Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

----------------------------


NGUYỄN ĐỨC HIẾU


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2015

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

----------------------------


NGUYỄN ĐỨC HIẾU


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. DAVID O.DAPICE NGUYỄN XUÂN THÀNH


TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN‌


Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.


Tác giả luận văn


Nguyễn Đức Hiếu


LỜI CẢM ƠN‌


Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Xuân Thành. Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hình thành định hướng nghiên cứu, phương pháp và những ý kiến sâu sắc qua từng buổi thảo luận để tôi hoàn thành luận văn này.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô giảng dạy tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình, miệt mài truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian kể từ khi tôi còn bỡ ngỡ bước chân vào ngôi trường Fulbright cho đến nay.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị nhân viên làm việc tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Trong suốt thời gian qua, tôi cũng được các anh chị và các bạn cùng học tập tại lớp MPP6 động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tôi hoàn thành nội dung học tập và làm luận văn.

Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Nguyễn Đức Hiếu


TÓM TẮT‌


Hà Nội được đánh giá là thành phố có tài nguyên du lịch đặc sắc, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các chính sách phát triển du lịch trong thời gian vừa qua chưa giúp thành phố khai thác được các lợi thế và đạt được các mục tiêu mong muốn. Trước thực trạng trên, nghiên cứu này tập trung giải quyết hai câu hỏi là (1) Cụm ngành du lịch Hà Nội được hình thành như thế nào và đâu là những tác nhân chính trong cụm ngành du lịch Hà Nội? (2) Đâu là những yếu tố làm nâng cao và làm giảm năng lực cạnh tranh của cụm ngành?

Qua phân tích, tác giả cho rằng, Hà Nội có yếu tố thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc và du lịch hội nghị, hội thảo. Tuy nhiên, trong những năm qua thành phố tập trung nhiều nguồn vốn và hoạt động vào đầu tư đường xá, thu hút các dự án đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng. Các chính sách này cũng không được xây dựng dựa trên những cơ sở nghiên cứu kỹ về nhu cầu của khách du lịch. Trong khi đó, việc khai thác các giá trị nhân văn và tạo môi trường du lịch cạnh tranh lành mạnh, thân thiện, an toàn để phát triển du lịch đã không được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, các chính sách phát triển du lịch trong những năm qua đã không phát huy được tác dụng, không nâng cao được năng lực trạnh tranh của cụm ngành du lịch Hà Nội.

Từ đó, gợi ý chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội đó là (i) Chính quyền thành phố cần xác định lại hướng ưu tiên để xây dựng chiến lược phát triển du lịch theo hướng đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác các giá trị di sản văn hóa và tạo ra môi trường du lịch thân thiện, an toàn cho du khách, (ii) Thành phố cần tạo ra môi trường kinh doanh du lịch theo hướng cạnh tranh, đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh du lịch, giảm các rào cản gia nhập ngành, (iii) Ngành du lịch cần phối hợp với các hiệp hội, tổ chức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, (iv) Các hiệp hội, tổ chức quốc tế và các tác nhân tham gia cụm ngành khác cần phải được liên kết chặt chẽ, phối hợp trong các hoạt động xúc tiến, đào tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch (v) Thành phố cần tăng đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Từ khóa: cụm ngành du lịch, Hà Nội, năng lực cạnh tranh


MỤC LỤC‌

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC HỘP ix

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1

1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5. Phương pháp nghiên cứu 4

1.6. Nguồn thông tin 5

1.7. Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH NỀN TẢNG CỦA HÀ NỘI 6

2.1. Khung phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh 6

2.2. Nhóm nhân tố lợi thế tự nhiên 7

2.2.1. Vị trí địa lý 7

2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên 8

2.2.3. Quy mô địa phương 9

2.3. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương 9

2.3.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch 9

2.3.2. Hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch 10

2.3.3. Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng và cơ cấu kinh tế 10

2.4. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp 10

2.4.1. Môi trường kinh doanh 10

2.4.2. Trình độ phát triển của cụm ngành 11

2.4.3. Hoạt động và chiến lược doanh nghiệp 12

CHƯƠNG 3. SỰ HÌNH THÀNH CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI 13

3.1. Sự hình thành cụm ngành du lịch Hà Nội 13

3.2. Các tác nhân trong cụm ngành du lịch Hà Nội 14

3.2.1. Tài nguyên và sản phẩm du lịch 15

3.2.2. Khách du lịch 17

3.2.3. Nhà cung cấp dịch vụ 18

3.2.4. Ngành hỗ trợ 20

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI..25 4.1. Lý thuyết về cụm ngành 25

4.2. Các điều kiện về nhân tố đầu vào 26

4.2.1. Tài nguyên du lịch 26

4.2.2. Nguồn nhân lực du lịch 27

4.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ phát triển du lịch 29

4.3. Các điều kiện cầu 31

4.3.1. Khách du lịch quốc tế 31

4.3.2. Khách du lịch nội địa 33

4.4. Các ngành phụ trợ và liên quan 34

4.4.1. Các thể chế hỗ trợ 34

4.4.2. Các ngành hỗ trợ và có liên quan 34

4.5. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch 37

4.6. Vai trò của chính phủ 38

4.7. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội 41

4.8. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các tác nhân trong sơ đồ cụm ngành du lịch 43

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

5.1. Kết luận 45

5.2. Khuyến nghị chính sách 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

PHỤ LỤC 50

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023