Đặc Điểm Của Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Buôn

33


được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1996 khi Việt Nam tiếp nhận Dự án ODA từ Ngân hàng Thế giới - Dự án Tài chính Nông thôn. Theo đó, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm chức năng “NHBB của dự án” (Công văn số 5551/HĐQT ngày 2/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ). Tiếp đó là trong Hiệp định tín dụng phát triển của Dự án Tài chính Nông thôn II, hai bên Việt Nam và WB đã nhiều lần sử dụng khái niệm NHBB. Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm NHBB nguồn vốn của Dự án. Cụ thể, trong Công văn số 285/QĐ – TTg ngày 18/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quyết định đầu tư Dự án TCNT II giai đoạn II có ghi rõ “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là NHBB của Dự án, chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện Dự án theo đúng những quy định đã được thỏa thuận và thống nhất với WB”.

Từ những khái niệm trên có thể đi đến kết luận về dịch vụ NHBB như sau:

Dịch vụ NHBB là các dịch vụ được cung cấp cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính hay những DVNH được cung cấp với số lượng lớn.

1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán buôn

Dịch vụ NHBB có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, dịch vụ NHBB được cung cấp bởi những ngân hàng có quy mô lớn, hoặc rất lớn

Các tiêu chí để xác định ngân hàng quy mô lớn gồm có: Vốn, tổng tài sản, hệ thống chi nhánh và số lượng lao động. Việc xác định quy mô ngân hàng còn tùy thuộc vào từng không gian cụ thể. Không có một chỉ tiêu định lượng chắc chắn để xác định quy mô của ngân hàng. Tùy vào đặc điểm của hệ thống ngân hàng của từng nước mà xây dựng tiêu chí để xác định quy mô.

Thứ hai, dịch vụ NHBB hướng đến đối tượng là khách hàng lớn

Có thể nói đây là đặc điểm và là tiêu chí chính để phân biệt dịch vụ NHBB và NHBL. Dịch vụ NHBB nhằm vào các đối tượng sau:

+ Các NHTM có quy mô vừa và nhỏ.

+ Các TCTD khác như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

+ Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có quy mô lớn.


+ Các NHTM có quy mô vừa và nhỏ, nhất là những ngân hàng quy mô nhỏ, thường không đủ khả năng để huy động vốn cho hoạt động tín dụng của mình, những ngân hàng này sẽ thiếu vốn và sẽ đi vay các ngân hàng lớn.

Thứ ba, tín dụng là dịch vụ điển hình của dịch vụ NHBB

Các khoản tín dụng có giá trị lớn: Tuy thật khó để phân biệt đâu là giá trị lớn, đâu là giá trị nhỏ của giá trị tín dụng, nhưng có thể phân biệt qua phương pháp thống kê những khách hàng vay vốn lớn tại một ngân hàng, hoặc có thể phân biệt giá trị tín dụng lớn hay nhỏ qua phân cấp phán xét giá trị tín dụng. Thông thường những khoản tín dụng vượt quá thẩm quyền phán xét của giám đốc chi nhánh (đối với ngân hàng vừa và nhỏ) hoặc vượt quá thẩm quyền phán xét của trưởng phòng tín dụng (đối với ngân hàng lớn) được coi là khoản tín dụng có giá trị lớn. Có quan điểm cho rằng nên lấy vốn tự có để so sánh, nếu khoản tín dụng chiếm tỷ lệ từ 5% vốn tự có trở lên, thì khoản tín dụng đó được coi là bán buôn.

+ Các khoản tín dụng được thực hiện thông qua thị trường liên ngân hàng, hoặc được thực hiện trực tiếp giữa NHBB với các tổ chức tín dụng, hoặc được thực hiện theo hợp đồng tín dụng giữa NHBB với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty ...

+ Lãi suất tín dụng (lãi suất cho vay) thường được vận dụng theo cơ chế ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường NHBL.

Thứ tư, Số lượng khách hàng nhỏ

So với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp lớn là đối tượng khách hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về mặt số lượng nhưng chiếm tỷ trọng lớn hơn về doanh số giao dịch. Thông thường đối với một ngân hàng vừa kinh doanh bán buôn và bán lẻ thì lượng khách hàng bán buôn chỉ chiếm từ 10% đến 30% tổng số khách hàng của ngân hàng đó.

Thứ năm, Giá trị giao dịch lớn, chi phí bình quân trên mỗi giao dịch nhỏ

Với đặc điểm khách hàng là các tổ chức kinh tế đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên nhu cầu rất lớn, giá trị giao dịch cao. Do số lượng khách hàng nhỏ nên giao dịch với khách hàng của NHBB, ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí giao dịch dựa vào lợi thế nhờ quy mô giao dịch.


Thứ sáu, Các dịch vụ NHBB có quy trình thực hiện thường phức tạp và mất nhiều thời gian

Vì vậy, đòi hỏi sự an toàn cũng như thận trọng trong các giao dịch, ví dụ như để có thể thực hiện nghiệp vụ tư vấn phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp, ngân hàng phải thẩm định phương án của khách hàng lâu hơn đối với thực hiện dịch vụ cho khách hàng cá nhân.

Thứ bảy, Thu nhập do khách hàng mang lại rất lớn

Với một tỷ trọng khách hàng nhỏ nhưng có thể mang lại thu nhập khá lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, rủi ro trong kinh doanh NHBB rất cao khi các khách hàng từ bỏ ngân hàng này để đến với một ngân hàng khác có điều kiện tốt hơn.

Thứ tám, Chi phí hoạt động trung bình thấp

Dịch vụ NHBB thường không đòi hỏi phải trang bị nhiều về mạng lưới phân phối và nguồn nhân lực vì số lượng khách hàng ít hơn nhiều so với NHBL.

Thứ chín, Độ rủi ro cao

Mức độ rủi ro của dịch vụ ngân hàng bán buôn thể hiện trên một số khía cạnh. Xuất phát từ đặc điểm đối tượng khách hàng là các tổ chức tham gia nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, có mối liên hệ với nhiều thành phần của nền kinh tế nên tạo ra khó khăn cho các NHTM khi xác thực các hoạt động của khách hàng. Bên cạnh đó, do các giao dịch có giá trị cao nên sự thay đổi NHTM cung cấp dịch vụ này sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các NHTM, khiến các NHTM khó chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ mười, Thị trường

Do đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức lớn nên thị trường của dịch vụ ngân hàng bán buôn ít biến động. Thị trường này đã và đang được các NHTM khai thác trong thời gian dài. Hiện nay, khi nền kinh tế càng phát triển, sự bảo hòa của thị trường này đã và đang là vấn đề đặt ra, đòi hỏi các NHTM phải mở rộng đến các thị trường tiềm năng khác cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán buôn nhằm “giữ chân” các khách hàng truyền thống của dịch vụ ngân hàng bán buôn.


1.2.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán buôn

1.2.3.1. Đối với nền kinh tế

Thông qua cho vay bán buôn, các ngân hàng cung cấp một khối lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, dịch vụ NHBB đóng vai trò hết sức to lớn đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc thanh toán qua ngân hàng với giá trị giao dịch lớn làm giảm chi phí lưu thông tiền mặt, giúp tiết kiệm tối đa chi phí lưu thông tiền mặt, giúp tiết kiệm tối đa chi phí xã hội. Ngoài ra, dịch vụ NHBB còn tạo điều kiện thuận lợi cho các DVNH khác phát triển, giúp đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, giảm thiểu rủi ro, từ đó tạo ra sự ổn định, bền vững cho nền tài chính quốc gia.

1.2.3.2. Đối với các ngân hàng thương mại

Nếu như bán lẻ quyết định quy mô huy động vốn thì bán buôn quyết định quy mô tín dụng của các ngân hàng. Đối với một NHTM, tín dụng là hoạt động đặc trưng và chủ yếu trong việc tạo ra lợi nhuận. Việc nhận thức tín dụng như là một sản phẩm cần được tiêu thụ nhằm mục đích sinh lợi giúp ngân hàng thấy được trách nhiệm và nỗ lực của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Lợi nhuận lại chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của các NHTM.

Với chức năng trung gian thanh toán, NHBB thực hiện việc thanh toán với quy mô lớn và thường xuyên, nhờ đó ngân hàng cũng thu được nhiều khoản phí dịch vụ. Ngoài ra, do số lượng khách hàng ít nhưng chiếm tỷ trọng lớn về doanh số giao dịch nên ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí giao dịch dựa vào lợi thế quy mô giao dịch.

1.2.3.3. Đối với khách hàng

Thông qua việc cung cấp tín dụng, NHBB đóng vai trò là kênh bơm vốn quan trọng cho các dự án đầu tư hay xuất nhập khẩu hàng hóa trong khi nguồn vốn tự có bị hạn chế và việc thừa thiếu vốn tạm thời thường xảy ra ở các doanh nghiệp. Thông qua các nghiệp vụ của NHBB, huy động và cho vay đã góp phần trang trải chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng suất lao động, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố then chốt để quyết định sự thành công của kế hoạch kinh doanh cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp. Việc giải ngân nhanh chóng, đúng tiến độ sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết


kiệm được thời gian và chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình, từ đó góp phần tăng trưởng lợi nhuận.

Ngoài dịch vụ tín dụng, NHBB còn là trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp với khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra nhiều dịch vụ tiện ích, mang lại lợi ích to lớn, nhờ tính nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn được liên tục và nhanh chóng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp nhờ tiết giảm chi phí và thời gian thanh toán (dịch vụ thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử liên ngân hàng, dịch vụ tiền tệ chéo, thu hộ…). Bên cạnh đó, nhờ có dịch vụ huy động tiền gửi từ các doanh nghiệp, ngân hàng giúp họ cất giữ, quản lý và cân đối có hiệu quả nguồn tiền của mình. Ngoài ra, NHBB còn cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ mới như: Dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ đầu tư tài chính, thẩm định dự án, phát hành trái triếu, tư vấn tái cấu trúc tài chính, cơ cấu nợ, hoán đổi tiền tệ chéogiúp cho doanh nghiệp lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao. Mặt khác, thông tin của ngân hàng về tiêu chí định giá doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tự hoàn thiện mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của ngân hàng từ đó nhanh chóng tiếp cận các DVNH hiện đại.

Đối với khách hàng là các TCTD, thông qua việc huy động vốn giữa các NHTM, dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng có cơ hội phát triển nhờ việc ứng dụng các công cụ thanh toán hiện đại, giúp giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả kinh tế cao.

1.2.4. Các dịch vụ ngân hàng bán buôn chủ yếu

1.2.4.1. Huy động vốn

NHTM huy động vốn từ các TCTD và các doanh nghiệp lớn bằng nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá… Trong dịch vụ huy động vốn của ngân hàng, lượng vốn huy động từ khách hàng là các TCKT cũng chiếm phần lớn.

Tuy nhiên mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là khác với khách hàng cá nhân nên ngân hàng chỉ sử dụng được một phần nhỏ trong lượng vốn huy động được đó là số dư trên tài khoản của các TCKT. Bởi vì mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là dùng để thanh toán cũng như tiến hành các giao dịch khác nên lượng vốn huy động sẽ không có thời gian cố định gây khó khăn cho ngân hàng trong việc


đem vốn đi đầu tư sinh lời. Tuy nhiên không phải lúc nào các TCKT gửi tiền với mục đích thanh toán, bởi với số tiền nhàn rỗi sẽ được hưởng lãi nếu doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn.

Tiền gửi của TCTD khác là vốn vay của NHTM đối với các tổ chức đó nhằm tạo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, với những ngân hàng có một lượng vốn huy động lớn có thể đem gửi tại ngân hàng khác nhằm mục đích hưởng một phần lãi hoặc được hưởng lãi điều hòa từ Hội sở chính của các ngân hàng đó. Điều này giúp NHTM giảm bớt được một phần chi phí, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.

Tiền gửi thanh toán của các khách hàng bán buôn thường có số dư rất lớn do nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp và thanh toán liên ngân hàng giữa các TCTD rất nhiều. Khách hàng lựa chọn tiền gửi loại này vì mục đích đảm bảo an toàn về tài sản và tính tiện ích trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Chính vì vậy, lãi suất không phải là công cụ để thu hút nguồn vốn này mà công cụ chính là DVNH cung cấp kèm theo phải là dịch vụ có nhiều tiện ích, an toàn, nhanh chóng, chính xác. Ngân hàng nào thu hút được nguồn vốn này càng nhiều thì chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ rất thấp.

Tiền gửi có kỳ hạn cũng là nguồn vốn huy động đáng kể của ngân hàng từ các doanh nghiệp lớn và các TCTD. Tuy nhiên, do nhu cầu kinh doanh nên các khách hàng thường chỉ gửi kỳ hạn ngắn (thường là dưới 1 năm). Để thu hút nguồn vốn này, các NHTM thường đưa ra mức lãi suất hấp dẫn tùy theo kỳ hạn và số tiền gửi. Do đó, lãi suất là công cụ để thu hút nguồn vốn này.

Ngoài việc huy động từ hai nguồn tiền gửi trên, các NHTM có thể huy động các nguồn vốn khác như tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán, các loại tiền gửi khác… hoặc phát hành các loại chứng từ có giá: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu.

1.2.4.2. Tín dụng

Là hoạt động cấp tín dụng cho các tổ chức dưới các hình thức: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định. Đây được xem là dịch vụ điển hình và quan trọng nhất của NHBB.


Cho vay

Dựa trên các tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng, NHTM xem xét cấp tín dụng theo yêu cầu của khách hàng. Nếu căn cứ vào thời hạn vay, cho vay bao gồm hai loại: cho vay ngắn hạn (thường để đầu tư vào tài sản lưu động), cho vay trung dài hạn nhằm đầu tư vào tài sản cố định, thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh). Trong các hình thức cho vay dành cho khách hàng bán buôn thì cho vay dự án và cho vay đồng tài trợ là hai hình thức nổi bật và chiếm tỷ trọng cao nhất.

Cho vay dự án: Đây là loại cho vay nhằm giúp đẩy nhanh quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Theo đó, các dự án đầu tư của Nhà nước hay của doanh nghiệp về phát triển sản xuất kinh doanh cơ sở hạ tầng, dịch vụ, đời sống… nếu tính toán được hiệu quả kinh tế, có tính khả thi mà thiếu vốn thì ngân hàng sẽ cho vay dự án đầu tư, giúp đơn vị chủ đầu tư có vốn để hoàn thành dự án đầu tư. Về bản chất, tài trợ dự án cũng là một hoạt động tín dụng thuộc phạm vi NHTM truyền thống.

Bảng 1.1: Quy mô tài trợ dự án toàn cầu


Năm

Số vốn huy động

(Triệu USD)

Số giao dịch

Vốn trung bình/Giao

dịch (Triệu USD)

2005

139.201

513

271

2006

180.609

541

334

2007

219.986

616

357

2008

250.632

690

363

2009

283.543

732

387

2010

312.231

793

394

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 5

Nguồn: Thomson Reuters [10]

Cho vay đồng tài trợ (Syndicated loan): hay còn gọi là cho vay liên kết, là hình thức cho vay trong đó một nhóm các tổ chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay. Các tổ chức tài chính tham gia vào hoạt động cho vay hợp vốn là các NHTM, các công ty bảo hiểm, ngân hàng đầu tư và các tổ chức tín dụng khác, gọi chung là ngân hàng cho vay hợp vốn thường được thực hiện thông qua hai phương thức sau:

+ Cho vay hợp vốn trực tiếp (Direct Syndicated Loan): Trong phương thức cho vay hợp vốn trực tiếp nhiều ngân hàng cùng tham gia cho vay đối với một người đi vay.


Song mỗi ngân hàng có hợp đồng cho vay riêng đối với khoản tiền mà họ cấp cho người đi vay.

+ Cho vay hợp vốn gián tiếp (Indirect Syndicted Loan): Đối với trường hợp cho vay hợp vốn gián tiếp, nhiều ngân hàng cùng tham gia cho một khách hàng vay nhưng chỉ thông qua một hợp đồng vay được ký kết với một người đi vay.

Các chủ thể tham gia trong cho vay đồng tài trợ chủ yếu bao gồm:

+ Ngân hàng quản lý đầu mối: Đây là ngân hàng giữ vai trò quan trọng nhất trong hoạt động cho vay đồng tài trợ. Ngân hàng quản lý đầu mối (gọi tắt là ngân hàng đầu mối) là một ngân hàng lớn, có uy tín được người đi vay và các tổ chức tài chính khác ủy thác để dàn xếp cho vay tài trợ vốn.

+ Tổ chức tài chính quản lý: Đối với khoản vay nhỏ, có ít tổ chức tài chính tham gia cho vay hợp vốn, thường chỉ có một tổ chức tài chính quản lý và sẽ có một tổ chức tài chính quản lý đầu mối. Đối với khoản vay có tính chất quốc gia có thể có một nhóm các tổ chức tài chính quản lý đầu mối (thường gọi là câu lạc bộ).

+ Các tổ chức tài chính thành viên: Là các tổ chức tài chính nhỏ hơn, không có khả năng thực hiện vai trò như các tổ chức tài chính đầu mối. Công việc chính của tổ chức tài chính thành viên là tham gia vốn theo thỏa thuận với tổ chức tài chính dàn xếp và tham gia thẩm định khoản vay.

+ Người đi vay (Borrower): Người đi vay có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức tài chính đầu mối các thông tin tài chính chi tiết để tổ chức này thực hiện vai trò của mình. Những quyền lợi và nghĩa vụ khác của người đi vay cũng tương tự như các phương thức cho vay khác.

Về bản chất, cho vay đồng tài trợ là một sản phẩm tín dụng thuộc phạm vi của NHTM truyền thống. Tuy nhiên, do số vốn yêu cầu cho một giao dịch là rất lớn (400 – 500 triệu USD) dẫn đến mức độ rủi ro tập trung lớn. Chính vì vậy, đồng tài trợ là một giải pháp để các nhà cung cấp vốn cùng nhau san sẻ rủi ro đối với từng khách hàng và từng giao dịch cụ thể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022