Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan:


cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cũng thể hiện ở yêu cầu mở rộng khả năng cung ứng cho thị trường bán lẻ.

Trong thực tế, các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam thường tập trung nguồn lực cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoặc bị chi phối bởi các mục tiêu chỉ định của Chính phủ. Việc khai thác nhu cầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần có sự đầu tư lớn về công nghệ và kênh phân phối kèm theo hoạt động quảng cáo, tiếp thị nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Bên cạnh truyền thống, bề dày kinh nghiệm 55 năm trưởng thành và phát triển, BIDV đã khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường tài chính thế giới và khu vực; là địa chỉ tin cậy của các tập đoàn, định chế tài chính và các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, BIDV chưa phải là sự lựa chọn số một của khách hàng. Do đó, đứng trước yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế, BIDV cần thiết phải phát triển bền vững, BIDV cần phải phát triển hoạt động NHBL, đưa hoạt động này lớn mạnh trở thành một hoạt động cốt lõi của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Chính vì vậy, bên cạnh việc duy trì thế mạnh của một ngân hàng bán buôn, BIDV cần mở rộng và phát triển mạnh mảng kinh doanh bán lẻ, trong đó nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là một trong những ưu tiên lựa chọn phục vụ. BIDV phải chuyển đổi từ ngân hàng chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán buôn vừa bán lẻ và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa dịch vụ bán buôn và bán lẻ phù hợp với đặc điểm công nghệ, nhân lực, năng lực tài chính của mình là rất cần nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ với hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của BIDV, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong tình hình mới.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:


Trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động dịch vụ được các ngân hàng chú trọng phát triển nhưng chiều rộng và chiều sâu của những dịch vụ đó còn hạn chế. Do đó, việc tìm ra giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ là vấn đề có ý


nghĩa quan trọng mang tính chiến lược đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Dịch vụ ngân hàng và các vấn đề liên quan đến dịch vụ ngân hàng nói chung, cũng như vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng đã được nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này thường chỉ tập trung nghiên cứu một mảng của dịch vụ ngân hàng: Hoặc là dịch vụ ngân hàng bán buôn hoặc là dịch vụ ngân hàng bán lẻ hoặc chỉ nghiên cứu phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung. Do đó những công trình nghiên cứu sâu sắc về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ còn rất hạn chế. Có thể kể đến một số luận án tiến sỹ đã thực hiện:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Lâm Thị Hồng Hoa, đề tài “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, 2006 và Nguyễn Thanh Phong, đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, 2011. Nội dung của luận án tập trung nghiên cứu: (1) Chỉ ra vần đề cần giải quyết trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam là phải đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng bởi vì những lợi thế so sánh vốn có của ngân hàng thương mại Việt Nam đang mất dần trong quá trình hội nhập. (2) Đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các yếu tố cần thiết cho đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Từ đó cho thấy yếu tố quan trọng hàng đầu cho đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của NHTM Việt Nam là: Môi trường pháp lý; quy mô vốn; công nghệ, nhân lực; quản lý rủi ro và quản trị điều hành. (3) Đưa ra giải pháp cần thiết cho quá trình đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tập trung nhất là những giải pháp ổn định môi trường pháp lý, tăng cường năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới cách thức quản trị rủi ro và quản trị điều hành NHTM.

Trong các công trình đã công bố, chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài Thạc sỹ, Tiến sỹ nào nghiên cứu về Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Chính vì vậy, đây là đề tài mới, chuyên sâu, không trùng lắp với các tài liệu, công trình đã được nghiên cứu trước đó.

Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 3


3. Mục đích nghiên cứu


Để đạt được mục đích nghiên cứu là chỉ ra cơ cấu khách hàng của BIDV quá chú trọng đối tượng khách hàng bán buôn, loại hình dịch vụ ngân hàng bán buôn và sự cần thiết phải chuyển đổi BIDV từ ngân hàng chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán buôn vừa bán lẻ, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giúp BIDV phát triển cân đối dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Từ đó, tác giả đi vào nghiên cứu những nội dung sau:

Luận án đã phân tích một cách toàn diện lý thuyết về dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ: Hệ thống hóa lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ; Chỉ ra sự khác biệt giữa dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, các hình thức và quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong kinh doanh ngân hàng; Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của ngân hàng Citibank, Bank of NewYork và DBS Group và những bài học kinh nghiệm được rút ra trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.

Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2006 – 2010, đánh giá được những mặt mạnh và hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV và tổng kết được các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan cần khắc phục.

Xây dựng hệ thống giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội ngân hàng.

4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu


Đối tượng: Các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ đang được triển khai tại BIDV.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ đang được triển khai tại BIDV. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được tác giả thu thập từ 2006 – 2010, định hướng phát triển kinh tế, chiến lược phát triển của ngành ngân hàng và của BIDV đến năm 2020.


5. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, tác giả kết hợp nhiều phương pháp bao gồm: Thống kê, điều tra khảo sát, chuyên gia, cùng với phương pháp phân tích tổng hợp… Cụ thể như sau:

Phương pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của BIDV, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, cơ quan thống kê, báo cáo thường niên của NHNN và một số NHTM, tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng và xử lý thông tin về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV.

Phương pháp chuyên gia: Tác giả tham gia hội thảo để thu thập ý kiến đóng góp của chuyên gia trong ngành, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia thuộc ngành ngân hàng như: Chuyên viên cao cấp của NHNN, Ban lãnh đạo BIDV và Ban lãnh đạo một số ngân hàng lớn; đặc biệt là khách hàng và cán bộ của BIDV nhằm đánh giá quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV.

Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến khách hàng là cá nhân và tổ chức tại BIDV thông qua Phiếu điều tra khảo sát để rút ra những tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của chất lượng dịch vụ ngân hàng mà BIDV đang cung cấp.

Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.

6. Giả thuyết nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu ? (Mở đầu)


Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là tập trung chủ yếu vào vấn đề nào? (Mở đầu)

Lý thuyết về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ được xây dựng như thế nào? (Chương 1)

Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2006 – 2010 như thế nào? (Chương 2)


Để phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV cần những giải pháp nào? Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào sẽ được đưa ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước? (Chương 3)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn như sau:

Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án kiểm chứng, nhận định được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ mang lại thế mạnh cho BIDV. Qua đó giúp BIDV có chiến lược phù hợp hơn từng đối tượng khách hàng và có kế hoạch đầu tư hợp lý hơn để phát triển cơ cấu khách hàng và dịch vụ ngân hàng phù hợp. Ngoài ra, luận án cũng đề xuất các giải pháp giúp BIDV duy trì thế mạnh bán buôn và hoàn thiện phát triển hơn nữa mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ vốn được các ngân hàng chú trọng phát triển nhưng chiều rộng và chiều sâu của những dịch vụ này vẫn còn hạn chế và chưa được khai thác hiệu quả. Thông qua đó, góp phần giúp BIDV nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình trong giai đoạn hội nhập.

8. Đóng góp mới của luận án


Điểm đóng góp nổi bật của luận án là nghiên cứu kết hợp hai mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại một NHTM. Tác giả cho rằng trong hoạt động của ngân hàng luôn tồn tại hai mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ. Đặc biệt đối với những NHTM quy mô lớn cần phát triển vừa dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ. Điều này tạo sự đan xen, hỗ trợ tích cực giữa hoạt động bán buôn và bán lẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa đối với BIDV mà còn đối với các NHTM Việt Nam trong việc khẳng định xu hướng phát triển kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ một cách hài hòa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Chính nhờ nghiên cứu cả hai mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ đã giúp BIDV thấy được tính cân đối và phù hợp giữa hai loại dịch vụ này từ đó tìm ra giải pháp để phát triển hài hoà giữa bán buôn và bán lẻ. Cụ thể như sau:


Thứ nhất, luận án đã trình bày được khung lý thuyết về dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, vấn đề phát triển của hai loại này cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới mức độ và xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ.

Thứ hai, luận án tập trung phân tích thực trạng triển khai kết hợp so sánh sự tăng trưởng và tỷ trọng của từng mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ; chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại đồng thời đánh giá thị phần và mức độ cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ so với NHTM khác. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV.

Thứ ba, hệ thống giải pháp mang tính đặc thù mà tác giả đưa ra giúp BIDV có thể phát triển toàn diện dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của mình cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là những giải pháp cụ thể bao quát mà BIDV còn yếu, cần được sửa chữa, khắc phục và các giải pháp này được phân tích theo hướng thực tiễn là đóng góp đáng kể cho các nhà quản lý ngân hàng. Hệ thống giải pháp gồm 13 giải pháp chung và hai nhóm giải pháp cụ thể cho từng dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Trong số nhóm giải pháp chung, tác giả đã đề cập khá toàn diện và đồng bộ các giải pháp để làm nền tảng phát triển DVNH bán buôn và bán lẻ. Ngoài ra, các vấn đề nghiên cứu trong luận án mang tính hệ thống, nhờ đó hiệu ứng mang lại sẽ cao hơn, thiết thực hơn.

Cuối cùng, trong luận án có đưa ra khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam, đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với hy vọng mang lại sức sống mới cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của BIDV trong giai đoạn hiện nay.

Trong nghiên cứu, tác giả có đề cập đến một số vấn đề về xây dựng thương hiệu, phát triển công nghệ thông tin… Song, những vấn đề nghiên cứu này là rất lớn, mà đó không phải là mục đích nghiên cứu chủ yếu của luận án nên tác giả chỉ nghiên cứu bao quát mang tính định hướng gợi mở không phân tích sâu. Tác giả sẽ nghiên cứu sâu những vấn đề này sau khi hoàn thành xong luận án hoặc có những ai quan tâm sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Hạn chế của luận án: Luận án có phạm vi nghiên cứu khá rộng vì đối tượng nghiên cứu liên quan đến hầu hết các dịch vụ mà ngân hàng. Ngoài ra, do việc quản lý


cơ sở dữ liệu tại BIDV chưa cho phép tách doanh số của một số dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ nên có một số dịch vụ tác giả chưa phân tích riêng cho từng mảng bán buôn và bán lẻ hoặc chỉ đề cập đến những dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ chủ yếu. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát thăm dò ý kiến khách hàng cũng chưa được tác giả bốc tách theo từng đối tượng khách hàng bán buôn và bán lẻ.

Trong quá trình thực hiện, luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô để luận án được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

9. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo và danh mục các công trình đã được tác giả công bố nội dung của luận án gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2006 – 2010

Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại BIDV đến năm 2020


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ


1.1 . TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng

Dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc tạo ra giá trị đóng góp cho nền kinh tế của quốc gia. Nhận ra tầm quan trọng của dịch vụ, các nhà nghiên cứu hàn lâm trên thế giới đã tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực này từ đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, do dịch vụ có nhiều tính chất phức tạp nên cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh về dịch vụ. Dịch vụ hay lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế được xác định theo nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn:

Ở góc độ chung nhất về thống kê kinh tế, dịch vụ được coi là một lĩnh vực kinh tế không bao gồm các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Theo Noel Capon (2009), dịch vụ là bất kỳ hành động hay sự thực hiện nào mà một bên cung cấp cho bên khác tồn tại một cách vô hình và không nhất thiết đi đến một quan hệ sở hữu. Theo nhiều nhà nghiên cứu, dịch vụ thông thường liên quan con người (giáo dục, y tế), đến sản phẩm (sửa chữa, vận chuyển) hoặc thông tin (nghiên cứu thị trường). Từ điển Bách khoa Việt Nam, tại trang 167 giải thích: Dịch vụ là các hoạt động phục vụ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.

Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa dịch vụ.

Trong marketing, Philip Kotler định nghĩa dịch vụ như sau: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia mà chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất” [12].

Bản thân ngân hàng là một dạng kinh doanh ngoại tệ, thu phí của khách hàng, được xét thuộc nhóm ngành dịch vụ hoạt động ngân hàng không trực tiếp tạo ra sản phẩm cụ thể, nhưng với việc đáp ứng các nhu cầu về tiền tệ, về vốn, về thanh toán cho khách hàng, ngân hàng đã gián tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022