Tổng Quan Chung Về Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Tại Việt Nam


+ Người đề nghị cấp C/O Mẫu AANZ giả mạo bất kỳ chứng từ nào trong bộ hồ sơ đã nộp. Ngoài ra, Tổ chức cấp C/O sẽ đưa tên Người đề nghị cấp C/O Mẫu AANZ giả mạo chứng từ, lời khai vào danh sách những Người đề nghị cấp C/O cần áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn khi cấp C/O, đồng thời thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi giả mạo chứng từ;

+ C/O Mẫu AANZ được cấp không phù hợp các tiêu chuẩn xuất xứ

1.4 Tổng quan chung về tình hình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Nhìn chung trong những năm vừa qua Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại vì thế mà hàng hóa Việt Nam đã tận dụng được nhiều ưu đãi thuế quan của các FTA. Cũng chính vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh qua các năm. Theo số liệu của Bộ Công Thương , tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2019 đạt 47,55 tỷ USD, chiếm 37,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi tương đối ổn định, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.

Trong năm 2019, đã có hơn 1 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp (bao gồm FTA và GSP), với trị giá 61,19 tỷ USD, tăng 14% về trị giá và tăng 10% về số lượng bộ C/O so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O form AANZ năm 2019 là 1.54% có tăng nhẹ so với năm 2018 tuy nhiên vẫn chưa phải là con số lớn nhất trong tất cả FTA. Nhìn chung thì hầu như các C/O đều được các tổ chức cấp phép thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh đó thì có nhiều doanh nghiệp cũng vì những ưu đãi đó mà lại làm gian lận xuất xứ. Vì vậy mà Bộ Công Thương cũng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm chống lẩn tránh biện pháp phòng về thương mại và gian lận xuất xứ. Hội nghị tổng kết về công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và triển khai Quyết định số 824/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra vào ngày 12/10/2019 tại Đà Nẵng để đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Theo đó, Bộ đã ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương để triển khai Quyết định 824/QĐ-TTg; thành lập Tổ công tác liên ngành về phòng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và


gian lận xuất xứ; tăng cường hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; khuyến cáo cộng đồng doanh nghiệp trong nước chủ động tìm hiểu, tuân thủ quy tắc xuất xứ hàng hóa, phòng tránh, ngăn chặn hành vi chuyển tải hàng hóa, gian lận thương mại.

1.5.Khái quát các nghiên cứu có liên quan

a)Luận án tiến sỹ kinh tế : “Quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN”- Nguyễn Hoàng Tuấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Luận án đã nêu ra được tình hình nghiên cứu về quy tắc xuất xứ hàng hóa trên thế giới và ở Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện tuy tắc xuất xứ hàng hóa trong việc áp dụng thuế quan ưu đãi. Trong luận án tác giả có nêu ra 4 nhân tố tác động:

- Các quy định luật quốc tế điều chỉnh chung về xuất xứ hàng hóa.

- Hệ thống các quy định và chính sách liên quan đến hoạt động thương mại và đầu tư

- Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

- Nhân tố thuộc về bản thân các doanh nghiệp

Tác giả đã nêu lên được thực trạng việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Từ đó đưa ra được các giải pháp cho nhà nước và cho doanh nghiệp điển hình như một số giải pháp cho doanh nghiệp là:

- Chủ động , tích cực nắm bắt và áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hóa, thuế quan vào trong hoạt động kinh doanh.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về xuất xứ hàng hóa.

- Đầu tư nâng cao trình độ, năng lực sản xuất để đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa AEC.

b)Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam ,Các khía cạnh vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi

Sách chuyên khảo của TS. Nguyễn Đức Thành và TS Nguyễn Thị Thu Hằng (


đồng củ biên) thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính sách (VEPR) – Nhà xuất bản thế giới

Tác giả đã chia ra 2 khía cạnh để phân tích đó là : tác động của TPP và AEC tới nền kinh tế Việt Nam và tác động của TPP và AEC lên ngành chăn nuôi của Việt Nam.

Các tác động của TPP và AEC đến nhiều khía cạnh của kinh tế vĩ mô Việt Nam trong mối tương quan với mội số đối tác và đối thủ thương mại. Các yếu tố khác như phát triển công nghệ, các khủng khoảng kinh tế nếu có, và các chính sách

của Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc trì hoãn những thay đổi này trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, các tác động chủ yếu là đầu tư,thương mại, sản lượng, GDP thực, cầu lao động, phúc lợi kinh tế, sụt giảm nguồn thu ngân sách từ thuế quan

Trong hầu hết các kịch bản mô phỏng, Việt Nam cho thấy là quốc gia có được mức thay đổi GDP lớn nhất tính theo phần trăm, tuy nhiên, tác động từ AEC chỉ ở mức nhỏ trong khi ảnh hưởng của TPP lên nền kinh tế là lớn hơn nhiều lần. Phân rã theo thành phần, mức tăng trưởng có được nhờ tự do hóa thương mại chủ yếu đến từ thay đổi trong chi tiêu và đầu tư lớn hơn mức tăng nhập khẩu sau khi thuế quan được cắt giảm. Cùng với đó, Việt Nam cũng là nước đạt được mức tăng phúc lợi kinh tế lớn nhất tính theo phần trăm thay đổi.

Về đầu tư, mức tăng đầu tư của Việt Nam là ấn tượng nhất trong các nước, xấp xỉ mức tăng của Nhật và gần gấp đôi mức tăng của Úc, Malaysia và Mỹ (tính theo giá trị). Về cấu trúc của nền kinh tế, Việt Nam sẽ chứng kiến sự thu hẹp của các ngành kém lợi thế hoặc lợi thế đang suy giảm (như thịt lợn, gà, sữa, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khai khoáng, công nghiệp). Trong khi đó, nền kinh tế sẽ có sự mở rộng cả về sản lượng lẫn lao động trong các ngành có lợi thế và những ngành ít thương mại (đặc biệt là dệt, may, da giầy, dịch vụ công và xây dựng). Đồng thời có sự dịch chuyển rò rệt về các nguồn lực sản xuất từ các ngành thu hẹp sang các ngành mở rộng.

Trong các kịch bản đánh giá tác động sau khi TPP có hiệu lực, kết quả mô phỏng cho thấy thương mại của Việt Nam với các nước TPP tăng lên. Trong khi đó, đối với các nước ngoài TPP, Việt Nam có xu hướng tăng cường nhập khẩu và giảm


xuất khẩu giảm nhẹ. Xuất khẩu hàng dệt may và da giầy của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh trong khi tổng xuất khẩu lại giảm nhẹ. Nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu có thể là do sản xuất trong nước giảm ở một loạt các ngành do cạnh tranh từ nước ngoài, cạnh tranh về nguồn lực sản xuất và do sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu từ ngoài TPP vào TPP. Đặc biệt, một khi điều kiện về nguồn lực lao động cố định được nới lỏng, xuất khẩu sẽ tăng do nguồn cung lao động tăng và nguồn lực được sử dụng tốt hơn. Những nhược điểm không tránh khỏi của mô hình, cụ thể là tính chất tĩnh và giả định các nguồn lực cố định, cũng góp phần làm chệch kết quả.


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ THEO MẪU AANZ CÔNG TY TNHH CHẾ XUẤT BILLION MAX VIỆT NAM


2.1 Tổng quan về Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Billion Max International Development Limited là công ty con của Công ty Winson Global Holdings Limited (Winson).

Winson được thành lập vào năm 1972 với trụ sở chính được đặt ở Hong Kong và chuỗi cơ sở sản xuất tại Thẩm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc). Với bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm phát triển, Winson đã không ngừng phát triển thành một trong những nhà sản xuất OEM hàng đầu trong lĩnh vực nhựa và đồ chơi.

Winson được biết đến là công ty có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong việc sản xuất các loại đồ chơi và quà tặng, từ những hình roto đơn giản đến những loại hình đồ chơi mang tính phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, Winson cũng cung cấp các sản phẩm phi đồ chơi như các vật dụng trang trí, khuôn đúc và các thiết bị điện tử.

Chúng tôi duy trì và đảm bảo năng lực cạnh tranh thông qua những tiêu chí cốt lòi như hiệu quả, chất lượng và độ tin cậy. Chúng tôi cũng luôn không ngừng tìm tòi và nâng cấp các biện pháp phòng ngừa tai nạn, nâng cao sự an toàn và kiểm soát chất lượng. Sản phẩm sẽ luôn liên tục được thử nghiệm trong cả giai đoạn phát triển và sản xuất. Và cả hai phòng thí nghiệm vật lý và hóa chất trong nhà máy của Winson đều nhận được sự công nhận từ khách hàng và cơ quan thẩm định chất lượng.

Ngoài ra, việc duy trì thành công mối quan hệ lâu dài với các khách hàng cũng luôn nằm trong những mục tiêu của công ty. Winson là nhà cung cấp hằng đầu từ những năm 1970 của cả Kyocera Mita và Mattel. Chúng tôi luôn không ngừng phấn đấu để đạt được sự tuyệt đối và cải tiến vượt trội với mục đích cung cấp các dịch vụ tốt nhất cũng như thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhiều khách hàng trên toàn thế giới.


Và để phát triển, mở rộng quy mô nhà máy sản xuất thì sáng ngày 27/5/2019, tại trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam (chuyên sản xuất đồ chơi bằng nhựa, sản phẩm cho trẻ em sơ sinh) cho công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam.

Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam là nhà máy đầu tư của Tập đoàn Winson và hợp tác của Tập đoàn Mattel - Mỹ, có tổng vốn đầu tư khỏi điểm15 triệu USD (tương đương 348 tỷ đồng Việt Nam), chuyên phân phối sản phẩm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em trên toàn cầu. Nhà máy đã được xây dựng trong Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã hoàn thành và giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động vào cuối quý III năm 2019 và giai đoạn 2 vào quý II/2020, giai đoạn 3 đi vào hoạt động vào quý II /2021.

Trong giai đoạn 1 & 2 của dự án, Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam đã tuyển dụng được gần 1500 công nhân lao động phổ thông người lao động địa phương và các huyện lân cận. Trong năm 2021 này, để đảm bảo được tiến độ kế hoạch công việc đã đề ra công ty tiếp tục tổ chức tuyển dụng bổ sung thêm khoảng 1500 lao động cho các vị trí khác nhau, trong đó vị trí lao động phổ thông chiếm số lượng lớn với khoảng 1400 người và tầm 100 lao động yêu cầu trình độ nghiệp vụ liên quan đến các ngành nghề như: xuất nhập khẩu, kĩ thuật, cơ khí, điện, phiên dịch, nhân sự, thu mua, Kiểm soát chất lượng ...

2.1.2 Thông tin chung

- Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam

- Tên tiếng anh: BILLION MAX VIET NAM MANUFACTURING COMPANY LIMITED

- Địa chỉ: Đường Ven Biển Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.


- Logo của công ty



- Mã số thuế : 3301650769

- Giấy phép kinh doanh: 3301650769

- Người đại diện pháp luật : Petter Cheng

- Loại hình kinh doanh: Gia công

- Lĩnh vực kinh doanh:

+ Sản xuất đồ chơi trẻ em bằng nhựa

+ Sản xuất sản phẩm cho trẻ sơ sinh: máy hút sữa, máy hâm sữa, máy tiệt trùng

+ Sản xuất sản phẩm giám sát/báo động tại nhà

+ Sản xuất thiết bị âm thanh (loa Blutooth)

+ Sản xuất đèn cảnh quan ngoài trời

- Công suất sản xuất của nhà máy

+ Sản xuất đồ chơi bằng nhựa 15.000.000

+ Sản xuất sản phẩm cho trẻ sơ sinh: máy hút sữa, máy hâm sữa, máy tiệt trùng 1.000.000

+ Sản xuất sản phẩm giám sát/báo động tại nhà 1.000.000

+ Sản xuất thiết bị âm thanh (loa Bluetooth) 1.000.000

+ Sản xuất đèn cảnh quan ngoài trời 2.000.000

- Sản phẩm dịch vụ cung cấp chính: Nhà máy chủ yếu sản xuất đồ chơi để cung cấp cho công ty đồ chơi lớn nhất thế giới đó là Mattel. Bên cạnh đó, nhà máy


sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng, điện chiếu sang, thiết bị an ninh và sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm của nhà máy phục vụ xuất khẩu 100%.

- Quy mô kiến trúc xây dựng: Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, đáp ứng nhu cầu khách hàng, Công ty chúng tôi sẽ khởi đầu với việc thuê 03 nhà xưởng xây dựng sẵn tại lô CII-12 để lắp đặt máy móc, thiết bị và hoạt động sản xuất; song song đó, sẽ triển khai xây dựng nhà máy trên diện tích đất 8 ha tại lô CII-3, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Hình 2 1 Mục tiêu hoạt động của công ty 1

Hình 2.1 Mục tiêu hoạt động của công ty

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022