Một Số Văn Bản Pháp Quy Quy Định Xuất Xứ Hàng Hóa Của Việt Nam.



LVC =

Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước,

hoặc vùng lãnh thổ sản xuất


x 100%


Trị giá FOB


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam - 3

Hoặc

b)Công thức gián tiếp



Trị giá FOB –

Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước,

hoặc vùng lãnh thổ sản xuất


LVC =

x 100%


Trị giá FOB


Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó. Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng

- Tiêu chí mặt hàng cụ thể:

Tùy vào từng hiệp định FTA sẽ quy định về quy tắc xuất xứ cụ thể cho một số mặt hàng nhất định. Các quy tắc này quy định một quy trình hàng hóa cần phải trải qua để được coi là có xuất xứ.

Ngoài ra, còn có những quy tắc khác để xác định xuất xứ hàng hóa như: quy tắc cộng gộp, nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế nhau; bao bì và vật liệu đóng gói; vận chuyển trực tiếp; các yếu tố trung gian. Trong đó, trường hợp hàng hoá có tỷ lệ không đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng được tiêu chí CTC (trường hợp De Minimis) được quy định khá chi tiết và cụ thể. Quy tắc xác định De Minimis được quy định trong từng hiệp định FTA.

b)Quy tắc xuất xứ không ưu đãi:

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại. (Theo VCCI)


1.1.1.3. Vai trò của xuất xứ hàng hóa

a)Thuế quan ưu đãi

Hàng hóa nhập khẩu chỉ được hưởng ưu đãi hay ưu đãi đặc biệt khi được xác định đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục về xuất xứ từ các quốc gia có những thỏa thuận song phương và đa phương với nhau về ưu đãi thương mại theo các cấp độ khác nhau. Xác định chính xác xuất xứ nhằm đảm bảo sự thực hiện các điều khoản của thỏa thuận một cách thuận lợi và công bằng đối với việc hưởng thuế suất ưu đãi của nước nhập đối với hàng hóa của nước xuất khẩu tại thị trường của nước nhập khẩu.

b)Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá

Để bảo vệ thị trường nội địa, các quốc gia sử dụng quy định về xuất xứ hàng hóa như phương tiện nhằm áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm cấp hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu, đánh thuế đối kháng, chống bán phát giá, biện pháp tự vệ để kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác trên cơ sở xác định nguồn gốc và tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa. Đây có thể xem như là cách thức kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm mục tiêu kinh tế thương mại nhất định.

c)Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch

Việc xác định xuất xứ làm cho việc thống kê lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từng nước khác nhau hoặc đối với các khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở các số liệu thương mại các cơ quan thương mại mới có thể duy trì được hệ thống hạn ngạch. Có thể nói xuất xứ hàng hóa là một công cụ trong chính sách kiểm soát ngoại thương của nhà nước.

d)Xúc tiến thương mại

Quy tắc xuất xứ được sử dụng để đẩy mạnh hàng xuất khẩu từ những nước đã thiết lập một truyền thống tốt đẹp về các mặt hàng cụ thể. Vì vậy các quốc gia luôn tích cực bảo vệ tên hiệu thương mại và chống lại việc làm giả tên thương hiệu.

Ngoài ra, xuất xứ hàng hóa cũng phục vụ vào việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa để kiểm soát được nguồn gốc hàng hóa, phục vụ


vào hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.

Quy tắc xuất xứ nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi. Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA.

Quy tắc xuất xứ không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà còn là một công cụ chính sách thương mại. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng chi phí tuân thủ mà các doanh nghiệp phải gánh chịu dưới hình thức giấy tờ và chi phí kế toán

1.1.2 Một số văn bản pháp quy quy định xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về Xuất xứ hàng hóa

Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

(Thông tư số 38/2018/TT-BTC và 62/2019/TT-BTC được hợp nhất tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BTC ngày 10/01/2020 Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu)

Ngoài ra tùy từng loại form C/O của từng loại mặt hàng thì sẽ có các quy định riêng cho từng form và từng loại mặt hàng cụ thể.


1.1.3 Khái quát về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1.1.3.1. Khái niệm về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy chứng nhận xuất xứ thường được viết tắt là C/O (Certificate of Origin) là chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế chứng nhận lô hàng cụ thể được xuất khẩu có xuất xứ thuần túy, hoặc được sản xuất hoặc được chế biến tại một quốc gia cụ thể.(Theo ICC)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rò nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.( Theo điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng: là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ: là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự khai báo phát hành và cam kết về xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật.

1.1.3.2 Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

a)Đối với người xuất khẩu

- C/O nói lên phẩm chất hàng hóa đảm bảo chất lượng hàng tới khi xuất khẩu

- C/O là bằng chứng, chứng từ để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng được gia là phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng.

- C/O là một chứng từ trong bộ chứng từ thanh toán tiền hàng nếu sử dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng ngoại thương quy


định phương thức thanh toán bằng L/C thì người xuất khẩu chỉ được nhận tiền thanh toán khi C/O được xuất trình đầy đủ cùng với các chứng từ khác của lô hàng. Nếu thiếu C/O thỉ bộ chứng từ coi như chưa đủ và vì vậy ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán.

b)Đối với người nhập khẩu

- C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh mình không vi phạm những quy định về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể quốc gia đó sẽ dựa vào C/O để theo dòi và chứng minh hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ từ nước bị cấm nhập khẩu hàng hóa.

C/O là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng thuế suất theo các hiệp định thương mại giữa các quốc gia với nhau.

1.1.3.3 Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- C/O form A: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập s

- C/O form B: (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

- C/O form D: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định ATIGA.

- C/O form E: hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nước Công hoà Nhân dân Trung Hoa (ACFTA).

- C/O form AANZ: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn dân quốc (AANZFTA).

- C/O form AHK: Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc.

- CO form AJ: Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Nhật Bản (AJFTA).

- C/O form AANZ: Hiệp định thương mại tự do ASEAN – ÚC – New Zealand (AANZFTA).


- C/O form CPTPP: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

- C/O form EUR.1, C/O form EUR.1 UK : Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)

- C/O form EAV: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.

- C/O form VN-CU: Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba

- C/O form AI: Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn độ (AIFTA).

- C/O form EAV: Hiệp định thương mại tự do VN-Liêm minh kinh tế Á Âu.

- C/O form VC: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê.

- C/O form VK: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

- C/O form VJ: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản

- C/O form S: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia

1.1.3.4 Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam

Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

1.2 Một số quy định chính về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay

Hàng hóa xuất khẩu cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của chính phủ quy định chi tết luật thương mại về xuất xứ hàng hóa.Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 05/2018/TT- BCT ngày 03/04/2018 về xuất xứ hàng hóa.

C/O sẽ được cấp dưới hai hình thức:

+ Cấp C/O bằng giấy: là hình thức cấp C/O giấy trực tiếp cho doanh nghiệp tại


Tổ chức cấp C/O;

+ Cấp C/O điện tử: là hình cấp C/O thông qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Thương mại (sau đây gọi tắt là eCOSys), được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê duyệt triển khai tại Quyết định số 0519/QĐ-BTM ngày 21/3/2006 và các hình thức cấp C/O điện tử khác được Bộ Thương mại đồng ý cho triển khai thực hiện sau này;

+ Điều kiện để tham gia eCOSys sẽ do Bộ Thương mại công bố cụ thể khi hệ thống đã được triển khai thực tế.

Người đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:

+ Lập và nộp hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu;

+ Lập và nộp Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ cho Tổ chức cấp C/O;

+ Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O và Tổ chức giám định trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung khai trong Hồ sơ thương nhân và Bộ hồ sơ xin cấp C/O cũng như xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, kể cả trong trường hợp được Người xuất khẩu uỷ quyền;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ điện tử trong trường hợp doanh nghiệp xin cấp C/O điện tử;

+ Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những lô hàng bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có).

Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm:

+ Hướng dẫn Người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu;

+ Tiếp nhận, kiểm tra Bộ hồ sơ thương nhân và bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O;

+ Xác minh thực tế xuất xứ của sản phẩm khi cần thiết;

+ Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ và Bộ hồ sơ đáp ứng các quy định của Thông tư này;


+ Lưu trữ hồ sơ C/O;

+ Gửi mẫu chữ ký của những Người được ủy quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O cho Vụ Xuất Nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (trong trường hợp các đơn vị trực thuộc Phòng) để đăng ký với cơ quan hải quan của nước nhập khẩu;

+ Giải quyết các khiếu nại về C/O theo quy định tại khoản 1, mục IV của Thông tư này;

+ Giữ bí mật hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc kiểm tra, xác nhận xuất xứ.

Tùy từng loại giấy chứng nhận xuất xứ của các form khác nhau thì hồ sơ sẽ khác nhau. Tuy nhiên hầu như quy định về hồ sơ và các bước làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đều giống nhau.

1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O

Tùy từng loại giấy chứng nhận xuất xứ của các form khác nhau thì hồ sơ sẽ khác nhau. Tuy nhiên hầu như hồ sơ xin cấp C/O bao gồm :

- Đơn đề nghị cấp C/O

- Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh (1 bản chính, 1 bản copy doanh nghiệp gửi khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, 1 bản copy lưu tại nơi cấp C/O)

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

- Tờ khai hải quan hàng xuất, tờ khai hải quan hàng nhập

- Chứng từ vận tải

- Bảng kê khai nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất

- Quy trình sản xuất tóm tắt để chứng minh các công đoạn sản xuất tại Việt Nam.

2. Thời hạn cấp C/O

- Thời hạn cấp C/O không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;

- Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra,

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí