Tình Hình Hoạt Động Lữ Hành Tại Tp.hồ Chí Minh


khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế… Những chủ trương đó đã làm gia tăng nhanh chóng lượng du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của những yếu tố rủi ro, những bất cập trong quá trình cải tiến vẫn còn gây trở ngại không ít cho phát triển lượng du khách. Thực vậy, tính chưa chuyên nghiệp trong công tác quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra cộng đồng thế giới, sản phẩm du lịch chưa tạo được nét độc đáo, những thủ tục ở nơi này nơi khác liên quan đến du khách vẫn còn rườm rà, phúc tạp… chắc chắn chưa thể nhanh chóng khắc phục, đã và sẽ còn làm hạn chế đến khả năng thu hút du khách viếng thăm và trở lại viếng thăm Việt Nam.

Về tình hình khách năm 2004 cho thấy 10 thị trường quốc tế dẫn đầu lượng khách vào Việt Nam xếp thứ tự như sau: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Úùc, Pháp, Campuchia, Anh, Đức (Báo cáo tổng kết năm 2004 của Tổng cục Du lịch); các vị trí này vẫn tiếp tục duy trì như cũ, chỉ có sự thay đổi về vị trí giữa Đài Loan và Nhật Bản.

Về tỷ phần các nhóm thị trường du lịch quốc tế của Việt Nam năm 2004 như sau: Trung Quốc và Hồng Kông: 30%; Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan: 28%; Châu Âu: 13%; ASEAN: 12%; Mỹ và Canada: 12%; Châu Úc và NewZeland: 5%. Nhìn chung về tỷ trọng thị trường không có biến động lớn, ngoại trừ một tăng trưởng rõ hơn của thị trường các nước ASEAN; Đông Bắc Á và Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khách từ Nga và khu vực Bắc Âu bắt đầu nhiều hơn.

Bảng 3.2: Dự báo lượng khách quốc tế đến Việt Nam đến năm 2020

ĐVT: triệu lượt


Năm

2000

2005

2010

2020

Lượt khách

2,1

3 - 3,5

5,5 - 6

10 - 11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010 - 6

(Nguồn: Tạp chí DLVN)

Thị trường khách đi du lịch nước ngoài

Do thu nhập gia tăng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao rõ rệt. Việc đi lại nước ngoài du lịch hoặc kết hợp du lịch đã trở thành nhu cầu khá phổ biến trong dân chúng và tăng lên trong những năm gần đây. Đặc biệt từ sau sự kiện dịch SARS hay dịch cúm gà, với sự tác động của các chương trình khuyến mãi làm cho giá tour đi các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bắc Kinh, Thượng Hải rẻ đi rất nhiều (giảm từ 20- 50% giá so với 5 năm trước đây) nên khách từ Việt Nam đi du lịch nước ngoài càng tăng. Hơn nữa, nếu như trước đây du lịch nước ngoài chỉ tập trung vào một số điểm đến như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao thì ngày nay đã hướng sang một số tuyến điểm mới xa hơn trong đó có: Nhật, Châu Âu, Mỹ, Úùc, Châu Phi...


Mặt khác, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trở nên phổ biến, dẫn đến việc đi lại ngoài Việt Nam gia tăng.

Phân tích tình hình chúng ta có thể thấy được những nguyên nhân của xu hướng trên là do :

- Thu nhập ngày càng tăng, mức sống ngày càng cao hơn của người dân.

- Môi trường thông tin phát triển hơn khiến người dân có nhu cầu mở rộng tầm nhìn.

- Do xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế nên nhu cầu mua bán, ra nước ngoài tìm kiếm thị trường, du học, hợp tác lao động, tìm hiểu học tập công nghệ mới tăng lên...

- Một bộ phận người nước ngoài công tác, làm ăn tại Việt Nam cũng có nhu cầu đi du lịch các nước khác lân cận nhân các kỳ nghỉ, tham dự các cuộc hội họp, hội nghị…

- Một bộ phận Việt Kiều có xu hướng về nước thăm gia đình rồi tham gia du lịch nước ngoài vì ba lý do đi cùng với người thân, giá tour thấp, hướng dẫn viên người Việt Nam am hiểu tâm lý tình cảm của người Việt.

Các yếu tố trên khiến thị trường khách đi du lịch nước ngoài tiếp tục gia tăng hơn nữa trong thời gian đến. Tuy nhiên, do đây là thị trường mang lại lợi nhuận khá cao nên chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia. Mặt khác, du lịch nước ngoài đã trở thành quen thuộc với một bộ phận nhân dân nên yêu cầu của du khách đối với chương trình, cung cách tổ chức, chất lượng dịch vụ ngày càng hết sức rõ ràng.

Thị trường khách nội địa

Thu nhập của người dân được nâng cao cộng với sự gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch của mỗi địa phương và Trung ương đã kích thích mạnh mẽ nhu cầu du lịch trong nước. Nó mang những đặc điểm sau:

- Đối tượng khách hàng khá phong phú, với nhiều thành phần khác nhau: già, trẻ, gia đình, thiếu nhi, tập thể…

- Loại hình du lịch đa dạng: tham quan thắng cảnh thuần túy, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, dã ngoại, thể thao, văn hóa, giao lưu học tập, và loại hình tour sự kiện…

- Yêu cầu về chất lượng, hình thức của sản phẩm du lịch cũng phân tầng tùy theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập...

Nhìn chung đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng và rất hấp dẫn, bắt đầu là “sân chơi” đủ rộng cho các hãng du lịch trong thời gian tới. Tuy nhiên, do lợi nhuận của lĩnh vực này còn thấp so với hai thị phần còn lại nên trước năm 2000 chưa nhiều công ty nhập cuộc thì hiện nay hầu hết các công ty đều quan tâm đến du lịch nội địa và ngày càng có nhiều công ty du lịch tư nhân ra đời để khai thác thị


trường này. Hơn nữa du lịch nội địa là môi trường thuận lợi để quảng bá hình ảnh công ty đến công chúng, là cửa ngõ để xâm nhập vào các thị phần khác.

Bảng 3.3: Dự báo lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam đến năm 2020

ĐVT: triệu lượt


Năm

2000

2005

2010

2020

Lượt khách

11

15 – 16

20 – 25

30 -35

(Nguồn: Tạp chí DLVN)

3.1.1.3 Tình hình hoạt động lữ hành tại TP.Hồ Chí Minh

Tính trên cả nước có thể nói TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là hai trung tâm hoạt động du lịch mạnh nhất, trong đó TP. Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu. Nhờ có ưu thế về cơ sở hạ tầng như: sân bay quốc tế đón khách, hệ thống khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch khá tốt, đồng thời là trung tâm kinh tế, thương mại, thông tin quốc tế lớn nhất nên rất thuận lợi trong việc thu hút du khách quốc tế. Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh là thành phố đông dân, có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nên nguồn khách du lịch nội địa và đi du lịch nước ngoài luôn chiếm tỉ trọng khá cao.

Về tổ chức bộ máy phục vụ du lịch, ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều công ty du lịch ra đời sớm, được Nhà nước quan tâm đầu tư về vốn, cơ sở vật chất, có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, năng động, dày kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế. Chính vì thế các hãng lữ hành ở TP. Hồ Chí Minh luôn đi đầu và chiếm lĩnh thị phần lớn nhất trong hoạt động du lịch cả nước. Bên cạnh đó hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh còn có khoảng 300 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kinh doanh lữ hành, trong đó khoảng 10 đơn vị lữ hành liên doanh nước ngoài. Đây chính là lực lượng nhiều kinh nghiệm trong thu hút người nước ngoài du lịch Việt Nam nên cũng là đối thủ cạnh tranh lợi hại trên thị trường khách quốc tế vì họ có nhiều lợi thế về: am hiểu tâm lý du khách, cách tổ chức tour, kỹ thuật khai thác khách; có đầu mối khai thác khách từ nước ngoài…

Về lượng khách, số khách quốc tế đến TP.HCM chủ yếu qua đường hàng không cửa ngõ Tân Sơn Nhất là chính, bên cạnh đó còn qua các cửa khẩu đường bộ Mộc Bài và bằng đường thủy của khách tàu biển. Năm 2004 ngành du lịch thành phố đã đón được 1.580.000 lượt khách, tăng 21% so với năm 2003, đạt 104% kế hoạch dự kiến năm 2004. Xét về thị trường khách: 10 thị trường khách hàng đầu theo thứ tự là: Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Malaysia, Singapore, Anh. Các thị trường khách đều có tỉ lệ tăng trưởng khá từ 20 – 25% so với cùng kỳ. Đặc biệt thị trường Đông Nam Á (Malaysia, Singapore, Thái Lan) có đà tăng trưởng vượt bậc cho thấy kết quả bước đầu của một loạt các chính sách, biện pháp kích thích du lịch nội vùng như miễn visa du lịch, mở thêm nhiều đường bay, giá vé rẻ, linh hoạt và nhất là tác động của một số chương trình quảng bá xúc


tiến mà ngành du lịch thành phố đã thực hiện tại Thái Lan, Malaysia đặc biệt là Lễ hội Văn hóa Du lịch Việt Nam-Nhật Bản lần đầu tiên tổ chức tại thành phố. Qua diễn biến thị trường khách quốc tế năm 2004 cho thấy ngoài thị trường Đông Bắc Á, Tây Âu vốn là những thị trường truyền thống có lượng khách ổn định, một số thị trường mới nổi lên, có tiềm năng hết sức hứa hẹn như ASEAN, Trung Quốc cần được quan tâm đầu tư nhất là trong công tác quảng bá xúc tiến. Về lâu dài, trong bối cảnh hợp tác chặt chẽ và toàn diện trong khối ASEAN, lượng khách đến từ các thị trường này sẽ tăng mạnh do ưu thế về khoảng cách địa lý, sự gần gũi về văn hóa.

Lượng khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh đang tăng dần là dấu hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Thành phố. Tuy nhiên nhìn chung du lịch Thành phố vẫn còn một số vướng mắc trong công tác tiếp thị, quảng bá, trong quản lý môi trường du lịch, trong xây dựng sản phẩm đặc thù, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn ngành. Trong thời gian tới ngành du lịch TP.HCM sẽ chủ động hơn nữa trong hợp tác quốc tế, tham gia vào thị trường du lịch quốc tế, nắm bắt xu thế vận động của từng loại thị trường để định hướng giúp đỡ các doanh nghiệp xâm nhập và đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng; tăng đầu tư cho quảng bá du lịch; xây dựng các tổ chức hỗ trợ hoạt động của ngành như sự ra đời của Hiệp Hội Du Lịch TP.HCM…, tổ chức lễ hội văn hoá, tour giao lưu (famtrip) mời các hãng lữ hành, các đoàn phóng viên tại các thị trường mục tiêu nhằm tăng cường cơ hội quảng bá thu hút khách.

Về du lịch nước ngoài trong năm qua, lượng khách Việt Nam đi theo tour đạt con số 85.000 lượt, chủ yếu tập trung đến các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia và Trung Quốc.

Khách du lịch nội địa của Thành phố ngày càng tăng về số lượng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Do tình trạng giao thông trong nước có nhiều thuận lợi hơn trước, các loại hình du lịch mở ra phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khách. Năm 2004 đạt 2.500.000 khách nội địa và dự báo đến 2010 sẽ phục vụ 4.500.000 khách nội địa với mức tăng khoảng 10% hàng năm.

3.1.2. Mục tiêu của công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010

Mục tiêu của công ty đến năm 2010 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân 7%/năm, lợi nhuận tăng tương ứng khoảng 5%/năm. Du lịch được xác định là mũi nhọn chiến lược của công ty, do đó cần đạt được các chỉ tiêu sau:

- Gia tăng số lượng khách hàng năm trong những năm tới, cụ thể: thị trường khách quốc tế tăng 10%/năm, thị trường khách đi du lịch nước ngoài tăng từ 35 – 40%/năm, thị trường khách du lịch nội địa tăng 10%/năm.

- Đẩy mạnh việc mở rộng thị trường để đến năm 2010 thị phần khách đi du lịch nước ngoài của công ty chiếm 5-7% so với địa bàn TP. HCM. Riêng về


thị trường khách quốc tế và khách du lịch nội địa phấn đấu đảm bảo mức gia tăng thị phần 3-5%.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO CÔNG TY DVDL BẾN THÀNH ĐẾN NĂM 2010

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1 và chương 2 cho thấy du lịch là một trong những ngành dịch vụ quan trọng của đất nước, hoạt động mang tính cạnh tranh toàn cầu cao nên việc đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế là hết sức cần thiết. Việc xây dựng các giải pháp này cần quán triệt một số quan điểm sau:

- Phải phù hợp với chủ trương, đường lối và quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch. Đó là hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước.

- Phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành du lịch, khai thác triệt để, có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch.

- Phải xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, khắc phục được các vấn đề tồn tại và phát huy các ưu thế để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch của công ty.

Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho công ty, luận văn đề ra một số giải pháp như sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp về sản phẩm, thị trường

3.2.1.1 Xác định nhu cầu khách hàng và lựa chọn thị trường mục tiêu

Việc chủ động tiếp cận với thị trường nhằm xác định nhu cầu khách hàng và chọn cho mình thị trường mục tiêu là một nội dung quan trọng của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh, để từ đó doanh nghiệp có những kế hoạch thâm nhập, giữ vững hay mở rộng thị trường. Căn cứ vào nhu cầu của từng phân khúc, vào khả năng của doanh nghiệp cũng như mức độ cạnh tranh trong từng phân khúc để có sự lựa chọn thích hợp.

Thị trường khách quốc tế

Thị trường Đông Bắc Á: là thị trường quan trọng nhất, chiếm thị phần lớn nhất trong tổng số khách quốc tế đến TP.HCM. Thị trường này bao gồm các nước: Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thị trường khách Đài Loan: luôn là nguồn khách quan trọng của du lịch TP.HCM từ nhiều năm nay. Khách Đài Loan sang Việt Nam chủ yếu với mục đích


thương mại, tìm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan, vui chơi giải trí thể thao, tắm biển... Khả năng chi tiêu của họ tương đối cao.

Thị trường khách Nhật: trong nhiều năm qua thị trường khách Nhật là một trong những thị trường nguồn chủ yếu của du lịch Việt Nam. Thị trường nguồn này còn là mối quan tâm của nhiều nước trong khu vực do doanh thu từ chi tiêu của nguồn khách Nhật khá lớn. Dự báo trong những năm tới thị trường nguồn khách Nhật vào Việt Nam còn tiếp tục tăng mạnh. Theo du khách Nhật thì Việt Nam là điểm đến khá hấp dẫn do gần gũi về văn hóa, khí hậu tốt. Mục đích chính của họ là tham quan du lịch kế đến là thương mại. Các sản phẩm du lịch yêu thích là tham quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử, vui chơi giải trí… Khách Nhật đòi hỏi chất lượng các dịch vụ rất cao, họ rất coi trọng vấn đề vệ sinh và an toàn.

Thị trường khách Trung Quốc: được coi là thị trường nguồn chính của du lịch Việt Nam, song ở TP. HCM lượng khách Trung Quốc đến còn ít. Đây là thị trường nguồn tiềm năng lớn và có vị trí địa lý gần kế cận, có dân số đông có khả năng khai thác tốt về du lịch. Khách Trung Quốc thường đến với mục đích buôn bán, tham quan, thăm thân nhân. Khả năng chi tiêu thấp, sử dụng các dịch vụ du lịch ở mức trung bình.

Thị trường khách Hồng Kông: chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là khách thương mại, là các nhà đầu tư nên họ có khả năng chi trả cao, có sở thích gần giống như khách Nhật Bản.

Thị trường khách Hàn Quốc: khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, các nhà đầu tư. Khách Hàn Quốc có sở thích gần giống như khách Nhật Bản.

Thị trường Tây Âu: hai thị trường truyền thống quan trọng nhất là Pháp và Anh, tiếp đến là Đức, Thụy Sỹ và Đan Mạch.

Khách Tây Âu chủ yếu đến với mục đích tham quan thắng cảnh, thương mại, thăm thân nhân. Họ thích tìm hiểu văn hóa lịch sử, quan tâm đến du lịch sinh thái, du lịch sông Mê Kông, miệt vườn. Thời gian gần đây lượng khách du lịch tàu biển cũng tăng mạnh. Thị trường này có khả năng chi trả rất cao, đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, có chất lượng cao.

Thị trường Bắc Mỹ:

Cũng giống như thị trường Tây Âu, thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada) là thị trường truyền thống đối với du lịch TP.HCM. Đây là thị trường có khả năng thanh toán cao, có nhu cầu về chất lượng các dịch vụ du lịch cao. Các tour họ quan tâm là văn hóa, lịch sử, chiến trường xưa, du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái. Họ thích được giao lưu, hòa nhập với cộng đồng dân cư và hoạt động văn hóa tại chổ.

Thị trường du lịch Asean:


Từ khi áp dụng chế độ miễn visa cho một số nước trong khu vực thì số lượng khách từ thị trường này đến Việt Nam tăng rõ rệt. Thị trường có ưu thế về khoảng cách địa lý và sự gần gũi về văn hóa. Các nước gởi khách đến đông nhất là Malaysia, Singapore, Thái Lan và cũng là thị trường nhận khách Việt Nam đến du lịch nhiều nhất. Họ đến chủ yếu vì mục đích thương mại, sau đó là tham quan du lịch, thăm thân nhân. Thị trường này có những đòi hỏi cao như giá rẻ, dịch vụ chất lượng, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thích mua sắm, đồng thời các sản phẩm du lịch phải khác biệt so với sản phẩm ở nước họ, tránh sự nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực.

Đối với thị trường khách quốc tế, công ty cần tiếp tục khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm của công ty hiện nay là các thị trường Nhật, Pháp, Đức, Hà Lan, Mỹ và tập trung khai thác các thị trường mới đầy tiềm năng trong thời gian tới như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nga…, chú ý khai thác nguồn khách du lịch tàu biển- thị trường khách có khả năng kinh tế cao, có nhu cầu được cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt, số lượng đi tour lớn và đặc biệt khách quốc tế qua cửa khẩu Mộc Bài bằng đường xuyên Á.

Thị trường khách nội địa

Thị trường khách du lịch nội địa có thể phân chia ra các nhóm đối tượng khách sau:

Nhóm 1: CBCNV các Doanh nghiệp & Xí nghiệp sản xuất Nhà nước

Nhóm 2: Nhân viên các công ty liên doanh & các văn phòng đại diện nước

ngoài.


Nhóm 3: Doanh nghiệp tư nhân, tiểu thương.

Nhóm 4: Giáo viên, công nhân viên các cơ sở thuộc ngành giáo dục đào tạo.

Nhóm 5: Sinh viên học sinh.

Nhóm 6: Những người cao tuổi, hưu trí.

Thị trường nhóm đối tượng khách 1, 2,3 thường tập trung đi du lịch vào mùa

sau tết âm lịch kéo dài đến mùa nghỉ hè của học sinh, và những ngày cuối tuần. Tour chủ yếu là nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các tuyến điểm và tour lễ hội vào mùa xuân. Thị trường các nhóm này còn có khả năng khai thác tour nội địa chất lượng cao, tour du lịch nước ngoài.

Thị trường nhóm 4 thường tập trung vào mùa nghỉ hè, mức chi tiêu thấp, tour chủ yếu là nghỉ dưỡng và tham quan.

Thị trường nhóm 5 có thể khai thác thường xuyên, tour chủ yếu là dã ngoại, tour di tích lịch sử, mức chi tiêu thấp.

Thị trường nhóm 6 có thể khai thác tour nghỉ dưỡng, tour lễ hội, tour di tích lịch sử, mức chi tiêu thấp.

Đối với thị trường du lịch nội địa, công ty cần tập trung vào phân khúc thị trường khách có nhu cầu cao về chất lượng, đặc biệt là loại hình du lịch khen thưởng dành cho các đối tượng nhân viên các công ty, văn phòng nước ngoài, các ngành nghề có thu nhập cao hay khu vực làm việc nhiều chất xám.


Thị trường khách đi du lịch nước ngoài

Trong những năm gần đây, thị trường khách du lịch trong nước đi du lịch nước ngoài có chiều hướng ngày càng tăng. Thị trường này bao gồm các đối tượng sau:

- Các doanh nghiệp tư nhân có đời sống và thu nhập cao bắt đầu có khả năng tài chính để đi du lịch nước ngoài.

- Một số doanh nghiệp nhà nước và công ty có vốn liên doanh đầu tư nước ngoài kinh doanh thành công bắt đầu trích quỹ phúc lợi cho CBCNV đi du lịch nước ngoài đồng thời để tìm hiểu ngành nghề. Một số doanh nhân thuộc khu vực quốc doanh ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới hoặc dự các hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế.

- Một số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, trong chiến lược Marketing của họ, bắt đầu mời các đại lý đi du lịch nước ngoài để tham quan qui mô kinh doanh của họ, để trao đổi kinh nghiệm, huấn luyện ngắn ngày.

- Một số Việt Kiều tổ chức cho người thân mua tour đi du lịch nước ngoài.

Đối với thị trường du lịch nước ngoài cần tập trung vào đối tượng khách có thu nhập trung bình trở lên, đây là phân khúc đang có xu hướng gia tăng đáng kể và tỉ lệ lãi cũng rất hấp dẫn. Tour đi nước ngoài cần mở rộng thị trường khu vực Châu Âu, Úc, Mỹ.

Sau khi đã xác định thị trường mục tiêu, tiến hành xây dựng các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường, xây dựng chiến lược giá và tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá thích hợp để thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường.

3.2.1.2 Xây dựng và phát triển các sản phẩm / dịch vụ phù hợp với từng phân khúc thị trường trên cơ sở nâng cao chất lượng, tăng sự khác biệt hóa

Trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch là không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thường xuyên xây dựng, bổ sung hoặc chỉnh lý các chương trình tour trên cơ sở luôn quan tâm khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân văn còn tiềm tàng sao cho sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn khách du lịch và mang sắc thái riêng của đơn vị nhằm tạo những sản phẩm có nét khác biệt, riêng có, trong đó chú ý quan tâm xây dựng những tour du lịch chất lượng cao, những tour mới lạ, đặc biệt là thiết kế những tour du lịch mà khách có thể tham gia vào thay vì chỉ tham quan như tour học nấu ăn, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu… và tạo ra những giá trị phụ trội cho khách bằng những dịch vụ cộng thêm như chăm sóc sức khỏe, an toàn cho khách trong suốt chương trình tour.

Định hướng chiến lược sản phẩm tập trung vào những công tác sau:

* Trên cơ sở thực tế thực hiện trong những năm trước, qua những ý kiến đóng góp của đối tác và khách hàng, qua thu thập những thông tin mới về du lịch,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023