Đánh Giá Kết Quả Kiểm Định Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Banking Của Kh‌

50


(7) Thành phần Giảm rủi ro có Alpha là 0.818 và các hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu (>0.4) . Mặc dù có sự cách biệt khá lớn giữa các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát (G21,G23 so G22) và biến G22 có hệ số alpha<0.7 nhưng nếu loại bỏ các biến này đều cho giá trị alpha thấp hơn. Đây là cơ sở để đưa các biến này vào trong phân tích EFA tiếp theo.

(8) Thành phần Chi phí có Alpha là 0.360 và các hệ số tương quan biến tổng có 2 biến không đạt yêu cầu (<0.4) . Đây là cơ sở đế các biến này bị loại trong phân tích EFA tiếp theo.

(9) Thành Quyết định sử dụng có Alpha là 0.821 và các hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu (>0.4). biến I28 có hệ số alpha<0.7 nhưng nếu loại bỏ các biến này đều cho giá trị alpha thấp hơn. Đây là cơ sở để đưa các biến này vào trong phân tích EFA tiếp theo.

Kết quả sau khi phân tích hệ số Cronbach alpha và loại bỏ một số biến rác không đảm bảo độ tin cậy, thang đo cac nhân tố anh hương đên quyêt đinh sử dung dich vu Internet Banking được đo lường bằng 26 biến quan sát cho 8 thành phần (so với thiết kế ban đầu là 29 biến cho 9 thành phần). Số lượng biến quan sát và hệ số alpha của các thành phần đo lường sau khi loại biến rác được mô tả như Phụ lục 2D, bảng 2.20.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Thang đo quyết định sử dụng của khách hàng

Phân tích nhân tố là kiểm định giá trị phân biệt giữa các yếu tố cấu thành thang đo. Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy 2 biến của Q uyết định sử dụng c ủ a k h á c h h à n g chỉ trích được 1 nhân tố ở eigenvalue 1.218, phương sai trích 73,918% (>50%), xem Phụ lục 2D, bảng 2.21 và bảng 2.22.

- Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng Internet Banking

Với giả thuyết Ho đặt ra trong phân tích này là giữa 26 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích factor cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig = 0 .000). Hệ số KMO (= 0.710> 0.5) khá cao chứng tỏ phân tích nhân tố (EFA) thích hợp được

51


sử dụng trong phân tích này.

Kết quả phân tích EFA lần đầu cho thấy tại mức giá trị eigenvalue = 1.136 cho phép trích được 7 nhân tố từ 23 biến quan sát và phương sai trích được là 81.64% (> 50%), các trọng số loading của các biến quan sát khá cao (0.523- 0.792). Xem Phụ lục 2D Bảng 2.23.

Tóm lại, thang đo các nhân tố ảnh hưởng sau khi đánh giá sơ bộ bao gồm 7 thành phần được đo lường bằng 23 biến quan sát, sẵn sàng cho sử dụng các phân tích tiếp theo.

- Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết


Tính

tương hợp

Công việc

Ảnh hưởng xã hội

Tiếp cận

Giảm rủi ro

Tính hữu ích

Tính Linh động

Như đã trình bày ở phân tích EFA, thành phần chi phí bị lọai. Do vậy mô hình nghiên cứu cũng cần được hiệu chỉnh cho phù hợp để đảm bảo cho việc thực hiện các kiểm định mô hình tiếp theo.


Quyêt đinh sử dung của KH


Hình 2.2 Mô hình nghiên cưu đã hiệu chỉnh


Phân tích tương quan


Tiếp theo nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan quyến tính r (Pearson Corelation Coefficient) để kiểm định sự tương quan giữa 7 nhân tố ảnh hưởng và quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ. Xem Phụ lục 2D, bảng 2.24.

Kết quả kiểm định cho thấy có mối tương quan dương giữa 7 nhân tố ảnh

52


hưởng và quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Cụ thể là các giá trị Sig đều rất nhỏ (0.000) do vậy, chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Kiểm định các giả thuyết chúng ta có kết quả sau:

H1 : Có mối quan hệ dương giữa công việc và quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Banking.

H2 : Có mối quan hệ dương giữa ảnh hưởng của xã hội và quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Banking.

H3 : Có mối quan hệ dương giữa độ tiếp cận quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Banking.

H4 : Có mối quan hệ dương giữa tính tương hợp và quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Banking.

H5 : Có mối quan hệ dương giữa tính linh động và quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Banking.

H6 : Có mối quan hệ dương giữa tính hữu ích và quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Banking.

H7 : Có mối quan hệ dương giữa tinh giam rủi ro và quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Banking.

Phân tích hồi quy tuyến tính


Mô hình lý thuyết đã trình bày cho thấy có mối quan hệ giữa khái niệm cac nhân tố anh hương và quyết định sử dụng của khách hàng. Vấn đề đặt ra là có mối quan hệ tuyến tính giữa cac nhân tố anh hương và quyết định sử dụng của khách hàng hay không? Và mối quan hệ đó như thế nào? Với các câu hỏi đặt ra như trên, mô hình hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để phân tích và giải thích vấn đề.

Ma trận tương quan thể hiện quyêt đinh sử dung của KH có tương quan chăt chẽ với 7 nhân tố ảnh hưởng. Lưu ý rằng bảy nhân tố này cũng có mối tương quan chặt với nhau. Do sự tương quan chặt của chính các thành phần này mà các kiểm định đa cộng tuyến sẽ được chú ý.

53


Phương pháp phân tích hồi quy bội với bảy nhân tố ảnh hưởng được đưa vào cùng một lúc cho thấy mô hình hồi quy thích hợp sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết (sig. F =0.000). Mức độ giải thích mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố bằng phương pháp hồi quy này cho kết quả khá cao (R2 hiệu chỉnh = 0.792) nghĩa là 79,2% phương sai của quyết định sử dụng của khách hàng được giải thích bởi bảy nhân tố độc lập trên.


Bảng 2.25 Hồi quy đa biến : NhomI = f( NhomA…NhomG)


Model Summaryb


Model


R


R

Square


Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Change Statistics


Durbin- Watson


R Square Change


F Change


df1


df2


Sig. F Change

1

.796a

.792

.792

.5720

.792

233.210

2

231

.000

1.934

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TPHCM - 8

a. Predictors: (Constant), Unstandardized Predicted Value

b. Dependent Variable: NhomI


Kết quả phân tích hồi quy từng phần cho thấy cả bảy nhân tố : công việc, ảnh hưởng xã hội, cách tiếp cận, tính tương hợp, tính linh động, tính hữu ích, giảm rủi ro có mối tương quan đủ mạnh và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào mô hình phân tích (sig. F change t = 0.000). Khả năng giải thích mối quan hệ tuyến tính của mô hình này cho tổng thể khá cao với R2 hiệu chỉnh bằng 0.792. Các kiểm tra khác (phân phối phần dư, các biểu đồ …) cho thấy các giả thuyết cho hồi quy không bị vi phạm. Hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến kết quả giải thích với VIF từ 1.000 Bảng 2.26 trình bày tóm tắt hệ số hồi quy từng phần của các nhân tố khi đưa vào mô hình hồi quy (Xem chi tiết tại Phụ lục 2D Bảng 2.26).

Vậy phương trình hồi quy bội sau đây đặc trưng cho mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu khảo sát từ khách hàng:

Quyết định sử dụng = 1.003 + 0.240 công việc + 0.256 ảnh hưởng xã hội +

54


0.219 tiếp cận + 0.249 tính tương hợp + 0.18 tính linh động + 0.364 tính hữu ích +

0.476 giảm rủi ro.


Bảng 2.26 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy từng phần



Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients


t


Sig.


Collinearity Statistics

B

Std. Error

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

1.003

.025


.130

.010




NhomA

.240

.025

.240

1.999

.000

1.000

1.000


NhomB

.256

.014

.256

3.925

.000

1.000

1.000

NhomC

.219

.012

.219

-1.674

.001

1.000

1.000


NhomD

.249

.024

.249

.794

.001

1.000

1.000


NhomE

.180

.009

.180

1.393

.000

1.000

1.000


NhomF

.364

.038

.364

7.200

.001

1.000

1.000


NhomG

.476

.023

.476

13.402

.000

1.000

1.000


2.3.3 Đánh giá kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của KH‌

2.3.3.1 Về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của KH

Sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng đã góp phần đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo khách hàng đang ngày một quan tâm, đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các ngân hàng phải tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

Về lý thuyết, thang đo Servqual là đa hướng với 9 thành phần : Công việc (nhómA), Ảnh hưởng xã hội (nhómB), Tiếp cận (nhómC), Tính tương hợp (nhómD), Tính linh động (nhómE), Tính hữu ích (nhómF), Giảm rủi ro (nhómG), Chi phí (nhómH), Quyết định sử dụng dịch vụ (nhómI). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần Chi phí không đạt được giá trị phân biệt. Sau khi đánh giá thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA, Quyết định sử dụng dịch vụ

55


Internet Banking của KH bị ảnh hưởng bởi bảy nhân tố (1) Công việc, (2) Ảnh hưởng xã hội, (3) Cách tiếp cận, (4) Tính tương hợp, (5) Tính linh động, (6) Tính hữu ích, (7) Giảm rủi ro.

2.3.3.2 Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng

Mô hình đã đưa ra bảy n h â n t ố ả n h h ư ở n g đ ế n quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng trong đó n h â n t ố giảm rủi ro có sự tác động mạnh nhất, tiếp theo là tính hữu ích, tính tương hợp, ảnh hưởng xã hội, cách tiếp cận, công việc và cuối cùng là tính linh động.

Ngoài 7 nhân tố mà mô hình đã đưa ra thì còn có những yếu tố khác, biến quan sát khác có thể cũng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của KH nhưng chưa được bao quát hết trong mô hình nghiên cứu này do còn một số giới hạn về phạm vi nghiên cứu như đã nêu ở phần mở đầu.

Tuy nhiên kết quả hồi quy của mô hình đã cho thấy các yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến quyết định sử dụng dịch vụ của KH. Trên cơ sở kết quả này các nhà quản lý NH có thể đưa ra các kế hoạch, chính sách có trọng tâm để đạt được hiệu quả cao trong việc thu hút KH sử dụng dịch vụ. Việc phải nâng cao hơn nữa tính hữu ích, tiếp cận và giảm thiểu rủi ro là điều hoàn toàn đúng và vô cùng cần thiết.


Kết luận Chương 2


Chương 2 đã trình bày thực trạng về tình hình sử dụng Internet Banking tại Việt Nam nói chung và tại VCB HCM nói riêng hiện nay. Qua đó nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ Internet Banking tại VCB HCM. Đồng thời so sánh các tiện ích của dịch vụ Internet Banking tại VCB HCM với các ngân hàng TMCP khác.

56


Sau khi tiến hành thống kê, phân tích và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng cá nhân tại VCB HCM, Chương 2 đã đưa ra được bảy nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của KH đó là : Công việc, Ảnh hưởng xã hội, Cách tiếp cận, Tính tương hợp, Tính linh động, Tính hữu ích và Giảm rủi ro. Qua đó đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng Internet Banking của KH. Từ đó, Chương 3 sẽ đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút thêm KH sử dụng dịch vụ Internet Banking của VCB HCM.

57


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP HCM


3.1. Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

3.1.1 Mục tiêu chung

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm trở thành một tập đoàn đầu tư tài chính NH đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á (không kể Nhật Bản) vào năm 2015 - 2020, có phạm vi hoạt động quốc tế.

Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới; tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có để phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu, xứng đáng với niềm tin của KH vào thương hiệu NH hàng đầu Việt Nam.

3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển

Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh bằng sự chuyên nghiệp với 5 trụ cột chính: quản trị, công nghệ, tài chính, nhân lực, thương hiệu.

Tăng cường năng lực quản trị điều hành, dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị hiện đại, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Tăng cường hiện đại hóa NH, ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu ngày càng cao của KH. Phát triển các ứng dụng công nghệ để xây dựng và phát triển hệ thống các công cụ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, điều hàng.

Quản trị và duy trì tốt các chỉ tiêu tài chính, đảm bảo các tỷ lệ an toàn, minh bạch công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 04/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí