1942 [6].
1.3. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)
1.3.1. Sự ra đời Ty Thông tin và hoạt động văn hóa thông tin trong công cuộc đấu tranh giải phóng tỉnh Lào Cai (1947-1950)
Ngày 12-11-1946, lực lượng vũ trang cách mạng đã đánh đuổi bọn phản động Quốc dân Đảng, giải phóng Lào Cai lần thứ nhất. Chính quyền cách mạng được thành lập theo chế độ quân quản đã đứng ra giải quyết những vấn đề lớn, cấp bách về chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. Sau khi Ủy ban hành chính tỉnh được thành lập (4- 1947), Ty Thông tin cũng chính thức đi vào hoạt động do đồng chí Tiến Hồng làm Trưởng ty, Lê Minh làm Phó trưởng ty. Trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp của cuộc kháng chiến, lực lượng của Ty còn hết sức mỏng, tổ chức còn sơ sài. Ngoài đồng chí Tiến Hồng (Trưởng ty) và Lê Minh (Phó trưởng ty) còn có Lê Thế, Nguyễn Trọng Hợp, Mai Xuân San, Bùi Bình Bảo, Phạm Văn Tự, Trọng Kiệm, Ngô Nguyên Dị, Nguyễn Đức Hợp, Nguyễn Văn Thuấn, Vũ Bích,...
Ngày 28-10-1947, giặc Pháp tái chiếm Lào Cai. Chính quyền cách mạng mới ra đời còn non trẻ nhưng đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, các cơ quan đầu não của tỉnh chuyển về đóng tại huyện Lục Yên (Yên Bái). Ty Thông tin đã được đổi thành Ty Thông tin Tuyên truyền. Đồng chí Nguyễn Đức Hợp được bổ sung từ Liên khu 10 lên giữ chức vụ Trưởng ty, đồng chí Lê Thế giữ chức vụ Phó trưởng ty. Đồng chí Nguyễn Đức Hợp đã ra sức củng cố lại Ty. Trong điều kiện hết sức khó khăn khi phải sơ tán từ Lào Cai về Yên Bái nhưng đội ngũ cán bộ của Ty thời gian này được bổ sung đã khá đông đảo gồm có: Nguyễn Đức Hợp, Lê Thế, Bùi Bình Bảo, Nguyễn Văn Thuấn, Trần Kim Phượng, Hùng, Múi, Hồ Sùng Phát, Ngô Nguyên Dị, Ngô Vi Khoa, Nguyễn Văn Quế, Trần Lưu Kiệm. Một số thiếu sinh quân cảnh vệ cũng được bổ sung vào biên chế Ty Thông tin như Đinh Minh Sơn, Quản Trung Cầm, Đăng Khanh. Thiếu nhi Hoàng Thế Nghị cũng được thêm vào bộ phận ấn loát (in li-tô) dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Hào (do đồng chí Nguyễn Đức Hợp xin Liên khu 10 điều động cho Lào Cai). Đồng chí Đào Thịnh (một trong 3 họa sĩ của Yên Bái) cũng được điều động cho Lào Cai. Ty chia thành hai lực lượng: một bộ phận trực tiếp vào hậu địch công tác, một bộ phận ở lại phối hợp với cơ quan tuyên truyền của Trung đoàn 171 trong công tác tuyên truyền, ấn loát phục vụ yêu cầu chiến đấu và phục vụ cho các cán bộ hậu địch. Từ làng São đến làng Sâng, Yên Thế, Hùng Việt đến vùng Cam Đường và một số điểm ở Lào Cai, các cán bộ thông tin cùng các ngành vẫn hoạt động dù chưa đứng trên mảnh
đất Lào Cai và các cơ quan của Lào Cai tạm thời vẫn đóng trên núi rừng Yên Bái. Lúc đó Ty chỉ có Trưởng ty, các công việc có thể thay phiên nhau làm, gọi tên là các bộ phận: thông tin, biên tập, nhạc kịch, ấn loát, hậu địch,...chứ không coi là phòng ban.
Trong những ngày đầu kháng chiến, Ty Thông tin Tuyên truyền đã thành lập Đội Tuyên truyền văn nghệ phục vụ vùng hậu địch, đội gồm nhiều học sinh, thanh thiếu niên có năng khiếu văn nghệ; in và phát hành hàng vạn bản tin, tờ truyền đơn, tranh cổ động cung cấp cho các huyện, thị xã. Đội Tuyên truyền văn nghệ có sự tham gia của các nhạc sĩ Văn Cao, Lương Ngọc Trác, nhà thơ Hoàng Cầm,…phục vụ ở cửa khẩu và một số điểm dân kháng chiến. Nhiều đội viên tham gia xây dựng lực lượng, làm vườn không nhà trống, hăng hái đi dân công. Nhiều đội viên văn nghệ đã trực tiếp tham gia chiến đấu cùng bộ đội ở mặt trận Bình Lư, Xuân Giao, tham gia hoạt động ở vùng căn cứ địa Cam Đường. Công tác thông tin, tuyên truyền lúc này chiếm vị trí hàng đầu với khẩu hiệu của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ II họp vào tháng 7- 1948 và Hội nghị cán bộ văn hóa lần thứ I vào tháng 2-1949: “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến, người nghệ sĩ phải tắm mình trong dòng sông chảy xiết của cuộc kháng chiến, tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến, cũng phải biết xung phong trong chiến đấu chống quân thù, dám hy sinh trong cuộc kháng chiến gian lao và anh dũng của dân tộc” [23, tr.223-228].
Đi đôi với công tác xây dựng lực lượng vũ trang, tỉnh Lào Cai đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc. Đảng bộ tỉnh đã thành lập được các Phòng thông tin tại các nơi tập trung đông dân như thị xã Lào Cai, Phố Lu, Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương. Ở Bảo Thắng đã ra được bản tin phổ cập đến các xã, thôn. Đảng bộ đã tổ chức được các đội tuyên truyền xung phong gồm 26 người đi sâu xuống cơ sở, dùng hình thức mít tinh, nhạc kịch, nói chuyện, biểu diễn văn nghệ bằng tiếng địa phương, làm cho nhân dân hiểu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước [1, tr.86].
Thực hiện lời dạy của Bác: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [17, tr.246], các cán bộ Văn hóa thông tin Lào Cai đã náo nức hăng say làm việc. Các đồng chí lãnh đạo Ty là Nguyễn Đức Hợp, Lê Thế thay nhau trực tiếp vào khu hậu địch hoạt động, chỉ đạo phong trào. Bộ phận còn lại ngoài vùng tự do được tăng cường thêm người cho các bộ phận biên tập kẻ vẽ, bộ phận viết và in băng li-tô. Những tờ tin, khẩu hiệu, tranh vẽ bằng 2 thứ tiếng Kinh và tiếng Hoa được phân phối vào vùng hậu địch để cán bộ các vùng làm tài liệu tuyên truyền cho
dân. Đồng thời, những tài liệu này được phát dần ở những nơi thích hợp như vùng đồng bào Dao ở Bát Xát, đồng bào Hoa ở Mường Khương, Bản Lầu, đồng bào Kinh ở thị trấn, thị xã và dọc sông Hồng. Hoạt động thông tin tuyên truyền đã góp phần tích cực vào việc đấu tranh giải phóng Lào Cai.
Có thể bạn quan tâm!
- Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 1
- Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 2
- Những Thay Đổi Địa Giới Hành Chính Tỉnh Lào Cai
- Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Giai Đoạn Hợp Nhất Tỉnh Hoàng Liên Sơn (1976- 1991)
- Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Giai Đoạn Tái Thiết Tỉnh Lào Cai Và Bước Đầu Phát Triển (1991 - 2000)
- Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thời Kỳ Hội Nhập Và Phát Triển (2001 - 2008)
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Khi giải phóng Phố Lu, lực lượng văn hóa đã tưng bừng tổ chức các cổng chào mừng chiến thắng, cờ hoa khẩu hiệu rực rỡ. Khi giải phóng Bắc Hà, cán bộ văn hóa đã lập ngay phòng Thông tin tuyên truyền ở giữa chợ, có triển lãm tranh ảnh, dùng loa tay phát thanh tiếng dân tộc, tổ chức múa hát mừng chiến thắng. Khi giải phóng Lào Cai, cùng với việc lập phòng Thông tin tuyên truyền ở thị xã, các cổng chào có khẩu hiệu rực rỡ, những bức tranh mừng chiến thắng, kêu gọi đoàn kết cao tới 3-4m, hệ thống khẩu hiệu được chăng khắp ở các phố xá và lan ra ngoại ô tới 2-3km.
Theo báo cáo của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh, từ năm 1947-1949, Ty đã thành lập 7 phòng Thông tin tuyên truyền ở huyện, thị, in gần 10 vạn tờ in, khẩu hiệu, truyền đơn, vận chuyển 3.096 sách báo. Riêng ở khu võ trang Cam Đường đã có: 21.667 tờ in, 9.170 truyền đơn, 2.873 tranh in, 1.230 sách, 48 lần mít-tinh, triển lãm, 200 cuộc nói chuyện, 83 bảng thông tin, 23 bảng tin ở xã, 84 bảng tin ở thôn [55].
Ngày 1-11-1950, Lào Cai được giải phóng, đội ngũ văn nghệ sỹ Lào Cai dần dần hình thành và phát triển. Góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch và công cuộc giải phóng tỉnh Lào Cai có sự đóng góp sức người, sức của của đồng bào các dân tộc, trong đó có Ty Thông tin (sau là Thông tin Tuyên truyền) tỉnh Lào Cai. Vừa mới ra đời, đội ngũ còn mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế nhưng với tinh thần cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, ngững người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa thông tin đã tuyên truyền giúp đồng bào các dân tộc hiểu rõ chủ trương của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh; phục vụ bộ đội, động viên nhân dân, góp phần thúc đẩy nhanh chóng giải phóng tỉnh Lào Cai.
1.3.2. Văn hóa Lào Cai trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ (1951 - 1954)
Ngay sau ngày giải phóng, nhiệm vụ trọng yếu của Lào Cai là thực hiện tiễu phỉ. Đảng bộ tỉnh đã xác định rõ phương châm tiễu phỉ là lấy truyên truyền vận động là chính yếu. Thực hiện phương châm đó, trong những năm 1952-1954, Ty Thông tin Tuyên truyền đã thành lập 3 Đội tuyên truyền văn nghệ phục vụ công tác tiễu phỉ. Đặc biệt ở vùng giải phóng, Ty Thông tin Tuyên truyền còn thành lập một đội nhạc nòng cốt cho các hoạt động văn nghệ.
Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc cách mạng, những cán bộ của ngành Thông
tin Tuyên truyền mà nòng cốt là các đội Tuyên truyền văn nghệ đã tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân không những vùng tự do mà vùng phỉ cũng hiểu rõ sức mạnh của ta, đoàn kết đấu tranh với phỉ. Ở các huyện, cán bộ Ty đã tranh thủ các phiên chợ để phát thanh hoặc cho phổ biến tin bằng cách truyền miệng cùng hình thức tranh ảnh triển lãm và chiếu hình nên đã hấp dẫn, làm cho đồng bào thêm tin tưởng, nhất là rẻo cao. Tổng kết năm 1954 đã chiếu bóng 58 tối có 7.853 người dự; tin tức có 27.707 bản tin chữ quốc ngữ, 7.152 bản chữ Nho; tài liệu có 4.510 bản; thông cáo và lời Hồ Chủ Tịch,…có 13.542 bản và 250 cuốn [49].
Hoạt động thông tin, tuyên truyền được tiến hành bằng mọi hình thức, trong mọi hoàn cảnh để nhân dân và hàng ngũ phỉ hiểu được đúng và đủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ những hoạt động tuyên truyền, vận động, hàng trăm tên phỉ đã ra hàng, trong đó có cả những tên đầu sỏ như Lồ Seo Quán, Giàng Cồ Chấn, Chang Hồng Phú, Lùng Trang, Hản Sào Lùng, Châu Quáng Lồ,… Trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ từ năm 1950 đến năm 1955, Tỉnh ủy Lào Cai đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi 5 chiến dịch tiễu phỉ với hàng trăm trận đánh lớn nhỏ. Tổng kết chiến dịch tiễu phỉ năm 1952 ở miền Đông Lào Cai thu được kết quả: lúc lực lượng địch phát triển mạnh nhất có 3.000 tên, đến 1952 chỉ còn lại 116 tên lẩn trốn trong các khu vực Pha Long, Mường Khương, Lùng Phình, Bắc Hà, Si Ma Cai. Về vũ khí, phương tiện thông tin liên lạc, ta thu được 4 đài liên lạc, 11 súng cối, 49 trung liên, 2 đại liên và
2.500 súng tiểu liên, súng trường, súng ngắn cùng một số lớn quân trang quân dụng, gần 1.000 con trâu ngựa đem trả cho dân bị phỉ cướp [7, tr.49].
Từ tháng 8 - 1954 đến tháng 5 - 1955, tổng kết chiến dịch tiễu phỉ ở Lào Cai đã giành được thắng lợi lớn: tiêu diệt và làm tan rã trên 3.000 tên thổ phỉ, thu hàng trăm tấn vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng, giải phóng toàn bộ các vùng bị phỉ chiếm đóng, xây dựng, củng cố chính quyền và lực lượng dân quân du kích trong các khu vận động.
Thắng lợi của công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Ta đã đập tan âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ dùng phỉ chống phá cách mạng. Thắng lợi đã khẳng định chủ trương, phương châm tiễu phỉ của Trung ương và của tỉnh hết sức đúng đắn. Với phương châm quân sự và chính trị song song, chính trị là căn bản, quân sự là áp lực, chú trọng cải thiện đời sống nhân dân, ta đã kết hợp sức mạnh vũ lực của bộ đội chính quy với đấu tranh chính trị mềm dẻo tạo thành sức mạnh tổng hợp giải quyết triệt để vấn đề phỉ. Có được thắng lợi đó, một phần
quan trọng là do ta đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, phát động được tư tưởng quần chúng từ chỗ chịu ảnh hưởng của địch đến chỗ tin tưởng cách mạng, quyết tâm đấu tranh chống địch.
Đồng thời với công tác tiễu phỉ, vận động lao động sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa mới, ngành Văn hóa thông tin Lào Cai đã phát động quần chúng cách mạng đi dân công phục vụ bộ đội, đi dân công phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Các hình thức tuyên truyền văn nghệ như kẻ khẩu hiệu trên áo, trên mũ, trên súng, tổ chức văn nghệ trong các giờ nghỉ đã làm cho khí thế đi dân công lên rất cao.
1.4. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 1954 - 1975
1.4.1. Hoạt động văn hóa
Cũng như nhiều địa phương khác ở miền Bắc, Lào Cai sau năm 1954 đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp cần khẩn trương giải quyết. Tháng 3-1955, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) nhấn mạnh những nhiệm vụ công tác cụ thể, trong đó: “Củng cố miền Bắc về mọi mặt; Giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam” [13, tr.208]. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) tháng 6-1955 cũng chỉ rõ: “Công tác cải cách ruộng đất vẫn là công tác trung tâm, nhưng công tác khôi phục kinh tế là công tác rất trọng yếu” [13, tr.208]. Tiếp thu Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lào Cai đã bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội.
Ngày 15-9-1956, Ty Văn hóa Lào Cai được thành lập trên cơ sở tách ra từ cơ quan Tuyên huấn do đồng chí Hoàng Phấn làm Trưởng ty. Lúc mới thành lập, Ty Văn hóa chỉ có 14 cán bộ, nhân viên (trong đó có 7 người là dân tộc thiểu số, 1 người là Hoa Kiều). Ngoài đồng chí Hoàng Phấn còn có Nguyễn Mạnh Tiển, Nguyễn Văn Tá, Long Kính, Trung Dũng, Xuân Nguyên, Vi Quang, Đặng Trần Xướng, Quản Trung Cầm, Sải Văn Phú,... Biên chế cán bộ của Ty Văn hóa gồm 1 Trưởng ty, 1 phụ trách hành chính, 1 văn thư, 1 kế toán, 1 cấp dưỡng, 2 bảo tồn bảo tàng, 1 phụ trách thư viện, 3 chiếu đèn và triển lãm lưu động, 2 văn nghệ, 1 công tác văn hóa đại chúng [46]. Đến năm 1960, Ty Văn hóa tỉnh Lào Cai có 74 cán bộ, công nhân viên chức trong biên chế, 45 cán bộ, công nhân viên chức hợp đồng do đồng chí Dương Văn Hà làm Trưởng ty. Ty có 6 phòng ban (Phòng chiếu bóng, Phòng văn công, Phòng nhiếp ảnh, Phòng văn hóa quần chúng, Phòng phát hành, Phòng bảo tồn bảo tàng) và 02 bộ phận là Hành chính và Thư viện [47].
Mặc dù đội ngũ còn mỏng, trình độ còn hạn chế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, việc chỉ đạo và phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin của tỉnh đã có bước phát triển nhất định. Trong hoạt động thư viện, đầu năm 1956, tỉnh đã có 1 phòng đọc sách ở thị xã với 844 cuốn sách, báo các loại. Đến ngày 15-12-1956, Thư viện tỉnh đã được thành lập và khai trương với hơn 2.100 cuốn sách, có 2 nhân viên phụ trách. Ngay trong ngày đầu đã có hơn 200 người đến đọc sách báo. Mỏ Apatit Cam Đường đã có 1 phòng đọc với hàng trăm cuốn sách. Năm 1962, Thư viện đã có 2 vạn cuốn sách, phục vụ 9 vạn lượt người đọc, 120 tác giả thuộc 14 dân tộc viết bài đều về Ty văn hóa, 5 nhà lưu niệm, 2 phòng truyền thống được thành lập. Năm 1963 phát hành được 150.372 bản sách, trên 20 triệu trang in.
Về công tác chiếu bóng, đội chiếu bóng đã chiếu 188 tối cho 197.813 lượt người xem, trong số đó có 9 tối do đội lưu động số 8 đi phục vụ đường sắt, đã chiếu dọc đường cho 3.850 lượt nhân dân xem. Trong công tác bảo tồn, bảo tàng, Ty vẫn chưa nắm được các di tích lớn trong tỉnh. Công tác sưu tầm để trưng bày mới thu thập được 89 hiện vật nhưng phần lớn nặng về vũ khí (câu liêm, đao…), chưa có đủ các loại nên chưa tổ chức trưng bày được.
Hoạt động triển lãm lưu động và đèn chiếu, đã chiếu được 34 tối cho 4.808 người xem hầu hết là ở các rẻo cao. Đến năm 1958, đèn chiếu đã phục vụ 168 tối cho
32.186 lượt người xem (vượt kế hoạch 2.186 lượt người, gấp 4 lần năm 1957). Năm 1962 đã có 5 đội chiếu bóng (4 đội phục vụ nông thôn), chiếu khắp 105 xã với 658.764 lượt người xem. Năm 1963, các đội chiếu bóng đã xuống phục vụ được 115 xã, có xã chiếu từ 2 tới 3 lần, số buổi chiếu và số người xem tăng hơn 1962.
Hoạt động văn nghệ, Ty đã tổ chức Đại hội Liên hoan miền Đông có 7 dân tộc tham dự, cử cán bộ đi khai thác nhạc vũ của dân tộc Nhắng. Trong năm 1956 đã tổ chức được 55 buổi biểu diễn với 30.529 người dự. Năm 1958, tổ văn nghệ Sa Pa đã được đưa lên thành đội văn nghệ nghiệp dư [51]. Năm 1960, Ty Văn hóa đã huy động quần chúng tham gia công tác văn nghệ, có nhiều hình thức tuyên truyền cổ động phong phú, động viên nhân dân phấn khởi sản xuất. Trong hội diễn Trung ương, Tổ văn nghệ Tà Chải được thưởng 1 huy chương vàng (HCV), 4 huy chương bạc (HCB), 1 bằng khen. Đoàn văn công tỉnh được thưởng 3 HCV, 6 HCB, 03 bằng khen [2].
Về hoạt động của nhà văn hóa, năm 1958 đã phát triển thêm 2 nhà văn hóa ở xã (Chiến Thắng) và huyện lỵ (Sa Pa). Hoạt động thường xuyên chỉ có nhà văn hóa ở thị xã với 164.773 lượt người ra vào hội họp, xem chiếu bóng và 2 nhà văn hóa Sa Pa, Tà Chải.
Năm 1969, Ty Văn hóa đã tổ chức Hội diễn văn nghệ mùa Xuân với hàng trăm tiết mục, hàng trăm diễn viên đủ các thành phần dân tộc, thu hút được hàng vạn khán giả từ vùng thấp đến vùng cao [53]. Công tác chiếu bóng, năm 1969 có 10 đội, chiếu được 2.167 buổi cho 895.383 lượt người xem, đã hoàn thành được rạp chiếu bóng của thị xã và đưa vào phục vụ từ tháng 9-1970. Thư viện đã cho mượn 30.000 cuốn sách, phong trào đọc đã xuống tận nông thôn như Quang Kim, Chiến Thắng, Tả Chải. Tính đến năm 1969, Lào Cai đã có 12 thư viện công cộng (3 ở tỉnh, 9 ở huyện thị). Công tác bảo tồn bảo tàng, năm 1969, Lào Cai có 01 bảo tàng tỉnh, 14 cơ sở bảo tàng, phục vụ 22.725 lượt người tham quan [48].
Năm 1972, Hội văn nghệ và Hội nhà báo Lào Cai được thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho văn nghệ sỹ đẩy mạnh sáng tác văn học nghệ thuật, báo chí. Nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội Lào cai được sáng tác. Về công tác triển lãm, cuộc triển lãm “Mừng Việt Nam đại thắng” mở cửa 73 buổi, phục vụ 13.000 lượt người xem, giới thiệu những thành tựu chống Mĩ cứu nước và xây dựng kinh tế địa phương. Các nhà truyền thống Sa Pa, Mường Khương, Pha Long, Phú Nhuận và 26 lần trưng bày lưu động phục vụ trên 15.000 lượt người xem (kể cả ở các huyện, thị) [45]. Công tác xây dựng nếp sống văn hóa được coi trọng, nhiều yếu tố tích cực trong phong tục tập quán truyền thống được phát huy. Tệ nạn nghiện hút thuốc phiện đã được đẩy lùi.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, phong trào văn hóa văn nghệ Lào Cai phát triển mạnh ở các xí nghiệp, công trường, cơ quan, trường học, văn hóa văn nghệ trong các đồng bào dân tộc thiểu số cũng trên đà phát triển. Ở tỉnh và huyện đã thành lập được các Đội tuyên truyền lưu động. Nhiều hợp tác xã đã xây dựng được hệ thống phát thanh phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt, phong trào nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát át tiếng bom” đã phát triển mạnh và thể hiện lối sống lạc quan yêu đời của nhân dân trong những năm chiến tranh. Dù khó khăn nhưng việc hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng luôn được tổ chức từ cơ sở đến huyện và tỉnh. Lào Cai là tỉnh đầu tiên ở khu vực miền núi đưa hoạt động văn hóa thông tin vào phục vụ ở phiên chợ, xây dựng các chợ vùng cao thành các điểm sáng văn hóa. Hệ thống đội ngũ chiếu bóng lưu động, hệ thống đài, trạm truyền thanh được xây dựng ở khắp các huyện. Các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bảo Yên, Bảo Thắng đã xây dựng được mạng lưới thư viện, nhà truyền thống. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh không chỉ phục vụ nhân dân trong tỉnh mà còn đi biểu diễn phục vụ quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một. Các hoạt động thông tin, báo chí, văn hóa, văn nghệ đều cố gắng bám sát nhiệm vụ chính
trị, tập trung vào việc giáo dục, động viên cán bộ, bộ đội, công nhân, nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức thi đua làm theo lời Bác: “Vì độc lập, vì tự do; Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào” [16, tr.532].
1.4.2. Hoạt động thể dục thể thao
Thực hiện chương trình năm 1956 của Trung ương Đảng và Chính phủ, trong công tác văn hóa - xã hội, Tỉnh ủy chủ trương đẩy mạnh phong trào thể dục trong bộ đội, gây phong trào trong cơ quan và công trường, xí nghiệp, tiến tới xây dựng thành phong trào thể dục rộng rãi: bộ đội, cơ quan, công trường, xí nghiệp, quần chúng thanh niên, nhân dân [12, tr.11-12].
Năm 1956, Hội đồng vận động TDTT tỉnh Lào Cai được thành lập do đồng chí Nguyễn Kim Phượng làm Ủy viên Thường trực Hội đồng. Sau 8 tháng hoạt động đã xây dựng được 5 đội bóng đá chân đất hạng A, 4 đội bóng đá chân đất hạng B, tổ chức được 24 trận đấu giao hữu và 2 trận đấu giải. Bóng chuyền đã gây dựng được 8 đội, tổ chức được 14 trận đấu [46].
Ngày 21-12-1956, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 1186/TTg về việc thành lập cơ quan TDTT ở thành phố và các tỉnh với tên gọi là Phòng Thể dục thể thao trực thuộc Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố, Phòng Thể dục thể thao Lào Cai được thành lập.
Ngày 6-3-1957, Thủ tướng Chính phủ thông qua Nghị định số 068/TTg thành lập Ban Thể dục thể thao từ Trung ương tới địa phương. Ban Thể dục thể thao tỉnh Lào Cai được thành lập. Cơ cấu tổ chức của Ban gồm Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và một số thành viên của giáo dục, y tế, văn hóa, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Tuy được tổ chức nhưng thời điểm này nhưng Ban Thể dục thể thao tỉnh Lào Cai chưa được kiện toàn, trách nhiệm từng thành phần trong ban chưa rõ ràng, chưa dứt khoát. Mặc dù còn hạn chế nhưng sự ra đời của Ban Thể dục thể thao tỉnh đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của phong trào TDTT tỉnh nhà.
Tháng 2-1957, Hội nghị Thể dục thể thao Trung ương thông qua Nghị quyết, mở cuộc vận động rèn luyện thân thể với mục đích: Nâng cao sức khỏe của nhân dân, anh chị em cán bộ, công nhân viên, công nhân công trường xí nghiệp, thiếu niên học sinh, thanh niên khu phố thị trấn và thị xã, đồng thời bồi dưỡng tính dũng cảm, kiên nghị, lanh lợi, để xây dựng công tác, sản xuất học tập tốt. Thực hiện cuộc vận động, Ban Thể dục thể thao tỉnh Lào Cai đã mở được 3 lớp đào tạo hướng dẫn viên thể dục ở cơ sở gồm 89 người, trong đó 23 nữ, thành phần là thanh niên nam nữ cơ quan, công