Phân Loại Dịch Vụ Ngân Hàng Theo Cách Thức Cung Cấp Dịch Vụ


Vậy DVNH là gì? Khái niệm về dịch vụ nói chung là hết sức phức tạp, khái niệm về DVNH lại càng phức tạp hơn vì tính tổng hợp, đa dạng và nhạy cảm của hoạt động kinh doanh ngân hàng. DVNH được hiểu như sau:

Đứng trên góc độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì có thể hiểu DVNH là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính. Cụ thể hơn DVNH được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, cất trữ tài sản… và ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy. Trong xu hướng phát triển ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển hiện nay, ngân hàng được coi là một siêu thị dịch vụ, một bách hóa tài chính với hàng trăm thậm chí hàng ngàn dịch vụ khác nhau tùy theo cách phân loại và tùy theo trình độ phát triển của ngân hàng.

Theo WTO: Trong bảng phân loại các dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới, dịch vụ tài chính được xếp vào phân ngành thứ 7 trong 12 phân ngành dịch vụ.

WTO phân loại dịch vụ thành 12 ngành


1. Dịch vụ kinh doanh

7. Dịch vụ tài chính

2. Dịch vụ liên lạc

8. Dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và dịch vụ xã hội

3. Dịch vụ xây dựng và thi công

9. Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành

4. Dịch vụ phân phối

10. Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao

5. Dịch vụ giáo dục

11. Dịch vụ vận tải

6. Dịch vụ môi trường

12. Các dịch vụ khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 4

“Dịch vụ tài chính bao gồm: Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm; DVNH và các dịch vụ tài chính khác; dịch vụ chứng khoán”. Trong đó DVNH bao gồm:

+ Nhận tiền gửi và các khoản phải trả từ công chúng;

+ Cho vay dưới hình thức, bao gồm: Tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại;

+ Thuê mua tài chính;

+ Môi giới tiền tệ;

+ Quản lý tài sản: Quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư; mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể; quản lý quỹ hưu trí; các dịch vụ lưu ký và tín thác;


+ Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính, bao gồm: Chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác;

+ Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như cung cấp các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác;

+ Các dịch vụ tư vấn và trung gian môi giới, các dịch vụ tài chính phụ trợ khác, kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại và tái cơ cấu chiến lược doanh nghiệp.

Theo Luật TCTD 2010 sửa đổi, không nêu DVNH mà chỉ nêu hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

“Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ - (GATS): ”Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính của một thành viên thực hiện. Dịch vụ tài chính bao gồm: Mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi DVNH và dịch vụ tài chính khác”. Trong đó, DVNH bao gồm:

+ Nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản tiền có thể thanh toán khác của công chúng;

+ Cho vay dưới các hình thức, bao gồm: Tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu nợ và tài trợ các giao dịch thương mại;

+ Thuê mua tài chính;

+ Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm: Thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;

+ Bảo lãnh và cam kết;

+ Kinh doanh tài khoản của mình hoặc của khách hàng, dù tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức, hoặc các giao dịch khác về công cụ thị trường tiền tệ, ngoại hối; các sản phẩm tài chính phái sinh; các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn; các sản phẩm dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất, gồm các sản phẩm như: hoán đổi, hợp đồng tỷ giá kỳ hạn; chứng khoán có thể chuyển nhượng;


+ Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán như đại lý và cung cấp dịch vụ liên quan tới việc phát hành đó;

+ Môi giới tiền tệ;

+ Quản lý tài sản, như tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ hưu trí, dịch vụ bảo quản, lưu giữ và tín thác;

+ Các dịch vụ thanh toán và quyết toán tài sản tài chính, bao gồm: Chứng khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác;

+ Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác;

+ Các dịch vụ về tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác liên quan, kể cả tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn hoạch định chiến lược doanh nghiệp.

Từ những định nghĩa trên có thể đưa ra khái niệm về DVNH như sau:

DVNH là một bộ phận của dịch vụ tài chính, là các dịch vụ tài chính gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, được ngân hàng thực hiện nhằm tìm kiếm lợi nhuận, và chỉ có các ngân hàng với ưu thế của nó mới có thể cung cấp các dịch vụ này một cách tốt nhất cho khách hàng.

Ưu thế của NHTM được thể hiện qua các điểm sau đây:

+ Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, không những ở trong nước mà còn ở các nước.

+ Có quan hệ với nhiều công ty xí nghiệp tổ chức kinh tế… Do đó, nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng một cách cụ thể sâu sắc, biết được những điểm mạnh và điểm yếu của từng khách hàng.

+ Có trang bị hệ thống thông tin hiện đại, đồng thời thu nhận và nắm bắt được nhiều thông tin về tình hình tài chính, kinh tế, giá cả, tỷ giá…

1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng

Nói một cách khái quát DVNH có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, tính vô hình: Về bản chất, dịch vụ không có tính hữu hình về vật chất hay nói cách khác, dịch vụ là một hành động, sự thi hành, một nỗ lực trong khi hàng hóa là một vật thể, thiết bị, đồ đạc. Do vậy người ta không thể nhìn thấy, sờ thấy hay nếm thử đối với dịch vụ. Điều này gây khó khăn trong việc đánh giá dịch vụ. Tuy


nhiên, tính vô hình của dịch vụ lại có nhiều cấp độ khác nhau. Không phải tất cả các dịch vụ đều hoàn toàn có tính vô hình vì cho dù dịch vụ là sự thi hành, thực hiện nhưng hầu hết các dịch vụ đều được hỗ trợ bởi những vật thể hữu hình và những vật thể hữu hình đó được gọi là dấu hiệu vật chất của dịch vụ. Nhiều DVNH chứa đựng một số yếu tố hữu hình cho phép người ta dựa vào đó có thể phán đoán được dịch vụ như: Để đánh giá dịch vụ thẻ của một ngân hàng người ta có thể dựa vào số lượng máy ATM của ngân hàng đó để đưa ra nhận định về dịch vụ thẻ của ngân hàng này. Đương nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố duy nhất là số lượng máy ATM thôi chưa đủ nhưng đó cũng là một trong những cơ sở để khách hàng nhận định về chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Thứ hai, tính không tách rời: Khác với hàng hóa có đặc điểm sản xuất tách rời tiêu dùng. Tính không tách rời hình thành từ việc dịch vụ đang được xử lý hoặc trải nghiệm. Do đó DVNH trở thành một hành động xảy ra cùng lúc với sự hợp tác giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp – ngân hàng và định chế tài chính. Các DVNH được bán rồi mới được sản xuất và tiêu dùng. Ví dụ như dịch vụ thẻ tại một ngân hàng: khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ tức là ngân hàng thực hiện việc bán dịch vụ thẻ cho khách hàng rồi mới thực hiện làm thẻ và khách hàng mới sử dụng thẻ.

Thứ ba, tính không đồng nhất: Đặc trưng về tính không đồng nhất trong sản xuất và tiêu dùng đã làm cho các dịch vụ trở nên không ổn định về chất lượng. Điều này dẫn đến hai hệ quả: Thứ nhất là về phía những nhà cung cấp dịch vụ đã nảy sinh vấn đề là làm thế nào để xử lý đối với sự không chuẩn hóa còn về người mua khi có sự gia tăng của tính không chắc chắn về những gì họ thực sự mua được.

Thứ tư, tính khó xác định: Đặc trưng về tính không đồng nhất đã dẫn đến việc khó xác định chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, chất lượng DVNH còn được cấu thành từ nhiều yếu tố như uy tín, thương hiệu, quy mô hình ảnh, công nghệ của ngân hàng, và trình độ cán bộ… Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng DVNH nhưng thường xuyên thay đổi nên DVNH khó có thể được xác định một cách chính xác.

Thứ năm, dòng thông tin hai chiều: DVNH không đơn giản là sự mua sắm một lần rồi kết thúc mà liên quan đến một chuỗi các giao dịch hai chiều thường xuyên trong khoảng thời gian cụ thể. Kiểu tương tác như trên cung cấp cho các ngân hàng những thông tin quý giá về khách hàng liên quan đến sở thích, nhu cầu, yêu cầu của khách hàng… để từ đó ngân hàng có những điều chỉnh thích hợp trong việc cung cấp DVNH.


Thứ sáu, tính đa dạng phong phú và không ngừng phát triển: Hiện nay trên thế giới có từ vài chục đến hàng trăm loại DVNH khác nhau. Các ngân hàng đang cố gắng phát triển theo hướng kinh doanh đa năng chứ không chỉ đơn thuần thực hiện những nghiệp vụ truyền thống như trước kia. Với mỗi loại hình dịch vụ, các ngân hàng đều cố gắng đa dạng hóa các hình thức cung cấp. Ngoài ra, nhiều DVNH ra đời và phát triển với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Không chỉ có các dịch vụ hiện đại mới sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại mà các dịch vụ truyền thống cũng đang được cải tiến với hàm lượng công nghệ thông tin cao.

1.1.3. Phân loại dịch vụ ngân hàng theo cách thức cung cấp dịch vụ

Thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán vốn đã mang lại những hiệu quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ, các NHTM cần đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đó chính là việc cung ứng DVNH. Theo cách thức cung cấp dịch vụ, ta có thể chia thành 2 hình thức:

+ Bán buôn dịch vụ ngân hàng

+ Bán lẻ dịch vụ ngân hàng

Xuất phát từ cách hiểu truyền thống trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bán buôn là hình thức mua bán hàng hóa thông qua các trung gian – đại lý (có thể có nhiều cấp trung gian, đại lý, thí dụ đại lý cấp I, đại lý cấp II, …) để bán với khối lượng lớn mà không bán nhỏ lẻ, trực tiếp cho người sử dụng, tiêu dùng; Ngược lại, bán lẻ là hình thức bán hàng mà người bán bán trực tiếp cho người sử dụng, người tiêu dùng.

Các sản phẩm DVNH hiện nay không chỉ có tín dụng mà còn bao gồm nhiều sản phẩm phi tín dụng khác như thanh toán, quản lý đầu tư ủy thác… Mặt khác, số lượng các sản phẩm DVNH nói chung là rất lớn (theo một số nhà nghiên cứu, trên thế giới có khoảng 6.000, còn ở Việt Nam hiện có khoảng 200 – 300 sản phẩm).

Do vậy, việc đưa ra một số tiêu chí cụ thể để có thể xác định chính xác đối với mọi loại hình sản phẩm dịch vụ cụ thể, những sản phẩm nào thuộc bán buôn, những khoản nào thuộc bán lẻ là điều rất khó. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa trên đặc trưng chung và tiêu biểu, tương tự như bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa thông thường khác để nhận diện và phân loại. Với cách thức như vậy, có thể coi bán buôn các sản phẩm DVNH là cách thức bán sản phẩm thông qua các trung gian tài chính (các NHTM, các


quỹ…) hoặc thông qua thị trường tài chính (như thị trường tiền tệ liên ngân hàng để cho vay, thanh toán bù trừ,…) và đối với các công ty, tập đoàn kinh tế lớn với những gói sản phẩm giá trị lớn. Còn bán lẻ sản phẩm DVNH được hiểu là những hình thức bán trực tiếp đến các cá nhân, gia đình, DNNVV và một số gói sản phẩm nhỏ lẻ đối với công ty, tổ chức kinh tế lớn.

1.2 . DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN

1.2.1. Khái niệm

Theo các học giả Anh (David Cox, Shelagh Hefernan), Mỹ (George H. Hempel, Linda Allen) thì vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20 ở Anh, với sự phát triển của các thị trường vốn bán buôn, các ngân hàng đã bắt đầu tham gia vào các thị trường này và thực hiện các khoản cho vay với số tiền đã đi vay được, mang lại sự phát triển của nghiệp vụ NHBB.

NHBB là thuật ngữ dùng để chỉ các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng lớn (công ty) hoặc giao dịch với những khoản tiền lớn (tiền gửi lên tới hàng trăm ngàn và cho vay tới hàng triệu đô la hoặc bảng Anh). Thuật ngữ bán buôn còn chỉ cả những giao dịch giữa các ngân hàng thực hiện qua thị trường liên ngân hàng tách biệt khỏi khách hàng – có thể hiểu là bán buôn “thật sự” trong ngôn ngữ thương mại. Hoạt động NHBB ra đời gắn liền với sự phát triển của các thị trường bán buôn, sau đó phát triển theo sự phát triển của ngân hàng đa quốc gia và được ứng dụng linh hoạt trong tài trợ phát triển quốc tế.

Nhân tố thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán buôn

Thứ nhất, Sự lớn mạnh của các thị trường tiền tệ

Từ sự lớn mạnh của thị trường tiền tệ nhất là tại nước Anh, người ta bắt đầu chia thị trường tiền tệ thành thị trường bán lẻ và thị trường bán buôn. Thị trường bán lẻ buôn bán những món tiền tương đối nhỏ trong khi đó thị trường bán buôn giao dịch những món tiền lớn hơn - tối thiểu khoảng 500.000 Bảng Anh. Đây được gọi là thị trường tiền tệ song song hoặc thị trường tiền tệ thứ cấp. Đồng tiền giao dịch là đồng Bảng Anh hoặc đồng tiền khác. Các thị trường bán buôn đã ra đời và phát triển nhanh gồm thị trường liên ngân hàng đồng Bảng Anh, thị trường liên công ty, thị trường thương phiếu đồng Bảng, thị trường chứng chỉ tiền gửi… Các ngân hàng tham gia tích


cực vào thị trường này, thực hiện cho vay số tiền đi vay được và kết quả mang lại sự phát triển của nghiệp vụ NHBB.

Thứ hai, Sự mở rộng hoạt động của các ngân hàng đa quốc gia

Cùng với chức năng tài trợ cho thương mại quốc tế, các ngân hàng đa quốc gia ngày càng mở rộng đầu tư ra nước ngoài và trước hết là các hoạt động NHBB như tham gia vào các thị trường Âu, Mỹ, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, nhận tiền gửi của các công ty lớn, cung cấp dịch vụ cho các ĐCTC. Có hai lý do giải thích tại sao các ngân hàng đa quốc gia tập trung vào hoạt động NHBB. Thứ nhất là do các ngân hàng theo chân khách hàng công ty của họ mở rộng hoạt động ra nước ngoài để cung cấp DVNH và thu thập thông tin. Thứ hai, rào cản đối với hoạt động NHBB thường ít hơn so với việc phát triển một hệ thống NHBL tại nước ngoài. Đối với hoạt động NHBL, cần có một mạng lưới chi nhánh rộng mà điều này đòi hỏi chi phí lớn với độ rủi ro cao. Trong khi đó hoạt động NHBB ít phụ thuộc vào các chi nhánh.

Thứ ba, Ứng dụng của loại hình kinh doanh NHBB trong hỗ trợ phát triển cho các nước nghèo của cộng đồng tài chính quốc tế

Sau sự thành công trong hoạt động hỗ trợ phát triển ODA dành cho các nước Châu Âu sau thế chiến thứ II, các tổ chức tài chính quốc tế và các nước thuộc nhóm G7 bắt đầu chuyển sang cho vay hỗ trợ phát triển cho các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba. Do sử dụng kém hiệu quả, nhiều quốc gia thuộc Châu Phi và Châu Mỹ la tinh đã lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, một số nước phải tuyên bố phá sản như Mêxico… Từ đó, cộng đồng tài trợ quốc tế đã phải điều chỉnh chính sách tài trợ và mở rộng diện đầu tư vượt khỏi lĩnh vực truyền thống là đầu tư cho hạ tầng cơ sở và mở rộng diện đầu tư phát triển cho các dự án phát triển hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng nông thôn, tín dụng nông nghiệp, tài trợ cho DNNVV… Để tài trợ cho các dự án loại này, các nhà tài trợ phải nhờ cậy tới hoạt động bán buôn trong ngân hàng, theo đó nguồn tín dụng ODA được bán buôn qua một hoặc một số ĐCTC tại nước nhận viện trợ để cho vay trực tiếp hay cho vay lại các định chế khác để tài trợ cho hàng loạt các hoạt động kinh tế có quy mô nhỏ và vừa. Tại nhiều nước đang phát triển, các ngân hàng phát triển quốc gia hoặc NHTM lớn do Nhà nước sở hữu đã rất năng động tham gia vào các dự án bán buôn tín dụng loại này.


Hoạt động ngân hàng bán buôn ra đời và được nói tới đầu tiên tại các quốc gia phát triển như Mỹ và châu Âu và dần dần được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới. Khái niệm hoạt động ngân hàng bán buôn ra đời từ sự hình thành các thị trường tài chính bán buôn ở các nước phát triển, được phát triển trong quá trình toàn cầu hóa hoạt động ngân hàng và được áp dụng ngày càng nhiều trong tài trợ quốc tế. Tuy nhiên khái niệm hoạt động ngân hàng bán buôn lại không thống nhất với nhau trên toàn thế giới. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện của các thị trường mà người ta sử dụng khái niệm này với nội hàm không hoàn toàn giống nhau.

Về khái niệm dịch vụ NHBB, tùy từng điều kiện phát triển tài chính quốc gia, người ta có những định nghĩa khác nhau:

Tại Mỹ, hoạt động NHBB nghĩa là DVNH giữa NHTM (Merchant Bank) và các ĐCTC. Trong đó, Merchant Bank được định nghĩa là ngân hàng kinh doanh chủ yếu (nhưng không bị giới hạn bởi) là tài trợ thương mại quốc tế, cho vay dài hạn cho các công ty và bảo lãnh phát hành. Merchant bank không cung cấp các DVNH cho công chúng nói chung.

Ngân hàng ANZ (www.anz.com) thì cho rằng hoạt động NHBB là vay và cho vay với số lượng lớn.

Từ điển ngân hàng và tài chính Anh (Dictionary of Banking and Finance, P.H. Collin, Great Britain 1991) định nghĩa hoạt động NHBB là DVNH giữa ngân hàng tài trợ thương mại và các ĐCTC khác, ngược lại so với hoạt động NHBL.

Theo SAGA – dịch vụ NHBB là những DVNH cung cấp cho các doanh nghiệp các bản báo cáo tài chính hoàn hảo, và các khách hàng tổ chức, như quỹ lương hưu cũng như các cơ quan chính phủ. Những dịch vụ bao gồm cho vay, quản lý tiền mặt, thế chấp thương mại, các khoản vay vốn lưu động, leasing, các dịch vụ ủy thác... [65]. Hầu hết các ngân hàng phân chia hoạt động NHBB thành các dịch vụ khác nhau tùy quy mô của doanh nghiệp: Thị trường cho các doanh nghiệp lớn (ví dụ ở Mỹ là thị trường dành cho các công ty thuộc xếp hạng Fortune 500 và Fortune 1.000), thị trường cho các doanh nghiệp vừa, và thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ.

Tại Việt Nam, trong vốn từ vựng tiếng Việt chỉ có khái niệm bán buôn tức là bán cho người kinh doanh trung gian, chứ không bán thẳng cho người tiêu dùng, đối lại với bán lẻ là bán với số lượng ít và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Khái niệm NHBB

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí