Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Giai Đoạn Tái Thiết Tỉnh Lào Cai Và Bước Đầu Phát Triển (1991 - 2000)

hội chủ nghĩa về công tác. Cơ sở lưu trú thời gian này có Nhà khách UBND tỉnh với chức năng chính là đón tiếp các đoàn công tác, chuyên gia của Trung ương, các tỉnh bạn đến Lào Cai công tác.

Trong những năm 1976-1985, lĩnh vực du lịch của tỉnh hầu như không được chú trọng phát triển, cơ sở vật chất hầu như không có, hoạt động du lịch chỉ mang tính chất tự phát.

Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, du lịch Hoàng Liên Sơn chuyển sang phương thức hạch toán kinh doanh, đổi mới bộ máy quản lý, tăng cường các hình thức quảng bá, khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế tham gia du lịch. Hàng loạt các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn, các loại hình giải trí phục cho mục đích du lịch của cá nhân và tổ chức kinh tế - xã hội ra đời. Tuy nhiên, giai đoạn này các dự án lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chưa nhiều, phần lớn đầu tư vào các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống, các hình thức quảng bá về du lịch còn hạn chế, số lượng du khách còn ít, các loại hình du lịch chưa đa dạng nên chưa có sức thu hút với du khách. Du lịch Hoàng Liên Sơn đến năm 1990 đã chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh nhưng về cơ bản vẫn mang tính tự phát [42, tr.44-45].

Tiểu kết chương 1


Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới của Việt Nam, có lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển lâu đời, có truyền thống văn hóa giàu bản sắc, có tiềm năng và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, Lào Cai có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, là cửa ngõ thông thương với nhiều vùng trong cả nước và quốc tế. Trong lịch sử phát triển, Lào Cai trải qua nhiều biến động, đổi thay, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức trước cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm phương Bắc, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, góp phần không nhỏ vào trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Lào Cai, những cơ sở ban đầu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng lần lượt hình thành và phát triển. Ngay sau khi lực lượng cách mạng đánh đuổi bọn phản động Quốc dân Đảng, thành lập chính quyền cách mạng, Ty Thông tin Lào Cai được thành lập. Ty đã trải qua nhiều lần đổi tên khác nhau như Ty Thông tin Tuyên truyền (1947-1953), Ty Tuyên truyền Văn nghệ (1954-1955), Ty Văn hóa Lào Cai (1956-1972), Ty Văn hóa Thông tin Lào Cai (1973- 1975), Ty Văn hóa Thông tin Hoàng Liên Sơn (1976-1984), Sở Văn hóa Thông tin Hoàng Liên Sơn (1985-1991).

Bộ phận TDTT với sự hình thành tổ chức ban đầu là Ban Thể dục thể thao tỉnh Lào Cai (1957-1970), Ty Thể dục thể thao Lào Cai (1971-1975), Ty Thể dục thể thao Hoàng Liên Sơn (1976-1980), Sở Y tế và Thể dục thể thao Hoàng Liên Sơn (1980- 1983), Sở Thể dục thể thao Hoàng Liên Sơn (1983-1991). Hoạt động du lịch ở Lào Cai đã có từ năm 1903 khi người Pháp xây dựng Khu nghỉ dưỡng Sa Pa. Tuy nhiên, hoạt động này bắt đầu được quan tâm đầu tư thực sự từ sau khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới (1986), đặt cơ sở nền tảng cho sự phát triển du lịch giai đoạn sau này.

Chương 2

NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÀO CAI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

2.1. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn tái thiết tỉnh Lào Cai và bước đầu phát triển (1991 - 2000)

2.1.1. Tình hình, nhiệm vụ mới

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 6

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trên cơ sở kế thừa những tinh hoa, truyền thống văn hóa của dân tộc. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành những chỉ thị, nghị quyết quan trọng về phát triển nền văn hóa, thể thao.

Cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế, xã hội, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lào Cai luôn quan tâm phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao của tỉnh. Phát huy những tiềm năng nhân văn, giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đánh giá đúng những khó khăn, hạn chế, tỉnh đã cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, thể thao phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương trong từng giai đoạn.

Khi mới tái lập tỉnh (1991), trước thực trạng đời sống của nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn, hoạt động văn hóa, thể thao còn nghèo nàn, Đảng bộ tỉnh Lào Cai xác định: Công tác văn hóa thông tin cần quán triệt tinh thần giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu văn hóa hiện đại phù hợp với trình độ dân trí của nhân dân để xây dựng cuộc sống văn hóa vừa phong phú vừa lành mạnh. Khai thác và phát huy truyền thống văn hóa, thể thao các dân tộc, gắn với phục vụ sản xuất, học tập, nâng cao dân trí, thể lực và bảo vệ Tổ quốc.

Đến năm 1996 nước ta đã trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với hai kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm. Trong 10 năm đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ nội lực của dân tộc, kiên trì mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa vì độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đạt được những thành tựu to lớn. Tuy vẫn còn một số mặt yếu kém, chưa vững chắc song nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đất nước có điều kiện để chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh đó, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được họp ở Hà Nội từ 22-6

đến 1-7-1996 khẳng định cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Năm 1998, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được ban hành, mở ra một thời kỳ mới cho sự nghiệp văn hóa Việt Nam. Bám sát 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới, toàn ngành đã phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, tiếp tục khẳng định những thành tựu trong quá trình đổi mới.

2.1.2. Hoạt động văn hóa

Ngày 13-9-1991, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã ra Nghị quyết về việc đề bạt và phân công cán bộ lãnh đạo của 38 sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh lên công tác tại Lào Cai, trong đó có ngành Văn hóa Thông tin, lĩnh vực thể thao, du lịch.

Tỉnh Lào Cai chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-10-1991. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời, trực tiếp là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và sự đồng thuận của nhân dân nên chỉ sau một thời gian ngắn các cơ quan của tỉnh đã ổn định và đi vào hoạt động ở nơi tập kết Phố Lu, Tằng Loỏng, thị xã Cam Đường.

Ngày 27-7-1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 9 đổi tên Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch thành Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao. Ở cấp tỉnh, Lào Cai đã thành lập Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao do đồng chí Sần Cháng làm Giám đốc Sở. Khi mới thành lập, toàn sở Văn hoá - Thông tin và Thể thao chỉ có hơn 60 cán bộ, nhân viên, đông nhất là Đoàn Nghệ thuật, Bảo tàng tỉnh chỉ có 2 người, Thư viện tỉnh có 4 người. Hầu hết các cán bộ chuyên môn như âm nhạc, biên đạo, huấn luyện viên, họa sĩ,…đều còn thiếu. Sở phải chia nhiều bộ phận ở rải rác khu Tằng Lỏng, Bảo Thắng, Phố Lu. Thư viện tỉnh ở nhờ Câu lạc bộ Văn hoá mỏ Apatit, Đoàn Nghệ thuật ở khu Thị ủy (Cam Đường), các cán bộ của Trung tâm Văn hoá, Bảo tàng, Thể thao ở với Sở trong hơn chục gian nhà tóc- xi ven suối Chát. Tuy đội ngũ cán bộ của bộ máy còn thiếu, hầu hết các đơn vị sự nghiệp chưa ra đời nhưng ngành Văn hoá - Thông tin và Thể thao đã liên tiếp tổ chức thành công các sự kiện lớn như tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Tỉnh, Hội khoẻ Phù đổng, phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp,…

Cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ và chính quyền tỉnh

Lào Cai luôn quan tâm phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin của tỉnh, phát huy những tiềm năng nhân văn, giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đánh giá đúng những khó khăn, hạn chế, tỉnh đã cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương trong từng giai đoạn.

Ngày 6-4-1993, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 4 (khóa X) đã ra Nghị quyết số 05-NQ/TU về công tác giáo dục và đào tạo, bảo vệ sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình, văn hóa và văn nghệ. Trong công tác văn hóa và văn nghệ, Nghị quyết đề ra mục tiêu: Khai thác, bảo tồn, phát huy vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc. Quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là cơ sở, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng. Củng cố và nâng cao chất lượng công tác văn hóa, văn nghệ, nhất là các trung tâm văn hóa và các đội thông tin lưu động ở các huyện, thị, từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, văn nghệ cho nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khóa X của Đảng bộ, hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển sôi nổi, phong phú và rộng khắp. Vốn văn hóa phong phú của các dân tộc được bảo tồn, khai thác, phát huy. Hàng năm, tỉnh đều mở hội thi văn hóa giữa các dân tộc trong tỉnh, thu hút nhiều nghệ nhân tham gia biểu diễn, thi đấu, tạo ra đời sống văn hóa tinh thần sôi động, lành mạnh. Các thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới như nhà văn hóa, thư viện, câu lạc bộ. Các Trung tâm văn hóa, Đội thông tin lưu động, Đoàn nghệ thuật dân tộc của tỉnh được hình thành, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động. Hàng năm, tỉnh đều tổ chức giao lưu văn hóa với tỉnh Vân Nam để tăng cường tình hữu nghị và trao đổi hoạt động văn hóa quần chúng giữa hai tỉnh. Công tác bảo tồn, khai thác văn hóa truyền thống các dân tộc đã được quan tâm, tập trung khôi phục các lễ hội truyền thống văn hóa như: lễ hội xuống đồng của đồng bào Giáy, Tày; hội Sải sán của đồng bào Mông; lễ Lập tịch, tết Nhảy của người Dao; lễ đặt tên con, vào nhà mới của người Thái,… Các tệ nạn xã hội, các tập quán lạc hậu được hạn chế.

Sau khi tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn, cùng với việc ổn định tổ chức cán bộ, nơi làm việc, Sở đã triển khai hàng loạt công việc chuyên môn chuyên ngành khởi đầu sự nghiệp văn hóa thông tin toàn tỉnh. Trước thực tiễn yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa đặt ra cần phải có một đội ngũ cán bộ các cấp không những nhiệt tình, có trách nhiệm mà còn phải có kiến thức chuyên môn, có khả năng tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, từ đầu năm 1994, Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao đã tổ chức thực

hiện chương trình đào tạo tập huấn cho cán bộ văn hóa thông tin cơ sở.

Từ năm 1994 đến năm 1995, Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao đã tiến hành công tác tập huấn, đào tạo cán bộ văn hóa thông tin cơ sở với nhiều nội dung. Từ việc khảo sát thực tiễn đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin trên địa bàn 10 huyện thị trong tỉnh, phân loại trình độ thực tiễn, trình độ học vấn, thành phần dân tộc, từ đó xây dựng các chương trình tập huấn cán bộ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác. Nội dung bài giảng về lý luận chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước; Vai trò, vị trí công tác văn hóa thông tin trong giai đoạn cách mạng hiện tại; Nhiệm vụ của ngành văn hóa thông tin Lào Cai trong những năm trước mắt và từ nay đến năm 2000; Các vấn đề về bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa đối với các dân tộc miền núi. Các bài giảng về kỹ năng thực hành tập trung vào các vấn đề: Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình văn hóa (GĐVH); Chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin, văn nghệ, thể thao ở cơ sở; Phong tục tập quán các dân tộc, chống mê tín dị đoan, bài trừ các tệ nạn xã hội; Kỹ năng thực hành công tác thông tin tuyên truyền và thông tin cổ động ở cơ sở; Tổ chức quản lý các lễ hội văn hóa các dân tộc; Công tác quản lý văn hóa đối với địa bàn cơ sở.

Trong hai năm 1994 và 1995, toàn ngành đã mở được 13 lớp tập huấn cấp tỉnh và huyện thị. Trong đó có 1 lớp tập huấn 10 ngày cho 14 cán bộ trưởng, phó phòng, giám đốc, phó giám đốc trung tâm văn hóa huyện, thị xã tại Sở; 1 lớp tập huấn 7 ngày cho cán bộ, đội trưởng các đội thông tin lưu động các huyện thị gồm 21 cán bộ, tổ chức tại Phòng văn hóa huyện Sa Pa; 1 lớp tập huấn 7 ngày về nếp sống văn hóa cho đối tượng phó chủ tịch văn xã các huyện thị, cán bộ các ban ngành trong tỉnh, các trưởng phó phòng văn hóa huyện thị với 40 học viên tham gia. Giảng viên giảng dạy các lớp này đến từ Cục văn hóa thông tin cơ sở và Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao Lào Cai. Tổng số học viên tham gia 3 lớp tập huấn trên là 75 cán bộ với kết quả học tập đạt 80% khá giỏi [25]. Các lớp tập huấn cán bộ văn hóa thông tin cấp xã được mở tại các huyện thị. Qua các lớp tập huấn, bước đầu toàn thể học viên đã nắm được về cơ bản phương pháp tổ chức một số loại hình hoạt động văn hóa thông tin cơ sở, xây dựng quy ước nếp sống văn hóa thôn bản. Đồng thời hiểu rõ nhiệm vụ quản lý văn hóa cơ sở, các nghị định, văn bản về văn hóa của nhà nước và những chính sách của nhà nước về văn hóa đối với nhân dân các dân tộc miền núi để từ đó vận dụng vào điều kiện thực tế cơ sở.

Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-

UBND ngày 5/8/1992 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao tỉnh Lào Cai. Chức năng nhiệm vụ là tổ chức việc thu nhận, trưng bày, bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, nghiên cứu khoa học về di sản trên địa bàn tỉnh. Bảo tàng tỉnh đã đẩy mạnh công tác sưu tầm được hàng trăm hiện vật khảo cổ, y phục các dân tộc Dao, Hà Nhì, Mông, Xá Phó, hàng nghìn ảnh tư liệu lịch sử của tỉnh, huyện. Tham gia xây dựng các phòng truyền thống, tổ chức các cuộc trưng bày trong các dịp lễ, tết, hội chợ và các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh, đại hội thi đua yêu nước, các ngày kỷ niệm lớn của tỉnh và các địa phương. Hoạt động của Bảo tàng góp phần gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa, đặc biệt đã giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào cho các thế hệ chung sức xây dựng Lào Cai.

Hoạt động điện ảnh bám sát các nhiệm vụ chính trị, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Năm 1992, tỉnh tổ chức được 800 buổi chiếu, đến năm 1995 tăng lên 1.230 buổi, trong đó có 630 buổi phục vụ vùng sâu, vùng xa, thu hút hàng vạn người xem. Ngoài hoạt động thường xuyên theo kế hoạch, các đội chiếu phim còn tập trung chiếu phục vụ nhiệm vụ chính trị trong các đợt như bầu cử, phục vụ hè cho thiếu nhi, các dịp lễ, tết. Trong chương trình chiếu phim đã lồng ghép chiếu các phóng sự tuyên truyền vệ sinh môi trường, phòng chống ma túy, phổ biến khoa học - kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tuyên truyền cải cách hành chính, xây dựng nông thôn mới.

Hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng đã góp phần quảng bá hình ảnh Lào Cai ra thế giới. Nằm ở vị trí đầu cầu, tâm điểm trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh

- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, do đó Lào Cai có cơ hội giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, nhưng cũng đứng trước khó khăn là ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai. Vì vậy, tỉnh Lào Cai đã xây dựng chiến lược quảng bá văn hóa ra thế giới để chủ động hợp tác và ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa bên ngoài. Hoạt động trao đổi, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai địa phương đầu cầu trong tuyến hành lang kinh tế. Năm 1993, cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu được mở lại, quan hệ giao lưu về văn hóa, thể thao với Trung Quốc của tỉnh được đẩy mạnh. Hằng năm, nhân dịp các ngày kỷ niệm, ngày lễ của hai bên, tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam đều tiến hành trao đổi, tổ chức giao lưu nghệ thuật giữa các đoàn văn hóa nghệ thuật, các văn nghệ sĩ và cơ quan văn hóa.

Phong trào xây dựng GĐVH là một trong ba phong trào của cuộc vận động xây

dựng nếp sống mới đã có từ trước. Từ khi phát động, phong trào ngày càng được đẩy mạnh thực hiện và đạt hiệu quả cao hơn từ nhận thức tới hành động, thực sự trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, tiêu chí đánh giá con người, gia đình, làng bản, cơ quan, đơn vị. Các cấp ủy, chính quyền cơ sở đã đưa việc xây dựng GĐVH thành chỉ tiêu thi đua.

Cùng với việc hướng dẫn và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành Văn hóa - Thông tin và Thể thao từ tỉnh đến huyện với công cụ thông tin tuyên truyền đã cổ động trực quan bằng nhiều chuyên đề khác nhau như: xóa đói giảm nghèo, sinh đẻ kế hoạch, bài trừ các tệ nạn xã hội, chống phá rừng, giữ gìn cảnh quan môi trường, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong tập quán các dân tộc, phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ,…để tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh, hình thành tư tưởng, đạo đức lối sống các thành viên trong gia đình. Năm 1999, cả tỉnh mới có 38.000 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn GĐVH(chiếm 38%), đến năm 2000, chỉ tính riêng số hộ đạt tiêu chuẩn do UBND các huyện, thị công nhận trong toàn tỉnh đã có 44.642 hộ, tăng 9,8% so với năm 1999, chiếm 42,2% số hộ toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 18 Câu lạc bộ GĐVH vẫn duy trì hoạt động tốt, 165 hộ tiêu biểu được UBND tỉnh tặng bằng khen, 7.620 hộ được Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao tặng giấy khen về thành tích xây dựng đời sống văn hóa. Tiêu biểu cho phong trào là các huyện Bảo Thắng (9.550 hộ), thị xã Lào Cai (6.799 hộ), huyện Bảo Yên (7.834 hộ), huyện Văn Bàn (4.940 hộ), thị xã Cam Đường (4.759 hộ) đạt tiêu chí GĐVH [5].

Trong phong trào xây dựng làng bản, khu phố văn hóa: phát huy kết quả bước đầu và kinh nghiệm những năm trước, năm 2000 phong trào có những chuyển biến tích cực. Số làng bản, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa cao hơn năm 1999. Năm 1999 mới có khoảng 200 làng đạt danh hiệu làng văn hóa, đến năm 2000, toàn tỉnh có 310 làng bản, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa được UBND tỉnh khen, 86 làng bản, khu phố được Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao, Chủ tịch huyện khen về thành tích xây dựng đời sống văn hóa. Điển hình là huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, thị xã Cam Đường.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư lựa chọn được 449 khu dân cư tiên tiến được cấp huyện thị công nhận, 198 khu dân cư xuất sắc được tỉnh công nhận. Phong trào xây dựng công sở, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang có nếp sống văn hóa đã chọn được 193 cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.

2.1.3. Hoạt động thể thao

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí