Một Số Kết Quả Hoạt Động Ngân Hàng Trong Khối Cptpp Giai Đoạn 2010 - 2018


Tuy nhiên, xét khách quan, chất lượng nguồn nhân lực của các NHTM VN hiện nay vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều; tồn tại một bộ phận lao động có biểu hiện thiếu tích cực và chủ động trong việc học tập, trao đổi, tích lũy kinh nghiệm; vấn đề đảm bảo giữ vững đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng cũng là một áp lực đối với ngân hàng hiện nay; khả năng tiếp cận và ứng dụng chuyên nghiệp các công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng chậm.

Nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao còn ít so với nhu cầu ngày càng cao của ngành, đặc biệt với đội ngũ chuyên gia làm công tác an ninh thông tin. Công tác phát triển ứng dụng CNTT cũng như quản lý, kiểm soát an toàn bảo mật không tương xứng với nhu cầu hoạt động của ngân hàng, chưa thật sự đảm bảo về an toàn bảo mật, dễ bị động trước những cuộc tấn công quy mô lớn, có tổ chức của tội phạm công nghệ cao.

Các NHTM VN sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng và đào tạo lại để đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng có đủ trình độ vận hành, làm chủ công nghệ mới. Ngoài ra, các NHTM VN sẽ phải chịu áp lực lớn hơn với việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đối mặt với nguy cơ dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao sang các tổ chức tín dụng nước ngoài. Do đó, hầu như các NHTM đều phải mất thời gian đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số lĩnh vực chuyên sâu thiếu rất nhiều nhân lực và các ngân hàng phải mất nhiều chi phí để thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn, thực hiện. Khảo sát tại các NHTM VN cho thấy, có 3 vị trí rất khó tuyển dụng hiện nay là quản trị rủi ro, quản lý và đầu tư. Nguồn nhân lực ngành ngân hàng hiện nay vẫn có một thực tế là vừa thiếu vừa yếu. Đặc biệt, khối kiến thức bổ trợ (công nghệ thông tin, ngoại ngữ) yếu; kiến thức ngành, giao tiếp hạn chế. Hầu hết các NHTM cổ phần quy mô trung bình trở xuống thiếu đội ngũ quản trị điều hành, lãnh đạo cấp chi nhánh, phòng giao dịch. Theo dự báo, đến năm 2020 - 2025, nhu cầu nhân lực cấp cao ngành TCNH tăng 20%/năm. Do đó, các cơ sở đào tạo không đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực thì lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành sẽ thiếu trầm trọng.

Phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng cũng là một trong những nội dung được đề cập trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó có lưu ý chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển


của ngành Ngân hàng và của hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng đội ngũ cán bộ CNTT tại các TCTD, có trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại.

4.7.1.4. Thương hiệu

Để xây dựng thương hiệu của mình, trong thời gian qua, các NHTM VN đã không ngừng xây dựng quan hệ cộng đồng, phát triển dịch vụ, gia tăng quảng bá. Với nỗ lực rất lớn, các NHTM VN bước đầu tạo dựng được thương hiệu của mình.

Mặc dù có có rất nhiều thay đổi trong chiến lược xây dựng nâng cao thương hiệu như so với các quốc gia tham gia CPTPP thì thương hiệu của hầu hết các NHTM VN chưa mạnh. Theo kết quả định giá các ngân hàng toàn cầu năm 2017 của Công ty tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, Việt Nam có 3 NHTM được lọt vào Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2017 là BIDV, VietinBank và Vietcombank. Theo công bố của The Asian Banker (2017), có 15 NHTM VN được lọt vào danh sách 500 ngân hàng thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá của tổ chức này. Dù một số NHTM VN đã có chỗ đứng trên bản đồ tài chính thế giới nhưng với vị trí còn khá khiêm tốn, thương hiệu chưa đủ mạnh để vươn xa và phát triển trên tầm quốc tế.

Tuy kết quả hoạt động của NHTM Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn vừa qua nhưng so với các nước trong khu vực và các nước là thành viên của CPTPP thì quy mô còn khá khiêm tốn, đứng thứ 6/11 quốc gia thành viên, thấp hơn nhiều lần so với Canada, Úc và Singapore. Mặc dù số lượng ngân hàng Việt Nam nằm trong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất đã gia tăng, tuy nhiên chưa có ngân hàng nào nằm trong danh sách 100 ngân hàng đứng đầu thế giới. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt với sự tham gia của khối ngân hàng ngoại, các quỹ đầu tư nước ngoài, đến từ các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Úc, Singapore… Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh và có thể gây bất ổn ngày càng lớn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

4.2. Một số kết quả hoạt động ngân hàng trong khối CPTPP giai đoạn 2010 - 2018

Bảng xếp hạng 2018 của WEF đưa ra đánh giá 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thang điểm từ 0 -100. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 77/140 nền kinh tế. Như vậy, so với vị trí 65/137 trong bảng xếp hạng năm ngoái, năm nay Việt Nam bị tụt 3 bậc. Tuy nhiên, điểm số


của Việt Nam đạt được năm nay là 58,1 điểm, tăng nhẹ so với mức 57,9 điểm vào năm 2017. So với 11 quốc gia ký kết Hiệp định CPTPP, NLCT của Việt Nam luôn được đánh giá ở mức khiêm tốn. Năm 2018, vị trí của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt trong bảng xếp hạng NLCT toàn cầu nhưng vẫn thấp nhất nếu xét trong số các quốc gia thành viên ký kết CPTPP.

Bảng 4.2: Xếp hạng cạnh tranh năng lực toàn cầu của các quốc gia CPTPP


STT

Quốc gia

2010 (/139)

2011 (/142)

2012 (/144)

2013

(/148)

2014

(/144)

2015

(/140)

2016

(/138)

2017

(/137)

2018

(/140)

1

Australia

16

20

20

16

22

21

19

18

14

2

Brunei

28

28

28

26

-

-

58

46

62

3

Canada

10

12

14

14

15

13

15

14

12

4

Chile

30

31

33

34

33

35

33

33

33

5

Japan

6

9

10

9

6

6

8

9

5

6

Malaysia

26

21

25

24

20

25

18

23

25

7

Mexico

66

58

53

55

61

57

51

51

46

8

Peru

73

67

61

61

65

69

67

72

63

9

New Zeland

23

25

23

18

17

16

13

13

18

10

Singapore

3

2

2

2

2

2

2

3

2

11

Việt Nam

59

65

75

70

68

56

60

65

77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - 16

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu WEF

4.2.1. Năng lực tài chính

Hội nhập quốc tế về ngân hàng đồng nghĩa với các việc xóa bỏ những ưu đãi tiến tới cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng trên bình diện quốc tế. Năng lực tài chính là yếu tố cực kỳ quan trọng đánh giá mức độ tự chủ và khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Năng lực tài chính của ngân hàng còn là căn cứ để xác định các tỷ lệ an toàn. Với ý nghĩa đó, để tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, vốn của các ngân hàng nội địa phải lớn tùy theo từng nước mà số vốn này có thể cao thấp khác nhau, nhưng phải luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn cao hơn tỷ lệ tối thiểu. Theo kết quả từ “Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018”, NLCT về


hệ thống tài chính Việt Nam đạt 80,02 điểm theo thang điểm 100, đứng vị trí 59/140 quốc gia (năm 2017 là vị trí 72/138).

Bảng 4.3: Xếp hạng chỉ tiêu phát triển hệ thống tài chính của các nước CPTPP

(so với 140 nước được xếp hạng năm 2018)


Chỉ tiêu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Xếp hạng

Australia

15

18

35

16

18

4

10

110

112

13

Brunei

85

71

82

121

112

69

69

134

18

107

Canada

4

21

31

11

19

2

4

117

99

11

Chile

25

41

36

21

33

5

31

49

107

20

Japan

7

14

17

12

7

20

18

122

79

10

Malaysia

19

5

5

9

32

38

23

126

83

15

Mexico

97

94

54

51

65

39

37

102

81

61

New Zeland

8

10

15

46

41

9

3

22

110

26

Peru

84

79

70

50

73

42

65

81

101

63

Singapore

17

4

6

3

17

3

14

127

72

5

Việt Nam

24

85

51

60

91

113

39

101

111

59

Nguồn: Thống kê của tác giả từ dữ liệu Diễn đàn kinh tế thế giới

Kết quả này cho thấy trong năm 2018 hệ thống tài chính Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể. Xếp hạng chỉ tiêu phát triển hệ thống tài chính trong 11 thành viên CPTPP được thống kê chi tiết (bảng 4.2) cho thấy Việt Nam mặc dù đã có cải thiện vị trí (trên Brunei, Mexico và Peru) so với năm 2017 nhưng vẫn đứng ở thứ hạng trung bình thấp trong cộng đồng CPTPP.

Theo dữ liệu tác giả tổng hợp từ nguồn WB và IMF, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng so với GDP giữa các quốc gia CPTPP có xu hướng tăng dần qua các năm. Theo đó, năm 2013 tỷ lệ tín dụng tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đứng vị trí thứ 6 (sau Australia, Singapore, Maylaysia, Nhật Bản và New Zeland) nhưng năm 2018, tỷ lệ này đã gia tăng đáng kể ở mức 133,30%, đứng vị trí thứ 2 sau Australia.


Bảng 4.4: Tỷ lệ tín dụng tiêu dùng so với GDP giữa các quốc gia CPTPP

Đơn vị: %


STT

Quốc gia

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

1

Canada

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Australia

125,50

122,33

121,28

124,98

128,73

136,59

142,52

140,90

139,59

3

Singapore

123,28

126,18

128,91

125,34

129,50

124,00

127,43

128,21

121,90

4

Malaysia

129,64

133,89

136,80

119,79

120,53

125,02

123,77

118,73

121,79

5

Nhật Bản

217,69

228,08

231,43

104,05

103,57

101,95

103,61

106,67

107,89

6

Việt Nam

114,85

99,80

106,46

96,80

100,30

111,93

123,82

130,72

133,31

7

New Zeland

92,66

-

-

140,53

141,19

144,22

144,34

142,35

146,55

8

Mexico

30,63

30,70

31,33

22,20

21,94

23,89

25,93

27,02

26,78

9

Chile

66,76

74,97

77,64

76,19

78,60

78,65

79,80

78,62

81,27

10

Peru

38,76

38,16

40,86

37,71

40,84

43,84

42,87

42,33

43,97

11

Brunei

67,27

59,38

58,65

30,92

32,91

41,14

43,57

38,81

34,40

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ WB (2018)

Theo số liệu báo cáo từ NHNN Việt Nam đã tổng kết công tác cơ cấu lại các TCTD đã đạt được những kết quả quan trọng theo đúng mục tiêu, lộ trình đề ra tại đề án, tạo sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, thể hiện ở nhiều mặt:

Thứ nhất, năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm. Đến cuối tháng 3/2019, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 578,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,45% so với cuối năm 2018 và tăng 63,5% so với cuối năm 2011. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt 792,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cuối năm 2018 và 20,1% so với cuối năm 2017. Việc triển khai Basel II được tập trung thực hiện để đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn. Đến nay, đã có 7 NHTM được NHNN công nhận đạt chuẩn Basel II, gồm: VCB, VIB, OCB, MB, VPBank, TPBank, ACB.

Để đánh giá tính lành mạnh và năng lực tài chính của trong hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia, nghiên cứu sử dụng một số chỉ tiêu phổ biến như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ,


tỷ lệ vốn trên tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính bằng các số liệu thu thập được qua các năm.

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm của khối CPTPP

8.00

7.00

6.00

5.00

4.00

3.00

2.00

1.00

Australia

Brunei Darussalam Canada

Chile Japan Malaysia Mexico

New Zealand Peru Singapore

Vietnam

2.15

6.87

1.19

2.69

1.97

6.03

0.84

2.35

1.75

5.38

0.65

2.16

1.40

4.53

0.57

2.11

1.05

3.85

0.52

2.06

0.92

4.00

0.52

1.87

3.35

2.04

0.00

3.03

1.41

2.09

2.68

2.12

0.00

2.89

1.06

2.79

2.02

2.44

0.00

3.23

1.04

3.44

1.85

3.24

3.23

3.50

0.87

3.11

1.65

3.04

2.98

3.95

0.76

2.94

1.60

2.52

2.71

3.93

0.92

2.34

0.98

4.75

0.60

1.83

1.40

1.61

2.09

2.54

4.29

1.22

2.28

0.89

3.66

0.45

1.92

1.20

1.55

2.09

2.31

4.70

1.40

1.82

0.93

3.92

0.00

1.87

1.10

1.46

2.05

1.94

3.27

1.31

2.02

Đơn vị: %



















































































0.00 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018


Nguồn: Thống kê của tác giả từ IMF (2018)

Theo dữ liệu thống kê từ IMF trong biểu đồ 7 đến thời điểm 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Việt Nam vẫn rất cao so với nhiều nước trong khu vực CPTPP. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng theo tính toán công bố từ IMF tương đương 2.02 % tổng tài sản của ngân hàng vào cuối tháng 12/2018. Tuy nhiên, số đó chỉ phản ánh được một phần những thách thức về chất lượng tài sản trong hệ thống ngân hàng vì chỉ tiêu này chưa bao gồm tài sản xấu do VAMC nắm giữ. Nếu gộp cả nợ xấu của VAMC và nợ xấu tiềm năng, tổng tài sản xấu trong khu vực ngân hàng theo ước tính rơi vào khoảng 7.36 %. Trong 2 năm trở lại đây (2018 – 2019), dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của NHNN, tình hình nợ xấu tại các NHTM VN đã được cải thiện đáng kể, đây là một dấu hiệu đáng mừng.


Năng lực tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tiềm lực tài chính là tiền đề để phát triển thị trường, để quyết định có nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ hay không và từ đó quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng tong một thị trường chung. Tỷ lệ vốn trên tài sản là chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá năng lực tài chính của một ngân hàng. Trong CPTPP, tỷ lệ vốn trên tài sản được công bố tại IMF trong các năm 2013 – 2018 được tác giả thống kê trong bảng 4.9, cụ thể như sau:

Bảng 4.5: Tỷ lệ vốn trên tài sản của hệ thống ngân hàng trong nhóm CPTPP

Đơn vị: %


Quốc gia

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Australia

5,43

5,29

5,13

5,13

5,22

5,97

6,55

6,88

6,86

Brunei Darussalam

10,25

8,9

9,1

11,58

11,76

13,23

13,05

10,86

12,32

Canada

4,66

4,89

4,90

4,96

4,94

5,07

5,16

5,22

5,20

Chile

8,28

7,77

8,01

8,13

7,97

7,57

8,41

8,44

8,42

Japan




5,48

5,52

5,82

5,47

5,38

5,51

Malaysia

9,38

8,89

9,39

9,59

9,95

10,46

11,00

11,24

11,24

Mexico

10,40

9,92

10,59

10,36

10,84

10,45

9,94

10,4

10,7

Peru

9,98

10,56

10,42

10,15

10,67

10,09

11,42

12,08

12,46

Singapore

8,97

8,32

8,92

8,22

8,41

9,00

9,23

9,18

9,03

Vietnam

8.87

9.30

9.93

9.54

8.77

8.26

7.77

7.36

8,40

Nguồn: Thống kê của tác giả từ IMF (2018)

Theo số liệu từ NHNN, tính đến 30/6/2018, toàn hệ thống TCTD có vốn điều lệ ước đạt 510.010 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ước đạt 720.430 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 10,42 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 6,67 triệu tỷ đồng. Cùng thời điểm, tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD Việt Nam đạt 12,27%, tỷ lệ dự trữ thanh khoản 18,8%. Về cơ bản các TCTD đáp ứng các yêu cầu tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, báo cáo WEF cho thấy mức độ tiếp cận tín dụng và sự lành mạnh của sự phát triển thị trường tài chính Việt Nam nằm ở mức độ thấp so với các quốc gia khối CPTPP. Đặc biệt, độ lành mạnh tài chính của NHTM VN đứng thứ 112/137 quốc gia. [8]


Về tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế và quy mô vốn cấp 1, hệ thống NHTM VN cũng ở mức độ thấp so thế giới. Theo The Banker, năm 2017, Việt Nam có 13 ngân hàng lọt vào top

1.000 ngân hàng lớn nhất trên thế giới, dẫn đầu là 4 NHTM có vốn Nhà nước, trong đó Vietinbank (xếp thứ 331/top 1.000 ngân hàng) có quy mô vốn cấp 1 cao nhất cũng mới chỉ đạt 2,41 tỷ USD. So sánh quy mô các ngân hàng trong 11 thành viên CPTPP, theo thống kê của tác giả Lê Thị Nguyệt và Vũ Thị Khánh Huyền (Trung tâm Nghiên cứu BIDV) có thể chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 gồm các ngân hàng tại Singapore, Nhật Bản, Canada; nhóm 2 gồm Australia, New Zeland và Malaysia; nhóm 3 gồm ngân hàng các nước Mexico, Chile, và Peru. Ngân hàng Việt Nam ở mức thấp hơn cả 3 nhóm trên.

Để đánh giá mức độ lành mạnh và khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính trong hoạt động của một TCTD, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là chỉ tiêu phổ biến được dùng:

Bảng 4.6: Quy mô hệ thống ngân hàng và tỷ lệ CAR của nhóm CPTPP năm 2018


STT

Quốc gia

Quy mô hệ thống ngân hàng

(tỷ USD)

Tỷ lệ tín

dụng/GDP

Tỷ lệ an toàn

vốn CAR

1

Canada

7.741

214,2%

14,81%

2

Australia

3.084

141%

14,55%

3

Singapore

925

128,2%

17,08%

4

Malaysia

609

50,8%

17,08%

5

Nhật Bản

574

160,8%

16,66%

6

Việt Nam

436

130,7%

12,23%

7

New Zeland

348

172,9%

14,40%

8

Mexico

326

35,5%

15,57%

9

Chile

319

112,5%

13,76%

10

Peru

201

35,0%

15,22%

11

Brunei

16

39,5%

18,11%

Nguồn: Thống kê của tác giả từ WB, IMF (2018)

Theo số liệu nghiên cứu từ WB và IMF, tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn thấp nhất so với các nước thành viên khác trong CPTPP.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023