Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp - 2


Để tìm hiểu VHDN, trước hết cần tìm hiểu khái niệm: Văn Hóa. Theo con số thống kê hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về khái niệm Văn Hóa. Nhưng cách tiếp cận đầy đủ và cụ thể nhất có lẽ là trong “Từ điển xã hội học‟‟ do tác giả Thanh Lê biên soạn. Văn hoá là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một xã hội, thể hiện trên các mặt vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm, biểu hiện sức sống, sức sáng tạo của một dân tộc. “Đó là những giá trị cụ thể nhất định do con người tạo ra - những thành tựu trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật nói lên trình độ phát triển xã hội trong một thời kỳ lịch sử nhất định, bao gồm cả những giá trị của quá khứ và được xã hội chấp nhận. Văn hoá còn bao gồm những phương thức và hình thức tiếp thu những giá trị ấy, sử dụng chúng cho cuộc sống và hoạt động của con người, nhằm cải tạo thế giới vật chất, xã hội và con người. Và không thể nói tới văn hoá nếu không có sự sáng tạo, trong quá trình đó diễn ra một sự phát triển không ngừng, nếu không có sự tăng thêm những của cải vật chất và tinh thần mà loài người đang có. Văn hoá bao gồm cả những phương pháp hoạt động sáng tạo, định hướng giá trị cá nhân, những kỹ năng lao động, những hình thức hành vi xã hội và cá nhân, những hình thức khác nhau của tư duy khoa học và nghệ thuật.” [4]

Như vậy, văn hoá gắn liền với quá trình xuất hiện và phát triển của loài người, do con người tạo ra, nó không những chỉ gồm những giá trị tinh thần mà còn cả những giá trị vật chất. Văn hoá và con người là hai khái niệm không thể tách rời. Con người xuất hiện lúc nào thì văn hoá xuất hiện lúc đó. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá.

Vậy văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ như thế nào ? Thực tế bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng nhằm mục đích sinh lợi. Xét cho cùng khi kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp ( DN ) đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên


hàng đầu. Do đó các DN rất quan tâm đến các chiêu bài phát huy tiềm lực DN. Và nhiều DN cũng đã nhận ra tầm quan trọng của VHDN trong hoạt động kiếm lời cho mình.

1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Thuật ngữ VHDN mới được chúng ta làm quen trong những năm gần đây, song trên thực tế, thuật ngữ này đã tồn tại từ khá lâu trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp (DN) ở Mỹ hay Nhật có sự thịnh vượng lâu dài là do các DN có nền VHDN đầy sức mạnh.

VHDN là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một DN, trở thành các giá trị, các quan niệm tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của DN ấy và có tác động tới tình cảm, lí trí và hành vi của tất cả các thành viên DN.

Cũng như văn hoá nói chung,VHDN có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết VHDN là sản phẩm của những người làm trong cùng một DN và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống giá trị được mọi người làm trong DN chấp nhận, chia sẻ, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Xây dựng phong cách VHDN là nhằm xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả đưa hoạt động của DN vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của DN, làm cho DN trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó, hình thành tâm lí chung và lòng tin vào sự thành công của DN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

VHDN không chỉ được đúc kết ở những giá trị vô hình, mà nó rất hữu hình và được thể hiện trong hành vi kinh doanh, trong môi trường nội bộ doanh nghiệp, trong giao tiếp ứng xử của cán bộ công nhân viên trong công ty, qua hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, và qua những quan hệ giao tiếp của doanh nghiệp đó với môi trường bên ngoài.


Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp - 2

VHDN do văn hoá của bản thân các DN hợp thành nhưng gắn liền với văn hoá xã hội. Mỗi nền văn hoá có những giá trị đặc trưng riêng có hệ quả đặc thù với DN. Trong các nền văn hoá phương Tây, chủ nghĩa cá nhân, tự do cá nhân và khả năng cá nhân được đề cao. Vì vậy, các DN trong các nền văn hoá này thường đề cao các phương diện nói trên và có khuynh hướng chú trọng tới tính chủ động và sự thành đạt của cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân và khuyến khích sự tranh đua giữa các cá nhân ngay trong nội bộ DN. Ngược lại, trong các nền văn hoá phương Đông như của Nhật Bản, Trung Quốc, tinh thần tập thể, tính cộng đồng, tình thân ái được đề cao. Các DN trong nền văn hoá này có khuynh hướng nhấn mạnh thành tích của nhóm, hợp tác thân thiện, sự thống nhất từ trên xuống dưới.

2. Các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp

2.1. Thương hiệu, Biểu tượng (Logo), Khẩu hiệu (Slogan)

Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Một thương hiệu khi đã được chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh rõ rệt trên thương trường. Nó giúp DN tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi DN đưa ra chủng loại hàng hóa mới. Biểu tượng có tác dụng làm cho thương hiệu của DN nổi bật hơn. Nó tạo ra sự nhận biết rất mạnh bằng thị giác và ghi nhớ lâu hơn.

2.2. Lễ nghi, lễ kỉ niệm và lễ hội hàng năm

Đây là những hoạt động không thể thiếu để bồi đắp niềm tin cho mọi người vào sức mạnh của tổ chức. Các lễ kỉ niệm sẽ làm tôn vinh những giá trị văn hóa doanh nghiệp. Những sự kiện này được tổ chức đều đặn hàng năm có tác dụng nhắc nhở cho các thành viên về truyền thống văn hóa của doanh nghiệp.

2.3 Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp


Triết lí kinh doanh của DN là ý tưởng, tôn chỉ, phương châm hành động làm cho DN đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Triết lí kinh doanh vạch ra mục tiêu, phương thức thực hiện và các giá trị đạo đức cho mọi thành viên nên nó là cốt lõi của phong cách DN, là hạt nhân và là trụ cột của VHDN.

“Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh” [2,Tr.200]. Theo khái niệm này thì con đường chung hình thành triết lý kinh doanh là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về kinh doanh. Tác giả của các triết lý kinh doanh thường là người hoạt động kinh doanh. Các triết lý kinh doanh đều có tính nghề nghiệp cao, chính vì thế không thể lầm tưởng triết lý kinh doanh với các quy luật hay nguyên tắc triết học.

Một nhà kinh doanh có thể vận dụng triết lý kinh doanh khi họ hoạt động ở quy mô cá thể vào tổ chức doanh nghiệp của mình khi người đó đã trưởng thành, đã hoạt động với tư cách là nhà quản lý doanh nghiệp, ví dụ triết lý “khách hàng là thượng đế” hay “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Vì triết lý kinh doanh là sự phản ánh có mục đích phục vụ cho chủ thể kinh doanh nên sự khác nhau về quy mô, chuyên ngành của nó mang tính khách quan, biểu hiện những nét đặc thù của hoạt động kinh doanh. Triết lý kinh doanh chỉ có giá trị phổ quát khi nó áp dụng được trong các doanh nghiệp. Khi đó, triết lý kinh doanh được gọi là triết lý doanh nghiệp. Nói cách khác nó là triết lý kinh doanh chung của tất cả các thành viên trong một doanh nghiệp cụ thể.

Triết lý doanh nghiệp có thể được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh của người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp hoặc theo kế hoạch của ban lãnh đạo. Nhưng nhìn chung thì dù hình thành như thế nào, mỗi doanh nghiệp khi xây dựng triết lý kinh doanh đều có một mục đích: nó sẽ là một


thông điệp giúp nhân viên toàn doanh nghiệp hoặc nhắc nhở họ về những thái độ cần có và những hành động cần làm.

Triết lý kinh doanh hiện đã trở thành một từ thông dụng. Việc sử dụng nó trong các cuộc đối thoại, thảo luận đã trở thành “mốt”, thành một trong những tiêu chuẩn cơ bản chứng tỏ “đẳng cấp văn hoá” của nhà kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối với đa số, sự thừa nhận đó mang tính hình thức hơn là nội dung và giá trị thực tiễn. Triết lý kinh doanh là một thuật ngữ trừu tượng, khó nắm bắt và do đó, khó vận dụng được vào các hành động thực tiễn một cách thiết thực và hiệu quả.

Nhưng vượt ra ngoài giá trị “trưng diện”, giờ đây, xuất phát từ kinh nghiệm và bằng chứng thực tế, chắc không mấy ai không thừa nhận sự cần thiết của triết lý kinh doanh. Đúng là kinh doanh phải có triết lý. Nhà kinh doanh phải dựa vào và tuân theo một triết lý nào đó, coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình. Có thể tóm tắt vai trò của triết lí kinh doanh trong một số điểm sau:

- Triết lý kinh doanh là cốt lõi của VHDN, tạo ra phương thức phát triển kinh doanh bền vững.

VHDN bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, trong đó, hạt nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị

Mỗi yếu tố cấu thành của VHDN có một vị trí, vai trò khác nhau trong hệ thống chung. Triết lý doanh nghiệp vạch ra sứ mạng - mục tiêu, là một hệ các giá trị có tính pháp lý, chủ yếu là giá trị đạo đức của doanh nghiệp, từ đó tạo nên một phong thái văn hoá đặc thù của doanh nghiệp. Nói gọn hơn, triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của phong cách - phong thái của doanh nghiệp đó.

Triết lý doanh nghiệp rất khó thay đổi, nó là cơ sở bảo tồn phong thái và bản sắc văn hoá của doanh nghiệp. Nó phản ánh cái tinh thần - ý thức của doanh nghiệp ở trình độ, bản chất có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức đời thường và tâm lý xã hội. Một khi đã phát huy


được tác dụng thì triết lý doanh nghiệp rất ít thay đổi, nó trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo. Ông Akio Morita, cựu Chủ tịch công ty Sony nhận xét: “Vì công nhân viên làm việc với công ty trong một thời gian dài cho nên họ thường kiên trì giữ vững quan điểm của họ. Lý tưởng của công ty không hề thay đổi. Khi tôi rời công ty để về nghỉ, triết lý sống của công ty vẫn tiếp tục tồn tại.‟‟

Triết lý doanh nghiệp góp phần tạo nên VHDN, là yếu tố có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hoá này; qua đó, nó góp phần tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp.

- Triết lý doanh nghiệp là công cụ định hướng và quản lý chiến lược của doanh nghiệp.

Như trên đã nói triết lý doanh nghiệp sẽ là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vốn phức tạp và biến đổi không ngừng. Để tồn tại được, doanh nghiệp cần có tính mềm dẻo, linh hoạt và hơn thế nữa, muốn phát triển được lâu dài, nó cần thêm năng lực chủ động kinh doanh với tính khôn ngoan, sáng suốt. Triết lý doanh nghiệp có vai trò định hướng, là một công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp. Nó được các nhà quản lý Nhật Bản coi là một nguồn tài sản vô hình nhưng lại có những tác dụng “cực kỳ to lớn”. Còn nhà khoa học Mỹ, Robert Shook thì cho rằng: “Một triết lý kiên định, vững vàng cuối cùng sẽ quyết định tính vĩ đại của một công ty”.

Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý doanh nghiệp là một văn bản pháp lý và cơ sở văn hoá để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có tính chiến lược, trong những tình huống mà sự phân tích kinh tế lỗ lãi vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Vì vậy, trong các công ty xuất sắc của Mỹ như IBM, HP, Intel, các nhà quản trị đều có thói quen đối chiếu triết lý doanh nghiệp với các dự định hành động cũng như các kế hoạch chiến lược


trong giai đoạn xây dựng. Họ nhận thức được rằng nếu làm trái với sứ mệnh và các giá trị của công ty thì kế hoạch sẽ bị thất bại và họ sẽ bị kỷ luật rất nặng.

Vai trò của triết lý doanh nghiệp có thể so sánh với bất kỳ một nguồn lực nào khác của doanh nghiệp như vốn, tài sản hoặc công nghệ. Nếu thiếu một triết lý doanh nghiệp có giá trị thì chẳng những tương lai lâu dài của doanh nghiệp có độ bất định cao mà ngay trong việc lập kế hoạch chiến lược và dự án kinh doanh của nó cũng rất khó khăn vì thiếu một quan điểm chung về phát triển giữa các tầng lớp, bộ phận của tổ chức doanh nghiệp. Đối với công ty Honda thì phương pháp kinh doanh của công ty mà triết lý công ty là cốt lõi của nó “có dính dáng sâu đậm tới sự thành công của công ty hơn bất cứ tiềm lực kỹ thuật hay kinh tế nào”[2,Tr.239].

- Triết lý doanh nghiệp là một phương tiện để giáo dục và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Công tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quyết định sự thành hay bại của doanh nghiệp. Và vấn đề đầu tiên mà các cán bộ, công nhân viên mới phải học là sự hoà nhập của họ với môi trường văn hoá của công ty. Triết lý doanh nghiệp là bài học thứ nhất đối với mọi thành viên.

Triết lý doanh nghiệp - nếu được tổ chức học một cách trang trọng và đúng mức - sẽ truyền lý tưởng và các giá trị cao cả của một cộng đồng tới từng thành viên, tạo ra không chỉ sự di truyền văn hoá trong doanh nghiệp mà còn đem lại sứ mệnh và các chuẩn mực hành vi chung cho mỗi nhân viên, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Sự tôn trọng các giá trị chung và hành động phù hợp với các chuẩn mực hành vi trong văn bản triết lý sẽ giúp nhân viên nuôi dưỡng lòng tự tin và tinh thần trung thành với sự nghiệp của công ty - nơi mà phẩm giá và sự nghiệp của họ được đảm bảo. Triết lý doanh nghiệp có tác dụng bảo vệ nhân


viên, chống lại thói tư thù và các hành vi ác ý (nếu có) của những người quản lý họ. Người quản lý nào lạm dụng quyền lực để đối xử với nhân viên một cách bất công, trái với triết lý doanh nghiệp thì hành vi “xấu chơi” đó sẽ bị cấp quản lý cao hơn trừng phạt.

Phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp liên quan tới công tác tuyển dụng, đào tạo, tổ chức và sử dụng, đãi ngộ và thúc đẩy, đội ngũ của nó. Nếu đặt mục tiêu xây dựng một nguồn nhân lực thống nhất, phát huy các yếu tố nhân văn của nguồn lực trung tâm này để làm chủ thể cho phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp thì trong các công việc trên, cần được định hướng bằng một triết lý chung.


2.4 Mục đích kinh doanh

Mục đích kinh doanh giải thích nguyên nhân tồn tại và hoạt động của tổ chức: hoạt động vì cái gì? Hoạt động vì ai? Hoạt động nhằm mục đích cuối cùng là gì? Việc xác định đúng mục đích kinh doanh có vai trò quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, vì nó định hướng cho viễc sử dụng tối ưu nhất các nguồn lực, và tạo cơ sở cho việc xác lập những mục tiêu ngắn hạn của tổ chức.

Thứ nhất, phải đạt được hiệu quả cao, tức là lợi nhuận tối đa của DN và cộng đồng và cả hiệu quả xã hội. Điều cần phải coi trọng là mục đích lợi nhuận và hiệu quả cá nhân, vừa là động lực trực tiếp của mỗi DN khi tiến hành kinh doanh, nhưng cũng có trường hợp mục đích lợi nhuận và hiệu quả cá nhân mâu thuẫn với mục đích và hiệu quả xã hội. VHDN chính là để đảm bảo sự thống nhất giữa mục đích cá nhân và mục đích cộng đồng, là xác định mức độ của từng mục đích và phương pháp để đạt cả hai mục đích.

Thứ hai, mục đích kinh doanh phải có tính nhân văn, thể hiện ở hai mặt: với con người và với thiên nhiên. Đối với con người (là quan trọng nhất),

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí