lặp lại, diễn ra trong thời gian và không gian được xác định.
Nghi lễ chuyển đổi [rite of passage]
Nghi lễ chuyển đổi là nghi lễ đánh dấu sự chuyển đổi của cá nhân trong suốt vòng đời, từ tình trạng này sang tình trạng khác, từ vai trò, địa vị này sang vai trò, địa vị khác, hợp nhất những kinh nghiệm của con người và kinh nghiệm văn hóa với vận số sinh học: ra đời, sinh con, chết đi. Những nghi thức này tạo sự khác biệt cơ bản, được tiến hành trong tất cả các nhóm, giữa già và trẻ, đàn ông và đàn bà, sống và chết. Con người thuộc về cả tự nhiên và văn hóa, thông qua nghi lễ chuyển đổi con người có thể suy ngẫm, thể hiện [formulate] và thể hiện lại [reformulate] phần con và phần người của con người. [54: 380-387].
Khái niệm nghi lễ chuyển đổi của Arnold van Gennep được Victor Turner kế thừa và phát triển. Victor Turner cho rằng hầu hết các nghi lễ có liên quan đến sự chuyển đổi từ tình trạng này sang tình trạng khác. Trong The Ritual as process (Tiến trình nghi lễ), Victor Turner nhấn mạnh đến vai trò chuyển tiếp của nghi lễ trong các xã hội, quan trọng nhất là giai đoạn “ngưỡng”. Giai đoạn ngưỡng chứa đựng những thành tố phổ quát và quan trọng. Turner quan sát những người đang ở giai đoạn ngưỡng không thuộc những phân loại nhất định của hệ thống xã hội, cảm nhận sự phụ thuộc lẫn nhau và tính duy nhất, mà Turner dùng thuật ngữ “communitas” để chỉ những người cùng giống nhau ở trình trạng ngưỡng, có cùng cấu trúc. Ở giai đoạn ngưỡng, tính người không phân biệt được [undifferentiated humanness], ái nam ái nữ [androgyny], và địa vị thấp kém, thể hiện một cách biểu tượng như một loại của tabula rasa, trinh nguyên, tình trạng chưa thể xác định được. Ngay cả những thời kỳ lịch sử cũng có thể là thời kỳ ngưỡng, thời kỳ chuyển tiếp, khi quá khứ mất đi mà tương lai chưa thể hiện rõ ràng. Tại những thời điểm này, lối “giả định” [subjunctive] của văn hóa thịnh hành, và cách xử sự, sự tưởng tượng, và sự phân đôi được khuyến khích. Người ở giai đoạn ngưỡng “thường bị