Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN


HÀ THỊ QUỲNH


NGHỆ THUẬT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÒNG

CỦA NGÔ TẤT TỐ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2018

Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN


HÀ THỊ QUỲNH


NGHỆ THUẬT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÒNG

CỦA NGÔ TẤT TỐ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học


TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG


HÀ NỘI - 2018

LỜI CẢM ƠN


Để thực hiện được khóa luận này, tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ thường xuyên tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam và TS. Thành Đức Bảo Thắng – người hướng dẫn trực tiếp.

Tác giả xin được bày bỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn trân trọng nhất tới các thầy cô!


Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2018

Tác giả khóa luận


Hà Thị Quỳnh

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan: khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chòng của Ngô Tất Tốlà kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2018

Tác giả khóa luận


Hà Thị Quỳnh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3. Mục đích nghiên cứu 4

4. Đối tượng, pham vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Đóng góp của khóa luận 4

7. Bố cục khóa luận 4

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6

1.1. Khái niệm phóng sự 6

1.1.1. Sự ra đời của phóng sự 6

1.1.2. Quá trình phát triển của phóng sự Việt Nam 9

1.1.3. Một số quan niệm về phóng sự 11

1.1.4. Đặc trưng của phóng sự 13

1.1.4.1. Phóng sự luôn phản ánh sự thật 13

1.1.4.2. Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận14 1.1.4.3. Ngôn ngữ phóng sự chính xác khách quan 16

1.2. Vị trí của phóng sự Lều Chòng trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố 17

1.2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Tất Tố 17

1.2.2. Tiểu thuyết Lều chòng của Ngô Tất Tố 20

CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA CHẤT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÒNG 25

2.1. Vấn đề phản ánh đậm chất thời sự 25

2.2. Nghệ thuật trình bày tư liệu 33

2.2.1. Ngôn ngữ mang “cái tôi” trần thuật của tác giả 34

2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật 36

2.2.3. Ngôn ngữ giàu tính thời sự và tính chiến đấu 39

CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÒNG 46

3.1. Những giá trị mang tính truyền thống 46

3.1.1. Giá trị văn hóa vật thể 46

3.1.2. Giá trị văn hóa phi vật thể 47

3.2. Những đóng góp về nội dung 49

3.2.1. Góp phần hoàn thiện bức tranh hiện thực về chế độ khoa cử phong kiến 50

3.2.2. Phê phán phong trào “phục cổ” của thực dân 53

3.2.3. Thể hiện tinh thần nhân đạo 55

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Ngô Tất Tố được coi là một trong những nhà văn hàng đầu của trào lưu văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như Tắt đèn, Việc làng và khi nhắc đến Ngô Tất Tố ta không thể không nhắc đến tiểu thuyết Lều chòng. Ngô Tất Tố được nhắc tới là một nhà Nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, và chính ông cũng đã từng mang lều chòng đi thi, từng thi hỏng và từng đỗ đạt. Ngô Tất Tố - nhà văn giao thời, đó chính là cái tên mà không ít người đã quan sát và đặt cho ông, khi họ thấy được tính chất giao thời được thể hiện rò nét trong tiểu thuyết Lều chòng.

Lều chòng ra mắt độc giả lần đầu trên báo Thời vụ năm 1939, xuất bản thành sách năm 1941, được coi là một trong hai kiệt tác văn chương làm nên tên tuổi của ông trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945. Tiểu thuyết là câu chuyện kể về con đường tiến thân thông qua thi cử của kẻ sĩ sống dưới thời phong kiến. Tác phẩm đã cung cấp cho chúng ta một kho tài liệu vô cùng quý giá, trung thực, tỉ mỉ về chế độ khoa cử đã lỗi thời. Bên cạnh đó, tác giả cũng bộc lộ thái độ phê phán, quyết tâm từ bỏ song không phải không day dứt. Tái hiện được những mặt trái của hiện thực xã hội qua chế độ khoa cử cũ là sự thành công của Ngô Tất Tố khi kết hợp nhuần nhuyễn thể loại tiểu thuyết với thể văn tư liệu - nghệ thuật phóng sự. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu gọi Lều chòng là cuốn tiểu thuyết phóng sự với thái độ trân trọng tài năng, phẩm chất của Ngô Tất Tố. Đây cũng chính là đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn này: sự đan xen giữa các yếu tố thể loại trong một tác phẩm, tác giả. Đúng như M. Bakhtin nhận định trong công trình nổi tiếng của mình (Lý luận và thi pháp tiểu thuyết) khi đề cao vai trò của tiểu thuyết trong hệ thống thể loại văn học thời hiện đại: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn

luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự thay đổi. Tiểu thuyết sở dĩ đã trở thành nhân vật chính trong tấm kịch phát triển văn học thời đại mới, bởi vì nó là thể loại duy nhất do thế giới mới ấy nảy sinh và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt. Tiểu thuyết về nhiều phương diện đã và đang báo trước sự phát triển tương lai của toàn bộ nền văn học. Vì thế một khi đã có được vị trí thống ngự, nó xúc tác làm đổi mới tất cả các thể loại khác, nó làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và tính không hoàn thành. Nó lôi cuốn chúng một cách đầy quyền lực vào quỹ đạo của mình, chính bởi vì quỹ đạo ấy trùng hợp với phương hướng phát triển cơ bản của toàn bộ nền văn học” [1, 27 – 28].

Phóng sự xuất hiện ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX và được biết tới là thể loại của báo chí. Đặc trưng của thể loại này là tính chính xác của hiện thực, tính thời sự cấp bách và có cả tính chính trị - xã hội. Khi tái hiện hiện thực cuộc sống, không ít các nhà văn đã vận dụng hài hòa, hiệu quả thể văn tư liệu này và tạo được những hiệu ứng tích cực: vừa giúp người đọc thấy được hiện thực khách quan một cách chân thực nhất, vừa bộc lộ tình cảm, thái độ trước cuộc sống, xã hội. Đó là những yếu tố cần thiết để làm nên sự thành công của tiểu thuyết Lều chòng khi tái hiện diện mạo của xã hội đương thời qua chế độ khoa cử. Ngô Tất Tố nắm bắt và kết hợp thành công thể loại tiểu thuyết với nghệ thuật phóng sự, thể hiện tài năng, cái nhìn sắc bén và vô cùng nhạy cảm với thời cuộc.

Việc chọn và thực hiện đề tài: Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều chòng của Ngô Tất Tố, tác giả khóa luận coi đó là một công việc nghiên cứu khoa học thực sự và vô cùng cần thiết cho sinh viên năm cuối. Từ đó, giúp cho tác giả trau dồi kiến thức bổ sung thông tin để phục vụ công việc giảng dạy sau này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022