Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Giai Đoạn Hợp Nhất Tỉnh Hoàng Liên Sơn (1976- 1991)

trường, khu phố, trường học và xí nghiệp mỏ Apatit. Đồng thời cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm tổ chức và làm trọng tài.

Sau đợt phát động cuộc vận động rèn luyện thân thể mùa xuân năm 1957, Phòng Thể dục thể thao đã mở lớp đào tạo hướng dẫn viên thể dục ở các cơ quan, trường học, công trường, xí nghiệp,…Trường Phổ thông cấp 2 ở thị xã tập đều với tỉ lệ 100% bài thể dục phổ thông. Ngoài ra các công trường như công trường 14, công trường đất Cam Đường, công trường Điện, Ga Phố Mới việc tập thể dục diễn ra khá thường xuyên và đều đặn.

Về môn bóng đá, đến cuối tháng 6-1957, tỉnh đã có 13 đội chân đất hạng A và B, trong đó có 2 đội bắt đầu tập đá giày. Ngoài các cuộc dự giải mùa xuân và giao lưu giữa các đội, tỉnh còn chọn được 1 đội tuyển về phục vụ Đại hội Đền Hùng năm 1957. Môn bóng bàn, đã phổ biến ở hầu hết các cơ quan quanh tỉnh, năm 1957 có 4 vận động viên (VĐV) được tỉnh cử về dự đấu chung kết ở Hà Nội. Môn bóng chuyền là môn thể thao gần như hầu khắp trong quần chúng công nhân, cán bộ, bộ đội. Ngoài những trận đấu giải và giao lưu, 1 đội tuyển đã được cử đi phục vụ Đại hội Đền Hùng. Bóng rổ đã phát triển thêm 1 đội ở thị trấn Bắc Hà [50].

Sang năm 1958, Lào Cai đã tổ chức được 72 trận đấu bóng cho 120.000 lượt người xem, 88 trận đấu bóng chuyền cho 48.300 lượt người xem, 3 trận đấu vật có

1.000 người dự, 20 trận đấu bóng bàn cho 2.250 người xem, 7 trận bóng rổ cho

1.400 người xem. Ngoài ra tỉnh còn tổ chức đấu giao hữu với bộ đội, thanh niên Côn Minh nhân dịp ngày liên hoan thanh niên biên giới [51]. Ở cấp huyện, một số huyện đã có 1 cán bộ chuyên trách về TDTT. Ở cấp xã tuy chưa nhiều song một số xã đã có cán bộ xã làm nghiệp dư đối với công tác TDTT như xã Kim Sơn, Bảo Hà, Nghĩa Đô của huyện Bảo Yên. Năm 1962, ở các cơ quan xí nghiệp xung quanh tỉnh và khu mỏ đã có 10.661 người tập thể dục, trong đó có 1.747 người đạt tiêu chuẩn cấp 1 và cấp 2. Các lớp dạy võ dân tộc và điền kinh, trọng tài tiếp tục mở. Đã lập được 8 đội bóng đá chân giày, 41 đội chân đất, 90 đội bóng chuyền nam, 11 đội nữ, 14 đội bóng rổ [2].

Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc và đánh phá Lào Cai từ ngày 11-7-1965, phong trào TDTT đã được chuyển hướng cùng thể thao quốc phòng. Ngày 7-1-1966, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 05/TTg về Tăng cường công tác lãnh đạo TDTT trong tình hình mới. Chỉ thị đã nêu rõ: “Công tác TDTT phải được chuyển hướng kịp thời để góp phần vào sự nghiệp tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội

và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược...”. Công tác TDTT phải lấy thể thao quốc phòng làm nhiệm vụ trọng tâm mà nội dung chủ yếu là chạy, nhảy, bơi, bắn nỏ, võ ở những nơi có điều kiện. Hoạt động TDTT phải gọn, nhẹ và an toàn. Tuy chưa được mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng nhưng TDTT Lào Cai thời gian này cũng đã đạt được một số thành tích đáng kể. Năm 1967, thể thao Lào Cai được tặng 2 cờ giải Ba toàn miền Bắc về thi bắn súng trường nữ và bắn súng ngắn nam; Được tặng cờ Nhất khu vực Lào Cai - Yên Bái - Nghĩa Lộ trong cuộc thi chạy, nhảy, bắn, võ dân tộc. Đối với phụ nữ, đã tổ chức 3 giải bóng chuyền phụ nữ 3 đảm đang [52].

Cùng đồng bào và chiến sỹ cả nước, với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thanh niên Lào Cai đã hăng hái hưởng ứng phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang” nô nức lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Phong trào rèn luyện 5 môn thể thao quốc phòng (chạy, nhảy, bơi, bắn, võ) đã góp phần tích cực trong việc chuẩn bị thể lực, kỹ năng cho thanh niên trong cuộc trường chinh chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Từ năm 1969, Ban Thể dục thể thao đã củng cố được trong Ban lãnh đạo nên hoạt động TDTT trên đà phát triển. Giải thi đấu 5 môn thể thao quốc phòng đã được tổ chức từ cơ sở lên tỉnh. Giải bóng bàn, thi bắn súng cho lứa tuổi từ 14 đến 17 cũng được tổ chức từ cơ sở lên, tuyển chọn được 10 VĐV đi thi giải toàn miền Bắc [53]. Năm 1970, TDTT có nhiều tiến bộ, được thường xuyên liên tục, sôi nổi, quần chúng hơn. Thể dục buổi sáng đạt 125%, điền kinh 37,5%, thể thao quốc phòng đạt 89,4%, thể dục dân tộc 31,8%, đội bóng chuyền 56,6%, đội bóng đá 80%, bóng bàn 66,6%, bóng rổ 100%. Tỉnh được Trung ương giao đăng cai Đại hội 5 môn thể thao quốc phòng thu được kết quả tốt. Toàn đoàn Lào Cai được xếp thứ hai, đội nữ thứ hai, nam thứ ba, cá nhân toàn năng được 02 người xếp thứ nhất [54].

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt nhất, phong trào TDTT Lào Cai vẫn được duy trì khá tốt. Hệ thống thi đấu các giải phong trào của tỉnh vẫn được mở với đầy đủ gương mặt của các huyện, thị tham gia. Các giải thường xuyên được tổ chức là bóng đá chân giày, chân đất, bóng chuyền, bắn súng, bóng bàn, điền kinh, thi 05 môn thể thao quốc phòng phối hợp. Đối tượng tham gia tập luyện chủ yếu là học sinh phổ thông, công nhân, viên chức, học sinh chuyên nghiệp, thanh niên và lực lượng vũ trang. Môn bắn súng có người tập luyện ở cả 03 môn là bắn phổ thông, bắn tập luyện và bắn súng nâng cao. Trong đội bắn súng nâng cao khu vực toàn miền Bắc, VĐV Vũ Quý (người thị trấn Phố Ràng - Bảo Yên) đã giành 1 HCB.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

1.4.3. Hoạt động du lịch

Ngành Du lịch bắt đầu có mặt tại Việt Nam khi Quốc trưởng Bảo Đại cho thành lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5/6/1951. Thời điểm này, các hoạt động du lịch ở Việt Nam hết sức yếu ớt, hầu như không phát triển.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 5

Ngày 9/7/1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã thay mặt Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký ban hành Nghị định số 26/CP về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam. Đây là thời kỳ nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Theo Nghị định số 26/CP, Công ty Du lịch Việt Nam có nhiệm vụ đặt quan hệ và ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài, phối hợp với các tổ chức có liên quan ở trong nước để tổ chức cho khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam và khách Việt Nam ra du lịch nước ngoài. Hội đồng Chính phủ cũng giao Công ty Du lịch Việt Nam tổ chức và quản lý những cơ sở và những phương tiện cần thiết để phục vụ khách du lịch.

Trên cơ sở Nghị định 26/CP của Hội đồng Chính phủ, ngày 16/3/1963, Bộ Ngoại thương đã ban hành Quyết định số 164-BNT/TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam. Ngay từ lúc này, du lịch đã được nhận thức rõ ràng với vai trò là một ngành kinh tế mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nhiệm vụ cụ thể của ngành Du lịch là: nghiên cứu tình hình du lịch quốc tế để khai thác kinh doanh du lịch; mở rộng các cơ sở và tuyến du lịch để thu hút khách du lịch và phục vụ các yêu cầu của khách du lịch trong nước trong phạm vi có thể; phối hợp với các tổ chức có liên quan ở trong nước và chỉ đạo các cơ sở du lịch địa phương để đảm bảo phục vụ khách du lịch nước ngoài về mọi mặt như: ăn ngủ, vận chuyển, giải trí, tham quan và làm các thủ tục giấy tờ, đổi tiền; tổ chức việc bán vé máy bay, xe lửa, tàu biển cho các khách kể cả khách ngoại quốc và khách Việt Nam đi ra nước ngoài.

Ngày 18/8/1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 145/CP về việc chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý, đánh dấu một bước chuyển mới trong tổ chức hoạt động của du lịch Việt Nam. Trong suốt thời gian của cuộc kháng chiến chống Mĩ, ngành Du lịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn, chất lượng một lượng lớn khách của Đảng và Nhà nước, các đoàn chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa anh em vào giúp Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ là xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; đồng thời đón tiếp, phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát của

cán bộ, bộ đội và nhân dân.

Đối với tỉnh Lào Cai, kể từ khi thực dân Pháp phát hiện và khai thác địa điểm Sa Pa thành nơi nghỉ mát, an dưỡng, các hoạt động du lịch chủ yếu chỉ diễn ra tại Sa Pa. Tuy nhiên, do tác động của chiến tranh nên trong suốt thời gian của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), các hoạt động du lịch ở Sa Pa hầu như không diễn ra. Tháng 10-1947, Trung đoàn Lục quân Hải ngoại số 5 của Pháp tái chiếm thị trấn Sa Pa và chốt giữ cho đến tháng 10-1950 (thời điểm quân đội Pháp phải di tản vô thời hạn khỏi Sa Pa). Tháng 3-1952, Hội đồng tham mưu trưởng quân đội Pháp ra lệnh dùng máy bay ném bom thị trấn. Dinh thự nghỉ mát Thống sứ, khu điều dưỡng, khu nhà hành chính và phần lớn các khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ đều bị phá hủy trong trận bom ác liệt này. Đầu những năm 1960, thị trấn Sa Pa từ trong đống hoang tàn đổ nát dần được khôi phục. Một số khách sạn, biệt thự mới được xây dựng, Sa Pa mới có khách đến tham quan du lịch. Mặc dù vậy, do tác động của chiến tranh nên các hoạt động du lịch ở Sa Pa cũng như Lào Cai không được phát triển.

1.5. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn hợp nhất tỉnh Hoàng Liên Sơn (1976- 1991)

1.5.1. Hoạt động văn hóa thông tin

Ngày 1-1-1976, Lào Cai hợp nhất với tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 16-2-1976, các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh Hoàng Liên Sơn chính thức đi vào hoạt động [38].

Khi mới thành lập, tỉnh lỵ của Hoàng Liên Sơn đặt tại thị xã Lào Cai. Ngay từ những ngày đầu, Tỉnh ủy đã khẩn trương chỉ đạo tất cả các ngành, các cấp chính quyền nhanh chóng ổn định tổ chức, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, sắp xếp, bố trí nơi ở, làm việc của các cơ quan, đơn vị và ổn định đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức. UBND tỉnh được thành lập gồm 15 người và 57 ty, ban ngành của tỉnh, trong đó có Ty Văn hóa - Thông tin Hoàng Liên Sơn do đồng chí Vũ Chính làm Trưởng ty.

Trong những năm 1976-1980, các cơ sở văn hóa thông tin của tỉnh và các huyện, thị biên giới đã nhanh chóng được củng cố, tăng cường cán bộ, bổ sung phương tiện, thiết bị, kịp thời xây dựng phòng tuyến văn hóa thông tin biên giới để làm thất bại chiến tranh tâm lý, củng cố tình đoàn kết quân dân, xóa bỏ mâu thuẫn giữa các dân tộc. Các đợt phát hành sách, văn hóa phẩm chống chiến tranh tâm lý vùng biên được phát hành với số lượng lớn. Hàng vạn bộ văn hóa phẩm được tỉnh trao tặng cho các xã vùng biên

(ảnh chân dung Bác Hồ, bản đồ Việt Nam,…).

Hội nghị xây dựng đời sống văn hóa vùng biên được tổ chức kịp thời tại Bộ Chỉ huy quân sự tiền phương với kế hoạch toàn diện liên kết các hoạt động văn hóa thông tin với lực lượng vũ trang nhằm triệt phá kế hoạch “ba truyền”(truyền thanh, truyền đơn, truyền miệng) của bọn phản động. Ở địa bàn giáp biên, đội thông tin lưu động đã đưa các phương tiện phóng thanh gọn nhẹ xuống từng bản nhỏ phát triển hình thức tuyên truyền miệng bằng tiếng dân tộc với những nội dung thích hợp, góp phần giữ vững lòng dân ở cơ sở. Thời kỳ này tỉnh có 13 thư viện, 29 đơn vị chiếu bóng phục vụ cho 4.325.000 lượt người, 2 đoàn nghệ thuật phục vụ cho 80.000 lượt người xem. Đài Phát thanh tỉnh phát tiếng phổ thông và 4 thứ tiếng dân tộc thiểu số (Thái, Giáy, Dao, Mông), thời lượng phát sóng trên 10 giờ mỗi ngày, có hệ thống loa truyền thanh gồm 1.789 chiếc mắc về tận cơ sở phục vụ nhân dân các dân tộc. Công tác văn hóa thông tin đã góp một phần đáng kể vào việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Từ năm 1986 đến 1991, hoạt động văn hóa thông tin được tăng cường trên nhiều phương diện. Trong 5 năm lượng sách phát hành trong toàn tỉnh đạt 1.071.700 cuốn, tăng gần hai lần so với những năm 1980-1985, trung bình mỗi năm có hơn 240.000 tờ báo và tạp chí được phát hành. Năm 1987, tỉnh xây dựng thêm 01 thư viện, nâng số thư viện trong tỉnh lên 17 thư viện. Năm 1990, số sách trong thư viện là 253.000 cuốn, gấp đôi số sách trong thư viện năm 1986. Trong 5 năm, tỉnh xây dựng thêm 06 rạp chiếu bóng, thành lập thêm 06 đội chiếu bóng lưu động. Thành lập và duy trì hoạt động của 03 đoàn nghệ thuật, số buổi biểu diễn, số người xem tăng hơn 03 lần so với năm 1986.

Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa tăng trưởng hàng năm. So với năm 1985, năm 1986 tăng 4 lần, năm 1987 tăng 14 lần, năm 1988 tăng 34 lần, năm 1989 tăng 276 lần, năm 1990 tăng 540 lần [9]. Ngành văn hóa tăng cường công tác quản lý phim ảnh, băng nhạc, loại trừ văn hóa phẩm đồi trụy, tăng cường xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân, đấu tranh loại bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.

1.5.2. Hoạt động thể dục thể thao

Sau khi tỉnh Hoàng Liên Sơn thành lập, ba Ty Thể dục thể thao của các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa Lộ cũng được hợp nhất thành Ty Thể dục thể thao Hoàng Liên Sơn do đồng chí Bùi Thanh Sơn (nguyên Trưởng ty Thể dục thể thao Yên Bái) được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ty. Các đồng chí Ngô Quang Ngôn, Trương Văn Chữ, Nguyễn Văn Phúc được bổ nhiệm chức Phó trưởng ty. Bộ máy giúp việc cho lãnh đạo Ty gồm 3 phòng chức năng là: Phòng hành chính tổng hợp, Phòng nghiệp vụ huấn

luyện, Phòng kế hoạch vật tư. Ở tuyến huyện, thị hình thành được 2 phòng TDTT của thị xã Nghĩa Lộ và thị xã Lào Cai. Các huyện thị khác có từ 2 đến 3 cán bộ chưa hình thành phòng, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, thị. Ngày 21-7-1976, Hội đồng TDTT Hoàng Liên Sơn được thành lập do ông Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Hội đồng. Ngày 1-1-1980, thực hiện Chỉ thị 407/CP của Hội đồng Chính phủ, Ty Y tế và Ty TDTT hợp nhất thành Sở Y tế và TDTT do đồng chí Phan Chinh làm Giám đốc Sở. Khi thành lập, Sở có 8 phòng chức năng, trong đó có Phòng nghiệp vụ TDTT.

Ngày 30-4-1983, theo Quyết định 360/QĐ-TC của UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn, Sở Y tế và TDTT được tách và lập thành 2 Sở mới: Sở Y tế và Sở Thể dục thể thao. Ngày 5-5-1983, Sở Thể dục thể thao Hoàng Liên Sơn được thành lập do đồng chí Trương Văn Chữ giữ chức vụ Giám đốc Sở. Sở đã thành lập các bộ phận giúp việc gồm bộ phận tổ chức hành chính, quản lý nghiệp vụ, thi đấu phong trào, trạm vật tư TDTT,…với biên chế cán bộ có 54 người, trụ sở được chuyển về phường Hồng Hà, thị xã Yên Bái. Ở tuyến huyện, 14/17 huyện thị đã tách khỏi Ban Y tế và TDTT, lập bộ phận TDTT trực thuộc UBND huyện, thị; riêng huyện Yên Bình, thị xã Lào Cai và Yên Bái vẫn giữ nguyên Ban Y tế và TDTT. Mặc dù có những biến động nhất định về mặt tổ chức song thời kỳ hợp nhất tỉnh Hoàng Liên Sơn, TDTT đã có bước tiến bộ đáng kể. Sau khi hợp nhất, công tác TDTT của tỉnh Hoàng Liên Sơn được xác định là:

Tăng cường sức khỏe của nhân dân, đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển toàn diện, góp phần tích cực phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân, tăng cường đoàn kết nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả cho sản xuất, tất cả cho xây dựng chủ nghĩa xã hội”, công tác TDTT phải kết hợp chặt chẽ với vệ sinh phòng bệnh, với việc xây dựng nếp sống mới. Đẩy mạnh phong trào thể dục vệ sinh yêu nước rộng khắp, nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên, đối tượng công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, lực lượng trực tiếp sản xuất. Lấy thể dục rèn luyện thân thể làm trọng tâm, đồng thời phát triển cân đối các môn thể thao khác, chú trọng các hoạt động thể thao truyền thống của các dân tộc trong tỉnh. Tăng cường nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ và nhân dân về công tác TDTT xã hội chủ nghĩa. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TDTT, hướng dẫn viên cơ sở. Quan tâm tới việc xây dựng cơ sở vật chất, công tác nghiên cứu khoa học, từng bước mở rộng nâng cao chất lượng phong trào.

Trong khu vực trường học đã dấy lên phong trào thi đua phấn đấu về TDTT, nhiều điển hình đã xuất hiện trong các nhà trường như: Trường cấp I-II Pha Long,

Trường thiếu niên dân tộc Mường Khương, Trường cấp I La Pán Tẩn, Trường thanh niên dân tộc Bảo Yên, trường đào tạo công nhân xây dựng, các trường sư phạm 7+2, 10+3 Lào Cai. Kết quả phong trào thể thao trong nhà trường đã thể hiện rõ sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành Giáo dục và TDTT. Tại các trường học, phong trào rèn luyện thân thể đã gắn liền với phong trào vệ sinh phòng bệnh, chữa cong vẹo cột sống, thể dục giữa giờ, thể thao ngoại khóa gắn với các hoạt động Đoàn, Đội.

Ở các huyện vùng cao, bên cạnh việc tổ chức phong trào rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn, Sở đã chú trọng khai thác các môn thể thao dân tộc như: đánh đu, ném còn, đánh yến, bắn nỏ,…kết hợp với trò chơi vui khỏe theo hướng dẫn của Tổng cục TDTT và Bộ Giáo dục. Công tác huấn luyện, đào tạo đội ngũ VĐV trẻ trong các nhà trường đã được quan tâm: 80% các trường cấp II ở vùng thấp, 30% các trường ở vùng cao, 100% các trường cấp III có phong trào tập luyện 4 và 5 môn điền kinh phối hợp. Từ các trường tới huyện, thị và tỉnh đã tổ chức Đại hội 4 và 5 môn điền kinh phối hợp.

Để chỉ đạo phong trào thể thao trong khu vực nông thôn, ngành TDTT Hoàng Liên Sơn đã bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, tập trung chỉ đạo phong trào có trọng điểm. Phong trào thể thao nông thôn đã có những đơn vị điển hình như xã Tà Chải (Bắc Hà), Pha Long (Mường Khương), Nghĩa Đô (Bảo Yên), Văn Bàn, Phố Lu (Bảo Thắng). Các môn thể thao khá phát triển là: điền kinh, bơi, việt dã, bắn súng, bóng đá, bóng chuyền và một số môn thể thao dân tộc như đánh đu, bắn nỏ, ném còn, đua ngựa, võ dân tộc Mông, vật dân tộc.

Trong phong trào thể thao quần chúng đã chỉ đạo xây dựng được những mô hình mới như: Hội thể thao gia đình; Hội thể thao các Câu lạc bộ cơ quan xung quanh tỉnh như Ban tổ chức chính quyền, Sở tài chính, Kho bạc, Sở y tế, Bưu điện tỉnh, Đoàn thanh niên cơ quan tỉnh và Trung tâm TDTT. Đây là cơ sở để hình thành các Liên đoàn và Hội thể thao quần chúng sau này. Tổng kết phong trào thể thao quần chúng năm 1990, toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn có 165.000 người tham gia luyện tập TDTT tại 350 tụ điểm và điểm tập luyện tập trung, 110 đơn vị được công nhận là đơn vị tiên tiến về TDTT.

Phong trào TDTT trong các cơ quan, xí nghiệp, công nông lâm trường, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phát triển tương đối đồng đều các môn thể thao như thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bóng bàn, cầu lông, chạy phổ thông, bắn súng, bóng chuyền, bóng đá. Qua việc vận động đã có nhiều đơn vị từ yếu kém đã trở thành đơn vị có phong trào như: Chi cục Thống kê, Ty giao thông, ngành xây dựng, hợp tác xã

Hợp Thành, nông trường chè Bảo Yên, nhà máy điện Lào Cai, mỏ Apatit, đầu máy Hà Lào. Thời kỳ 1976-1980, VĐV Nguyễn Văn Thuyết (công nhân khai thác mỏ Apatit Lào Cai) đã giành vị trí thứ 7 trong giải việt dã Tiền phong toàn quốc lần thứ 20. Năm 1980, Nguyễn Văn Thuyết đã được tham dự thế vận hội Olympic Matxcơva (Liên Xô cũ). Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất năm 1985, VĐV Nguyễn Văn Thuyết đã giành được 2 HCV ở cự ly chạy 5.000m và 10.000m. Nguyễn Văn Thuyết đã lọt vào một trong số 10 VĐV tiêu biểu nhất năm 1985, được Tổng cục TDTT công nhận là người Việt Nam duy nhất trong Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất đã thực hiện được cự ly chạy Marathon, được công nhận đẳng cấp kiện tướng quốc gia. Năm 1986, Nguyễn Văn Thuyết tham gia sự kiện thể thao thiện chí tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tham dự thế vận hội Olympic Seoul (Hàn Quốc) năm 1988. Trong quãng thời gian thi đấu dưới màu cờ sắc áo của thể thao Hoàng Liên Sơn, Nguyễn Văn Thuyết đã mang về 32 huy chương, trong đó có 27 HCV, 3 HCB và 2 huy chương đồng (HCĐ).

Phong trào TDTT trong các đơn vị lực lượng vũ trang, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, công an nhân dân đã gắn liền với việc rèn luyện thể lực nâng cao ý chí, bản lĩnh chiến đấu, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Ngày 17-2-1979, cuộc chiến tranh biên giới trên tuyến biên giới phía Bắc bùng nổ. Nhiều cán bộ ngành TDTT ở các huyện thị Lào Cai, Cam Đường, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà đã tham gia lực lượng tự vệ chiến đấu cùng với lực lượng vũ trang bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Giai đoạn 1976-1980, Lào Cai có 51 đội bóng đá và 144 đội bóng chuyền. Phong trào chạy nhảy, bơi, bắn, võ, hành quân leo núi được duy trì và phát triển.

Chặng đường 15 năm trong đại gia đình các dân tộc Hoàng Liên Sơn, ngành TDTT Lào Cai đã có bước chuyển biến đáng kể, thu hẹp dần khoảng cách về TDTT với các tỉnh miền núi và phong trào trong toàn quốc. Ghi nhận những đóng góp của ngành với sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi, Đảng, Nhà nước và Quốc hội đã trao tặng cho ngành Huân chương Lao động hạng Ba, đồng chí Giám đốc Sở Trương Văn Chữ được tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

1.5.3. Hoạt động du lịch

Tháng 6-1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, mở ra một thời kỳ mới cho ngành du lịch Việt Nam phát triển. Thời gian này, tỉnh Lào Cai chưa có cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Hoạt động du lịch chủ yếu là tiếp đón khách Trung ương và các tỉnh bạn, chuyên gia Liên Xô và các nước xã

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí