Kaisen
Nhân sự
Kế toán
Xuất nhập khẩu
Phó giám đốc
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Tổng giám đốc
Sản Xuất | Kiểm soát chất lượng | Mua Hàng | Hành chính | Tài vụ |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Văn Bản Pháp Quy Quy Định Xuất Xứ Hàng Hóa Của Việt Nam.
- Khái Quát Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá Theo Form Aanz
- Tổng Quan Chung Về Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Tại Việt Nam
- Nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam - 7
- Màn Hình Đăng Nhập Vào Hệ Thống Khai Báo C/o Của Doanh Nghiệp
- Nộp Hồ Sơ Giấy Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Mẫu Aanz (C/o Form Aanz)
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Lắp ráp | Công trình |
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
- Tổng giám đốc
Là người đứng đầu trong công ty, có quyền hạn cao nhất và giữ vai trò then chốt tại doanh nghiệp, chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược kinh doanh.điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Phó tổng giám đốc
Là một trong những người đứng đầu doanh nghiệp, nhận các sự ủy quyền từ tổng giám đốc khi giám đốc vắng mặt. Điều hành mọi hoạt động của công ty.
Dưới phó tổng giám đốc là các bộ phận như Ép nhựa, Sản Xuất, Kiểm Soát chất lượng (QC), Mua hàng, Hành chính, Tài vụ, Nhân sự, Kaisen. Đứng đầu mỗi bộ phận này sẽ có các tổng giám đốc bộ phận quản lý. Thường thì tổng giám đốc bộ phận sẽ do người Trung Quốc trực tiếp đảm nhận chức vụ này.Bên cạnh các giám đốc đó sẽ có trợ lý của giám đốc hỗ trợ việc tiếp quản các công việc trong bộ phận và hỗ trợ phiên dịch.
Đối với các bộ phận như tài vụ hay sản xuất thì dưới mỗi bộ phận sẽ có các tổ khác nhau.Với bộ phận tài vụ thì sẽ có 2 tổ kế toán và xuất nhập khẩu. Đứng đầu
mỗi tổ sẽ có chủ quản (hay còn gọi là trưởng phòng) quản lý các công việc cũng như là quản lý toàn bộ nhân viên trong tổ của mình.
Còn với các bộ phận khác thì dưới tổng giám đốc mỗi bộ phận sẽ có chủ quản (hay còn gọi là trưởng phòng) quản lý các hoạt động, quản lý nhân viên trong bộ phận của mình.
Hiện tại cơ cấu tổ chức của công ty chưa được phân chia rò ràng, vì hiện tại đang có sự thay đổi trong cơ cấu cấp quản lý cũng như là sự phân chia hệ thống giữa các phòng ban với nhau. Vì vậy, không phải một bộ phận sẽ có một giám đốc riêng cho bộ phận đó.
2.1.4 Trách nhiệm của doanh nghiệp
Sứ mệnh của chúng tôi
Chúng tôi luôn hoạt động với nguyên tắc "Đảm bảo chất lượng" và "Phấn đấu chạm đến sự ưu tú". Để phát triển, Winson luôn đặt mục tiêu trở thành một nhà sản xuất đa dạng, có hiệu quả và mang tính cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đảm bảo chất lượng
Chất lượng là ưu tiên hàng đầu của Winson. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng phấn đấu để luôn phát triển toàn diện và giữ vững các giá trị cốt lòi bền vững của công ty. Chúng tôi tin rằng những giá trị này rất quan trọng trong việc liên tục phát triển và cải tiến cũng như là cơ sở tiền đề cho những thành tựu của sứ mệnh chung của chúng tôi.
Sức mạnh của sự đoàn kết tương trợ
Sự hiệp lực nghĩa là trân trọng sự khác biệt giữa mọi người, tôn trọng, đóng góp và phát triển ý kiến của người khác. Thông qua sức mạnh tổng hợp, chúng tôi có thể tiến tới các quyết định mang tầm vóc hơn và phấn đấu đạt được các mục tiêu chung. Luôn có nhận thức rằng tổng thể công việc chung lớn hơn cái tôi cá nhân.
Chủ động tìm tòi
Thay vì chờ đợi mọi thứ hoạt động hay tạo ra phản ứng, Winson cam kết luôn tìm tòi, xác định và khai thác các cơ hội, không những thế, luôn trong tâm thế chuẩn bị những hành động kịp thời chống lại các vấn đề tiềm ẩn phát sinh, chúng tôi tự tin
rằng luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đến từ khách hàng.
Chính trực
Chính trực là nền tảng của lòng tin, là chìa khóa cuối cùng để xây dựng mối quan hệ lâu dài và bất biến với các đối tượng khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên của công ty.
2.1.5 Tình hình nguồn nhân lực của công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam
Trong mọi tổ chức, lao động luôn là yếu tố then chốt, có ảnh hưởng quyết định đến mọi hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Từ khi thành lập đến này công ty vẫn luôn luôn cố gắng bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể tồn tại và phát triển nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
Bảng 2.1: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam giai đoạn 2019-2020.
2019 | 2020 | |||
SL | % | SL | % | |
Tổng số lao động | 297 | 100% | 1299 | 100% |
Phân theo giới tính | ||||
Nam | 124 | 41,75 | 561 | 43,18 |
Nữ | 173 | 58,25 | 738 | 56,82 |
Phân theo trình độ | ||||
Đại Học | 7 | 2,36 | 87 | 6,7 |
Cao Đẳng | 3 | 1,01 | 87 | 6,7 |
THPT, Trung Cấp | 286 | 96,63 | 1125 | 86,6 |
Nguồn:Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam
Với quy mô ngày càng mở rộng, công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt nam đã không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý lao động cũng như nâng cao lực lượng lao động cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tổng số lao động của công ty năm 2019 là 297 người. Tuy nhiên đến năm
2020 tổng số lao động là 1299 người. tăng gấp 4 lần so với năm 2019. Do năm 2020 công ty đã xây dựng thêm cơ sở 2 nên số lượng công nhân tăng vụt. Hiện tại đến năm 2021 công ty đã xây dựng thêm cơ sở 3 nên số lượng lao động cần tuyển để đáp ứng cho năng suất hoạt động của nhà máy cũng tăng lên rất nhiều.
Xét về cơ cấu giới tính, ta thấy lao động nữ chiếm phần lớn hơn lao động nam.
Do tính chất công việc không đòi hỏi sức khỏe mạnh nên lực lượng lao động chủ yếu là nữ.
Xét về trình độ, ta thấy rằng lao động của công ty chủ yếu là công nhân nên trình độ THPT,trung cấp chiếm tỷ lệ khá cao năm 2019 chiếm 96,63%, năm 2020 chiếm 86,6%. Trình độ cao đẳng đại học chủ yếu là nhân viên các phòng ban chiếm số lượng nhỏ nhưng cũng có sự tăng nhẹ qua các năm
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển, mở rộng quy mô sản xuất. Hiện tại cơ sở 3 đã xây dựng xong và đã đưa vào tiến hành sản xuất. Tiếp tục có kế hoạch đẩy mạnh xây dựng cơ sở 4 để mở rộng quy mô đáp ứng được khả năng sản xuất cung cấp được hàng hóa đúng với tiến độ khách hàng đã đưa ra.
- Chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu thu hút nguồn nhân lực để đáp ứng đầy đủ năng lực sản xuất của cơ sở 3. Hiện tại công ty cũng đang tuyển rất nhiều công nhân phổ thông để vào sản xuất.
- giữ vững các mối quan hệ và uy tín với các bên thứ ba như các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, ngân hàng,..
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam giai đoạn 2019-2020
Năm | 2019/2020 | ||
2019 | 2020 | ||
Doanh thu | 9.091.000.000 | 153.467.000.000 | 16,88 |
Chi phí | 2.760.000.000 | 110.241.000.000 | 40,94 |
Lợi nhuận | 6.331.000.000 | 43.226.000.000 | 6,83 |
Đơn vị :VNĐ (Nguồn: Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam)
Là một công ty mới thành lập nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam đã đạt nhiều kết quả to lớn. Năm 2019 công ty chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động vào giai đoạn quý 4 và chỉ mới đi vào hoạt động cơ sở 1 nên doanh thu chỉ mới đạt hơn 9 tỷ đồng. Qua năm 2020, khi công ty đã xây dựng và đưa đi vào hoạt động thêm cơ sở 2 nên doanh thu đã tăng nhanh chóng lên tới hơn 153 tỷ đồng. Mức doanh thu năm 2020 tăng so với năm 2019 là 16,8% . Chi phí năm 2020 cũng tăng nhiều so với năm 2019 do công ty mở rộng cơ sở sản xuất nên cần nhập về nhiều máy móc cũng như nguyên vật liệu. Tuy nhiên, đây cũng là tín hiệu tốt để tạo đà phát triển mở rộng quy mô sản xuất của công ty.
Nhìn chung từ năm 2019-2020, tình hình kinh doanh của công ty đã dần có nhiều chiều hướng phát triển tốt. Công ty đã có nhiều biện pháp, chính sách để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhiều hơn nữa. Hiện tại, công ty đã xây dựng thêm cơ sở 3 và đã đưa đi vào hoạt động. Dự kiến năm 2021, công ty sẽ xây dựng thêm cơ sở 4 để đáp ứng đủ công suất sản xuất nhằm hoàn thành được các đơn hàng của khách hàng đưa ra. Trong tương lại công ty sẽ cần phải đẩy mạnh và nỗ lực hơn nữa để phát triển và mở rộng nhiều cơ sở sản xuất hơn nữa.
2.2 Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ (C/O form AANZ) tại công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam.
Do đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa nên doanh nghiệp không cần phải đăng ký hồ sơ thương nhân mà chỉ cần làm hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Nhận chứng từ của lô hàng từ phía khách hàng
Lập hồ sơ xin cấp C/O form AANZ
Khai báo điện tử trên EcoSys
Nộp hồ sơ giấy
Trả kết quả
Sơ đồ 3: Quy trình xin cấp C/O form AANZ tại công ty TNHH chế xuất
Billion Max Việt Nam
2.2.1. Nhận chứng từ của lô hàng từ phía khách hàng
Đối với lô hàng nào cần làm C/O thì khách hàng sẽ gửi mail yêu cầu làm C/O. Đi kèm với yêu cầu đó thì khách hàng sẽ gửi một số chứng từ cần thiết để nhân viên xuất nhập khẩu có thể làm hồ sơ xin cấp C/O cho lô hàng đó.
Với lô hàng cần làm C/O form AANZ thì khách hàng sẽ gửi một số chứng từ như sau:
- Bill of lading
- Invoice Mattel
- Bản C/O draf
Sau khi nhận được các chứng từ đó thì nhân viên xuất nhập khẩu sẽ tập hợp thêm các chứng từ khác để có thể làm hồ sơ xin cấp C/O form AANZ. Bao gồm một
số chứng từ sau:
- Invoice
- Packing list
- State Invoice
Kèm theo đó mỗi lần có lô hàng mới thì khách hàng sẽ gửi BOM hàng xuất để nhân viên làm chứng từ có thể làm bảng kê khai hàng xuất.
Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ thì nhân viên chứng từ sẽ bắt đầu làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
2.2.2 Lập hồ sơ xin cấp C/O form AANZ
Một bộ hồ sơ đầy đủ để xin cấp C/O form AANZ bao gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp C/O
- Form C/O AANZ
- Bill of lading
- Invoice
- Invoice mattel
- Chỉ định giao hàng
- State invoice bên thứ 3
- Công văn nộp Bill of Lading copy
- Quy trình sản xuất ( nộp 1 lần )
- Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu theo tiêu chí RVC
- Tờ khai xuất khẩu
- Tờ khai nhập khẩu ( 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”)
a)Đơn đề nghị xin cấp C/O (1 bản)
Khi doanh nghiệp khai báo trên hệ thống EcoSys xong và được cán bộ cấp C/O cấp số thì doanh nghiệp in đơn đề nghị xin cấp C/O đã có sẵn trên hệ thống và điền các thông tin còn thiếu vào các ô còn lại.
Khai nội dung trên đơn đề nghị xin cấp C/O theo mẫu (tại Phụ lục VII ban hành kèm theo thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ thuộc Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc- Niu di lân)
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp C/O do Bộ Công Thương ban hành.
Số C/O: …………………………. | |||||
2. Kính gửi: (Tổ chức cấp C/O) ………………….. ……………………………………… | ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O Mẫu AANZ Đã đăng ký Hồ sơ thương nhân tại ........................ ...................................................vào ngày............... | ||||
3. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp) □ Cấp C/O □ Cấp lại C/O (do mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng) | □ C/O giáp lưng □ C/O có hóa đơn do nước thứ ba phát hành | ||||
4. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O: - Mẫu C/O đã khai hoàn chỉnh - Tờ khai hải quan - Hóa đơn thương mại - Vận tải đơn/chứng từ tương đương - Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu - Giấy phép xuất khẩu | □ □ □ □ □ □ | - Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước - Hợp đồng mua bán - Bảng tính toán hàm lượng giá trị khu vực - Bản mô tả quy trình sản xuất ra sản phẩm - Các chứng từ khác……………… | □ □ □ □ | ||
5. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):……………………. - Tên tiếng Anh: …………………… - Địa chỉ: …………………………… - Điện thoại: …………, Fax: …………Email:...............…… | 6. Người sản xuất (tên tiếng Việt):………… - Tên tiếng Anh: ……………………………… - Địa chỉ: ……………………………………… - Điện thoại: …………, Fax: ……Email:......… | ||||
7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): ..................................................... - Tên tiếng Anh: …………………………………………… - Địa chỉ: ………………………………………………… - Điện thoại: ………………………, Fax: …………………………Email:............................... | |||||
8. Mã HS (8 số) | 9. Mô tả hàng hóa (tiếng Việt và tiếng Anh) | 10. Tiêu chí xuất xứ và các yếu tố khác | 11. Số lượng | 12. Trị giá FOB (USD)* |