Những Thay Đổi Địa Giới Hành Chính Tỉnh Lào Cai

Tài nguyên đất của tỉnh rất đa dạng do địa hình phức tạp. Trong phạm vi địa giới của tỉnh có 30 loại đất được chia làm 10 nhóm chính như đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi,… Lào Cai có 278.907ha rừng, chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên. Thảm thực vật phong phú của Lào Cai không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị kinh tế cao về lâm sản. Diện tích rừng và trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khá lớn cùng với thảm thực vật phong phú, sự đa dạng của các loài động vật là điều kiện thuận lợi để Lào Cai phát triển kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp khai thác, chế biến và du lịch.

Khoáng sản của Lào Cai khá đa dạng, trữ lượng lớn và có tính đại diện về chủng loại cả nước. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò đánh giá trữ lượng, chất lượng như mỏ Apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa với trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ môlip đen Ô Quý Hồ với trữ lượng 15,4 nghìn tấn.

1.1.2. Những thay đổi địa giới hành chính tỉnh Lào Cai

Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang “...Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng[24, tr.4-5]. Thời Âu Lạc, vùng phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một phần đất phía tây và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt. Thời Bắc thuộc nhà Đường, vùng đất Lào Cai thuộc châu Đan Đường (Cam Đường) và Chu Quý (Văn Bàn). Thời kỳ phong kiến tự chủ, Lào Cai thuộc châu Quy Hóa. Triều Lê thế kỷ XV đã đổi lộ làm phủ và đổi trấn làm châu, khi đó lộ Quy Hóa đổi thành phủ Quang Hóa, huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc phủ Quang Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa. Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên, phủ Quy Hoá. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành.

Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3-1886) và hoàn thành công cuộc bình định, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7-l-1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai (Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV). Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12-7-1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai,

chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam.

Năm 1907, tỉnh dân sự Lào Cai được thành lập, phần đất của châu Thuỷ Vĩ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vĩ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vĩ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Đến cuối những năm 1910, đầu những năm 1920, trong thành phần tỉnh Lào Cai mới xuất hiện các đại lý Mường Khương, Pa Kha (Bắc Hà), Bát Xát, Phong Thổ và đặc khu Sa Pa.

Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất (11-1946), chính quyền của ta chia Lào Cai thành 7 huyện (Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ) và thị xã Lào Cai.

Ngày 7-5-1955, Khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang Khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.

Ngày 27-3-1975, tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Ngày 17-4-1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Ngày 12-8-1991, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 1-10-1991 tỉnh Lào Cai được tái lập trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, 2 thị xã.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 3

Khi tái lập, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 8.044 km2, gồm 8 huyện với 180 xã, phường, thị trấn, tỉnh lị là thị xã Lào Cai. Tháng 8 năm 2000, huyện Bắc Hà được tách thành 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai, đến tháng 1 năm 2002 thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường sáp nhập thành thị xã Lào Cai. Tháng 1 năm 2004, huyện Than Uyên chuyển về tỉnh Lai Châu. Ngày 30-11-2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai. Sự ra đời của thành phố Lào Cai đánh dấu bước phát triển vượt bậc về mọi mặt của thành phố trong đó có văn hóa, thể thao và du lịch.

Đến năm 2018, tỉnh Lào Cai gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn. Diện tích tự nhiên 6.364,02 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Địa danh và đơn vị hành chính của tỉnh Lào Cai có nhiều thay đổi trước những

biến động của lịch sử. Sự thay đổi này là do nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng cả nước cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương. Điều đó đã có tác động nhất định đến quá trình chuyển biến về mọi mặt của tỉnh qua các thời kỳ, trong đó, có sự biến đổi của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỉnh Lào Cai đã đạt tốc độ tăng trưởng về kinh tế khá cao và liên tục, cao hơn so với các tỉnh khác và cả nước [8]. Giai đoạn 1991-1995, tăng trưởng kinh tế trung bình của Lào Cai đạt 11,8%/năm (cả nước đạt 8,2%/năm), thể hiện bước chuyển đầu tiên của nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của châu Á. Nền kinh tế Lào Cai tuy không chịu tác động trực tiếp, nhưng sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài giảm nên đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Lào Cai, tăng trưởng bình quân đạt 5,8%/năm. Tính bình quân trong 10 năm (1991-2000), tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt 9,0%/năm (cả nước đạt 7,6%). Những kết quả trên khẳng định bước chuyển biến đầu tiên, quan trọng của nền kinh tế tỉnh Lào Cai trong những năm đầu tái lập.

Trong 10 năm tiếp theo (2001-2011), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai trung bình 12,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2001 đến năm 2011 luôn ở mức 2 chữ số, cao hơn những năm đầu tái lập tỉnh, cao hơn so với mức tăng của cả nước và nhiều địa phương khác. Kết quả đó khẳng định đường lối đổi mới của Đảng đã được vận dụng sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tình hình tỉnh Lào Cai. Kết thúc năm 2015, tỉnh Lào Cai đạt thắng lợi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong tổng số 27 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV, có 25 chỉ tiêu vượt và đạt; 2 chỉ tiêu đạt trên 56%. Trong tổng số 393 mục tiêu của 7 chương trình, 27 đề án, có 313 mục tiêu vượt và đạt; 48 mục tiêu đạt trên 80%. Trong quá trình phát triển, Lào Cai phát huy tốt vai trò, vị trí của mình, luôn đặt trong mối liên kết của vùng và cả nước; là tỉnh trung tâm của khu vực Tây Bắc, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hoạt động đối ngoại và xây dựng Đảng của khu vực.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, đã chỉ rõ định hướng phát triển của tỉnh Lào Cai đến năm 2020 là phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới là trọng tâm; phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ là đột phá; phát triển công nghiệp là quan trọng. Tập trung nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn gắn với xây

dựng nông thôn mới, chú trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên đầu tư, phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, thông tin - truyền thông, khoa học - công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn biên giới hoà bình, hữu nghị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đến năm 2020, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc và là tỉnh khá của vùng miền núi phía Bắc.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của Lào Cai ngày một nâng cao. Hoạt động giáo dục đào tạo có bước phát triển toàn diện và vượt bậc, chất lượng giáo dục được nâng lên một bước. Hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật và thể thao tiếp tục được tăng cường, chương trình xây dựng đời sống văn hóa, thể thao ở khu dân cư tiếp tục được củng cố và phát triển. Công tác đưa thông tin về cơ sở được đổi mới về nội dung và nâng cao chất lượng để tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng đến với đồng bào các dân tộc. Hoạt động thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng đều thu được nhiều kết quả đáng mừng. Phong trào tập luyện thể thao được mở rộng trong đông đảo quần chúng nhân dân. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được triển khai có hiệu quả. Lào Cai đã kịp thời khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm. Chất lượng phục vụ và hoạt động tại các bệnh viện đã ổn định và nâng lên, tạo điều kiện cho mọi người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng, từng bước tạo sự công bằng trong khám chữa bệnh.

Những thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là thành quả trí tuệ và công sức của nhân dân các dân tộc Lào Cai. Đây là tiền đề để Lào Cai tiếp tục có những bước phát triển mới trong công cuộc hội nhập và phát triển. Trong sự phát triển chung của kinh tế - văn hóa - xã hội Lào Cai có sự đóng góp to lớn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các vai trò: Văn hóa là “mục tiêu”, “động lực” của mọi sự phát triển; Thể thao góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước; Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, tạo nên sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Về dân cư, dân tộc, theo số liệu năm 2017, dân số toàn tỉnh Lào Cai là 694.416

người, mật độ dân số bình quân: 109 người/km2 [10]. Lào Cai là nơi cư trú của 3/4 ngữ hệ lớn của Việt Nam: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Hán - Tạng, ngữ hệ Thái, với 6/8 nhóm ngôn ngữ của Việt Nam: Việt - Mường, Tày - Thái, Ka Đai, Hmông - Dao, Hán, Tạng

- Miến. Lào Cai có 13 dân tộc với 23 nhóm ngành khác nhau. Mỗi một dân tộc lại có bản sắc văn hóa riêng, trong cùng một dân tộc nhưng mỗi nhóm, ngành mang một đặc điểm sắc thái riêng tương tự như một tộc người. Mặc dù có tộc danh khác nhau, quê quán khác nhau nhưng các dân tộc Lào Cai không xảy ra xung đột về dân tộc, tôn giáo. Các đặc điểm trên tạo cho Lào Cai là tỉnh giàu bản sắc văn hóa, đồng thời là nơi thuận lợi cho giao lưu, hội tụ văn hoá.

1.2. Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai trước năm 1946

1.2.1. Văn hóa

Do đặc điểm ở vùng biên cương, ngay từ thời kỳ dựng nước, các dân tộc Lào Cai đã có ý thức đoàn kết, ý thức cộng đồng. Từ ý thức cộng đồng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, thủ lĩnh,...nhằm khẳng định nguồn gốc chung, tổ tiên chung của cộng đồng. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên như thần mặt trời, thần sông, thần núi,...là tín ngưỡng phổ biến của cư dân Lào Cai thời dựng nước. Hình ảnh chạm khắc trên thân các trống đồng Lào Cai như trống đồng Pha Long, trồng đồng Gia Phú đã phản ánh nghệ thuật âm nhạc và ca múa.

Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc ra sức thi hành chính sách đồng hóa nhưng những yếu tố văn hóa Việt cổ vẫn được bảo tồn, tinh thần đoàn kết, ý thức dân tộc của đồng bào Lào Cai không bị hủy diệt mà vẫn có sự kế thừa, phát triển.

Thời phong kiến, Lào Cai tiếp nhận hàng loạt các tộc người từ phương Bắc xuống định cư như người Thái, Dao, Mông. Chính họ đã tạo cho Lào Cai trở thành vùng đất đa dân tộc, phong phú về sắc thái văn hóa. Đến thời nhà Nguyễn, trong phủ Quy Hóa (Lào Cai), “...người Kinh, người Thổ (Thái), người Thanh, người Mán sống xen kẽ,... Hai châu Văn Bàn, Thủy Vĩ thì người Thổ (Thái) làm hào mục, tập tục có biết chút lễ pháp. Người Thanh (Trung Quốc) làm nghề buôn bán kiếm sống, tập tục phần nhiều xa xỉ. Người Mán đốt nương làm rẫy, sống nhờ nguồn lợi rừng, quần áo dệt bằng gai, đay dùng cả màu đen và màu trắng. Còn như lễ tết hiếu hỉ thì chỉ có Thổ hào, Mán trưởng hơi giống tục người Kinh, còn lại phần nhiều sơ sài, đơn giản” [20, tr.724]. Trong năm, chỉ ngày mồng 1 tháng giêng và ngày rằm tháng 7 người dân giết gia súc để cúng tế tổ tiên, còn những việc cưới xin, tang ma đều làm rất sơ sài. Nhân dân trong

vùng cũng duy trì tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, thờ cúng các vị anh hùng “huyện Văn Bàn có đền thần Vệ Quốc. Châu Thủy Vĩ có đền Quan Công, đền Liễu Hạnh Công chúa, đền Long Vương” [21, tr.725].

Theo ghi chép của tác giả Phạm Thận Duật trong Hưng Hóa ký lược, trên địa bàn tỉnh Hưng Hóa ngoài 17 ngôi đình, đền, chùa, miếu mạo còn có nhiều các di tích khác. Lào Cai thời đó có “Miếu thờ Quan Công ở phố Minh Hương, thuộc châu Thủy Vĩ. Miếu thờ Liễu Hạnh công chúa ở gần sông Thao,... Ở châu Văn Bàn, xã Bảo Bàn có một đền thờ thần. Các năm Minh Mệnh, Thiệu Trị lần lượt phong tặng các danh hiệu: “Trấn an hiển liệt” [18].

Sau khi chiếm đóng được Lào Cai, cùng với việc xây dựng các cơ quan hành chính, quân sự, kinh tế,…ở thị xã Lào Cai và một số châu, huyện, thực dân Pháp đã chú trọng tới việc xây dựng một số cơ sở cho hệ thống văn hóa, thông tin tuyên truyền. Văn hóa phương Tây đã xâm nhập vào trong bộ phân cư dân ở đô thị.

Bên cạnh việc bóc lột về kinh tế, thực dân Pháp rất chú trọng xây dựng bộ máy cai trị phản động. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã dùng thế lực của các thổ ty dân tộc này đàn áp, khiêu khích người dân tộc khác, gây chia rẽ giữa người Mông, người Tày, Nùng, Hoa ở Bắc Hà, giữa người Dao với người Giáy ở Bát Xát,… Về văn hóa tinh thần, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân“Làm cho dân ngu để dễ trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” [22, tr.137].

Thực dân Pháp ra sức phá hoại thuần phong mỹ tục của người Việt, của nền văn hóa Việt Nam nói chung, đồng bào Lào Cai nói riêng. Tại Lào Cai, chúng đã khuyến khích, tuyên truyền những tệ nạn xã hội phản động như mại dâm, cờ bạc, rượu cồn, thuốc phiện, bói toán,…nhằm đầu độc, làm thoái hóa giống nòi dân ta, khiến thanh niên xa rời nhiệm vụ cứu nước. Thông qua hệ thống thông tin tuyên truyền, sách báo phản động của kẻ thù len lỏi trong nhân dân. Tuy nhiên, vượt qua mọi trở ngại, âm mưu phá hoại của kẻ thù, tiếp nhận và sử dụng sáng tạo văn hóa bên ngoài, nhân dân Lào Cai vẫn bảo lưu được nét đẹp văn hóa truyền thống với sự phong phú của văn hóa vật thể và phi vật thể. Những nghi lễ, phong tục, các làn điệu ca múa của đồng bào người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số vẫn còn lưu giữ trong đời sống của nhân dân Lào Cai.

1.2.2. Thể dục thể thao

Quá trình đấu tranh sinh tồn và phát triển của các dân tộc ở Lào Cai cũng là quá

trình nâng cao thể chất, tôi luyện ý chí chiến đấu chống lại mọi sự đe dọa của kẻ thù. Từ trong lao động sản xuất, chiến đấu, các dân tộc Lào Cai đã nảy nở nhiều loại hình thể thao mang đặc trưng riêng của mình. Xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, địa hình hiểm trở, bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, nhân dân các dân tộc miền núi Lào Cai đã phải hợp sức lao động cùng khai phá đất hoang, đánh giặc, chống thú dữ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ làng bản, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Đặc điểm của điều kiện tự nhiên, xã hội đã tác động mạnh đến việc rèn luyện thân thể, hình thành các môn thể thao tăng cường sức khỏe, đấu tranh cho cuộc sống sinh tồn. Từ xa xưa, người dân Lào Cai đã biết luyện tập võ nghệ để rèn luyện sức khỏe, chống thú dữ, chống lại sự phản nghịch, cướp bóc của các phần tử xấu. Tiêu biểu nhất là môn võ cổ truyền của đồng bào H’mông. Môn võ này không hình thành trường phái hay môn phái song cũng là loại hình võ thuật vì nó cũng có đủ các thế tấn cơ bản, các đường quyền, đường cước và đánh đỡ liên hoàn. Các đường võ không cầu kỳ mà chủ yếu là các đường, các đòn đánh thực dụng, nhanh, gọn và chính xác. Xét về quyền thuật, môn võ này không có bài cụ thể, chỉ có lối đánh như lối đánh của gậy, lối đánh của dao, của khèn (một loại nhạc cụ). Với đặc trưng riêng đó đã hình thành lên các lối đánh, thế võ rất độc đáo của người H’mông. Bên cạnh đồng bào H’mông, các dân tộc vùng núi cao khác của Lào Cai thường dùng cung, tên, nỏ. Khi thuốc súng chưa ra đời, các hoạt động bảo vệ cuộc sống chủ yếu dùng võ thuật gồm võ tay không và võ binh khí như gậy, côn, đao, kiếm, giáo, mác,…

Ngoài võ cổ truyền, nhân dân Lào Cai còn có những trò chơi dân gian mang tính thể thao đặc trưng của từng dân tộc, mang đậm dấu ấn văn hóa, được hình thành từ lâu đời trong lịch sử. Vào những dịp lễ hội, nhân dân đã tổ chức nhiều loại trò chơi dân gian như đánh quay, đua ngựa, đẩy gậy, bắn nỏ, nhảy dây, kéo co,… Những trò chơi này vừa là hoạt động giải trí, vừa là dịp để thi thố tài năng, rèn luyện sức khỏe và trí lực.

Thời Pháp thuộc, bên cạnh các môn thể thao dân tộc như đua ngựa, đẩy gậy, bắn nỏ, bắn súng kíp, nhảy dây, kéo co, cờ tướng,…một số môn thể thao hiện đại đã được du nhập vào Việt Nam và Lào Cai như bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, bơi lội, bóng bàn, quần vợt. Các môn này chủ yếu được chơi ở trong các trại lính và một số trường học ở thị xã Lào Cai, thị trấn Sa Pa, Bảo Thắng, Mường Khương.

1.2.3. Sự ra đời của khu nghỉ dưỡng Sa Pa và những hoạt động du lịch đầu tiên ở Lào Cai

Trong quá trình chiếm đóng Lào Cai, thực dân Pháp đã phát hiện ra địa điểm Sa Pa và xây dựng thành nơi nghỉ mát, an dưỡng phục vụ người Pháp “Tỉnh Lào Kay lắm núi, nhiều rừng cho nên những nơi thắng cảnh cũng lắm. Song phải cái đường giao thông bất tiện. Có một nơi gọi là Cha-Pa ở về phía tây nam tỉnh lỵ, cách độ 37 km, người Tây hay nghỉ mát ở đấy vì khí hậu ôn hòa lắm” [15, tr.68].

Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898. Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa. Ban đầu, thị trấn Sa Pa được xây dựng với mục đích trở thành khu an dưỡng.

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật,...Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng, khách sạn Cha Pa nằm trên đường từ Sa Pa ra Lào Cai được khánh thành. Năm 1914, khách sạn Fansipan được xây dựng. Từ năm 1914, chính quyền địa phương chủ trương xây dựng Sa Pa trở thành một “kinh đô nghỉ hè” trên núi ở Bắc Kỳ theo hướng dân sự hóa. Cùng mùa hè năm đó, các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ xây dựng khu dinh thự nghỉ mát cao cấp và các khu nhà dịch vụ hỗ trợ đã được vận chuyển từ Hà Nội lên Sa Pa. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như “thủ đô mùa hè” của Bắc Kỳ. Năm 1922, Dinh Thống sứ Bắc Kỳ xa hoa bậc nhất thị trấn lúc đó được khởi công xây dựng trên đồi “Thống sứ”. Năm 1932, một khách sạn sang trọng - Le Metopole với 50 phòng hạng sang và 10 phòng hạng đặc biệt được khai trương, nằm dưới chân núi Hàm Rồng và tiếp giáp với hồ Sa Pa hiện nay. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.

Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho phố núi Sa Pa mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu. Khách lưu trú thường xuyên ở Sa Pa lúc bấy giờ là những viên chức người Pháp nhưng số lượng không nhiều, chỉ khoảng 50 người năm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023