Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 22


Tóm tắt chương 3

Theo nhận thức của tác giả thì phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành giấy Việt Nam phải xuất phát từ các tồn tại chủ yếu và nguyên nhân của các tồn tại đó. Định hướng tác động của giải pháp vào việc khắc phục các tồn tại (đw được trình bày ở chương 2). Mặt khác hệ thống các giải pháp đó phải toàn diện, đồng bộ bao gồm: các giải pháp hoàn thiện và

điều chỉnh mục tiêu chiến lược; những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược; và những kiến nghị về quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo điều kiện và môi trường để ngành giấy thực hiện các biện pháp chiến lược đw đề ra.

Trên cơ sở nhận thức nêu trên, trong chương 3, tác giả đw tập trung đề xuất 3 nhóm biện pháp chủ yếu sau:

- Nhóm giải pháp thứ nhất là hướng vào việc hoàn thiện, điều chỉnh chiến lược pháp triển ngành và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành giấy Việt Nam thời kỳ 2010 và tầm nhìn 2020. Trong nhóm các biện pháp này, tác giả đw đề xuất 2 ý kiến: (1) điều chỉnh lại các con số dự báo dài hạn và đặc biệt là xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng giấy trên thị trường trong nước để từ

đó xác định tăng năng lực sản xuất tương ứng. Chỉ có trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu và năng lực thì mới xác định được mục tiêu tăng sản lượng giấy trong từng giai đoạn của chiến lược phát triển. Mục tiêu tăng sản lượng giấy là một trong những mục tiêu quan trọng. (2) Luận án đw đề xuất những quan điểm cần phải quán triệt trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nhóm giải pháp thứ hai là những giải pháp mà chủ thể thực hiện là Tổng công ty giấy và các doanh nghiệp trong ngành giấy để phát triển ngành giấy và khai thác các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Đây là nhóm giải pháp quan trọng nhất, vì thế tác giả đw đề xuất 6 giải pháp và trong từng biện pháp đó đw trình bày cụ thể nội dung, tác dụng và các

điều kiện để thực hiện.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

- Nhóm các giải pháp thứ ba là các kiến nghị về hoàn thiện, đổi mới hệ thống quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm hỗ trợ, tạo động lực và những điều kiện môi trường để ngành giấy thực hiện hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo tác giả, những điều kiện kinh tế vĩ mô mà Nhà nước tạo ra được thực hiện thông qua các hoạt động quản lý với hai tư cách: Nhà nước là chủ sở hữu tài sản quốc gia và Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý đối với ngành giấy. Từ cách hiểu đó, luận án đw đề xuất những ý kiến cụ thể về hoàn thiện

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 22

đổi mới chính sách nhằm huy động và sử dụng tài sản mà nhà nước sở hữu nhằm hỗ trợ phát triển ngành giấy theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong hệ thống tài sản này, tác giả tập trung đề xuất các chính sách về sử dụng tài nguyên đất và ngân sách Nhà nước. Với tư cách Nhà nước là chủ thể quản lý đối với ngành giấy, luận án đw trình bày ba nhóm kiến nghị chủ yếu là: (1) Kết hợp sử dụng phương thức tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của Nhà nước nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo động lực, điều tiết quá trình phát triển ngành và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy theo các mục tiêu chiến lược dài hạn mà Nhà nước xây dựng. (2) Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tác động vào các nguồn lực chủ yếu tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngành bao gồm: hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, thu hút và sử dụng có hiệu quả ở những lĩnh vực và khâu quan trọng ở quá trình tái sản xuất. (3)

Đổi mới hệ thống cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển ngành giấy.


Kết luận

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang là một vấn đề được quan tâm. Đồng thời đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu rộng có nội dung phức tạp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được đề xuất ở phần mở đầu. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án bằng sự nỗ lực của bản thân, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của mà các cơ quan thực tế và với sự hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn, nội dung luận án đw đạt

được một số kết quả chủ yếu sau:

1. Luận án đw trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản nhằm làm rõ hơn bản chất cạnh tranh, năng lực cạnh tranh ngành, những nội dung chủ yếu và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành giấy trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Trình bày nội dung kinh tế và phương pháp luận

đánh giá năng lực cạnh tranh ngành cả về mặt định tính và định lượng. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của ba nước: Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, tác giả đw tổng hợp các bài học kinh nghiệm mà ngành giấy Việt Nam có thể ứng dụng.

Những vấn đề nêu trên đw làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam.

2. Trên cơ sở nhận thức những vấn đề lý luận, đặc biệt là nội dung kinh tế và phương pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy, tác giả đw tính toán cụ thể từng chỉ tiêu trong 8 chỉ tiêu được dùng để đánh giá về mặt định lượng; vận dụng lý thuyết mô hình ‘kim cương’ của Porter và mô hình cải tiến của Dunning để trình bày nội dung và phân tích sự tác động tổng hợp của 8 nhóm nhân tố nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh về mặt định tính. Qua kết quả phân tích thực trạng đw rút ra những tồn tại làm hạn chế năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của ngành giấy hiện nay đạt dưới mức tiềm năng và chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.


Những vấn đề trình bày ở trên đw tạo lập được những căn cứ thực tế để đề xuất những giải pháp có tính xác thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy.

3. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành giấy Việt Nam, tác giả đw đề xuất 3 nhóm biện pháp: (1) điều chỉnh mục tiêu chiến lược về phát triển ngành, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành giấy và những quan điểm cần quán triệt trong quá trình thực hiện, xây dựng mục tiêu chiến lược trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; (2) đề xuất một hệ thống gồm 6 giải pháp, mà chủ thể thực hiện chủ yếu là Tổng công ty giấy và các doanh nghiệp trong ngành giấy; (3) đề xuất một số kiến nghị về quản lý vĩ mô nhằm tạo điều kiện môi trường để ngành giấy thực hiện được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác giả cho rằng, những điều kiện quản lý vĩ mô được tạo ra thông qua hoạt động quản lý của Nhà nước với hai tư cách: Nhà nước là chủ sở hữu tài sản và Nhà nước là chủ thể quản lý ngành giấy. Từ cách tiếp cận đó, tác giả đw đề xuất hai nhóm biện pháp: nhóm biện pháp mà Nhà nước là chủ sở hữu tài sản và Nhà nước là chủ thể quản lý ngành giấy. Trong từng nhóm giải pháp đó, tác giả đw đề xuất các kiến nghị cụ thể về tạo hành lang pháp lý định hướng phát triển ngành giấy theo mục tiêu chiến lược của Nhà nước; về các chính sách nhằm hỗ trợ tạo điều kiện và khuyến khích ngành giấy khai thác và sử dụng các nguồn lực chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh; những biện pháp tạo môi trường để thu hút vốn đầu tư.

Theo nhận xét của tác giả hệ thống các giải pháp đó đw bảo đảm được tính đồng bộ, nhất quán, sát thực và cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy trong thời gian tới.


Danh mục công trình của tác giả


1. Vũ Hùng Phương (2006), “Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 113, tháng 11/2006.

2. Vũ Hùng Phương (2007), “Kinh nghiệm hiện đại hoá ngành giấy Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam”, tạp chí Công nghiệp, sè 3/2007.

3. Vũ Hùng Phương (2007), “Hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ và tăng trưởng năng suất của ngành giấy Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, sè 120, 6/2007.

4. Vũ Hùng Phương (2008), “Đo hiệu quả kỹ thuật cho ngành giấy Việt Nam-Phương pháp phi tham số”, tạp chí Công nghiệp, sè 3/2008.

5. Vũ Hùng Phương (2008), “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam qua một số chỉ số cơ bản”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, sè 4/2008

6. Vũ Hùng Phương (2008), “An Assessment of the Competitiveness of the Vietnamese Paper Industry Based on Some Key Indices”, Journal of Economics and Development, số 31, tháng 12/2008


Danh mục Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1 Lê Chí ¸i (2006), "Suy ngẫm từ những con số, Thông tin Công nghiệp giấy, sè 4.

2 Lê Chí ¸i (2002) “Con đường ngắn nhất để đạt 3 triệu tấn giấy vào năm 2020”

Thông tin Công nghiệp giấy, sè 9.

3 Vũ Ngọc Bảo (2004) “Ngành giấy Việt Nam năm 2004” Thông tin Công nghiệp giấy, sè 1.

4 Vũ Ngọc Bảo (2003) “Tổng quan ngành giấy trong khu vực những năm gần đây và xu hướng sắp tới” Thông tin Công nghiệp giấy, sè 2.

5 Begg, D.; Fischer, S. và Dornbusch, R. (1992), Kinh tế học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà nội.

6 Bộ Công Nghiệp (2005), Qui hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy

Việt Nam đến 2010-tầm nhìn 2020, Hà Nội.

7 Bộ Công nghiệp (1997) "Dự án qui hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Giấy đến năm 2010", Hà Nội.

8 Bộ Công nghiệp (2005), Đánh giá trình độ công nghệ ngành giấy Việt Nam", Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

9 Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

10 Dự án VIE 01/025 (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NxB Giao thông Vận tải, Hà Nội.

11 Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, NxB Lao Động, Hà Nội.

12 Nguyễn Đức Dỵ (2000), Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh-Việt, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

13 Đại từ điển tiếng Việt (1999), Nxb. Văn hoá-Thông tin, Hà Nội, tr. 1172

14 Vũ Vân Đình (2003), Doanh nghiệp trước ngưỡng cửa hội nhập, Nxb Lao động – Xw hội, Hà Nội.

15 Trần Kim Giao (1998) “Ngành giấy nước ta nên coi bw mía là nguồn nguyên liệu chiến lược cho những năm sau 2000” Thông tin Công nghiệp giấy, sè 12.

16 Thu Hà (2005) “Những bài học qua việc sáp nhập Bình An vào Tân Mai” thông tin Công nghiệp giấy, sè 11.

17 Đào Duy Hân (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình thực hiện cam kết WTO”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, tháng 2.


18 Vũ Dương Hiền (1995), Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp giấy ở Miền Bắc, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19 Hiệp hội giấy Việt Nam (2001), Báo các tổng kết hoạt động của Hiệp hội giai đoạn 1996-2000, Hà Nội.

20 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác Lê Nin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21 Lê Đức Hoằng (2007), “Tổng công ty giấy Việt Nam, 2006 năm bản lề bước vào cánh cổng WTO”, Thông tin công nghiệp giấy, 169.

21b Nguyễn Thành Lam (2004), “Ngành giấy khó khăn và thách thức” Thông tin Công nghiệp giấy, sè 6.

22 Vũ Trọng Lâm, Nguyễn Kế Tuấn, Nguyễn Xuân Thắng (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23 Đào Sỹ Sành (1997), “Công nghiệp giấy và vấn đề môi trường”, Thông tin công

nghiệp giấy, 6/1997.

24 Nguyễn Văn Thanh (2003), “Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc gia”, tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, sè 317.

25 Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Châu ¸-Thái Bình Dương, Thời báo Kinh tế Sài gòn, tr. 125-127

26 Tấn Đức (2006) “ Ngành giấy sẽ được sàng lọc” Thời báo Kinh tế Sài gòn, sè 48,tr. 17,18

27 Thời báo Kinh tế (2004), http://vneconomy.vn/70715P0C7/co-hoi-dau-tu-dai-han- vao-nganh-giay.htm

28 Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), http://faostat.fao.org/site/381/default.aspx

29 Tổ chức SIDA (1999), Bước nhảy đầy lòng tin, NxB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

30 Tổ chức SIDA (1999), Giấy, giá cả và nhận thức, NxB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

31 Tổng công ty Giấy Việt Nam (2005), Báo cáo nghiên cứu mở rộng công ty giấy B*i Bằng giai đoạn 2, Hà Nội

32 Võ trí Thành (2001), Những quan niệm về khung khổ phân tích về tính cạnh tranh, báo cáo chuyên đề, đề tài khoa học cấp Nhà nước.


TiÕng Anh

33 Afriat, S.N. (1972), “Efficiency Estimation of Production Functions”, International Economic Review, 13.

34 Aigner, D. J., and S. F. Chu. (1968), “On Estimating the Industry Production Function”, American Economics Review, 58.

35 Almanac of China’s Paper Industry (2004), China Paper Newsletter, 3.

36 Ash, K., Brink, L.(1992), The role of Competitiveness in Shaping Policy Choices, Working Paper APD No 92-5. Competitiveness Division, Agri-food Policy Directorate, Policy Branch, Ottawa.

37 Aswicahyono, H. (2004), Competitiveness and Efficiency of the Forest Product Industry in Indonesia, International Forestry Research, Indonesia, 2.

38 Banker, R.D., and A. Maindiratta (1988). “Nonparametric Analysis of Technical and Allocative Efficiencies in Production”. Econometrica Journal, 56.

39 Barr C. and Cossalter c. (2005), China’s Development of a Plantation-based Wood Pulp Industry a Summary of Government Policies and Financial Incentives, with a focus on South China, Center for International Forestry Research, Indonesia, 3.

40 Barr, C and Cossalter, C. (2004), Investment in China’s Pulp and Platation Sector, Center for International Forestry Research, Indonesia.

41 Barr, C. (2000), Profits on Paper: The Politica-Economy of Fiber, Finance, and Debt in Indonesia’s Pulp and Paper Industries, International Forestry Research, Indonesia and World Wild Fund, 5.

42 Carrere R. and Lohmann L. (1996), Pulping the South: Industrial Tree Plantations in the World Paper Economy, Zed Books Ltd, London.

43 Chris Lang (1996), Globalization og the Pulp and Paper Industry, Oxford University.

44 Chris Lang (2001), The Pulp Invasion: The International pulp and paper industry in the Mekong Region, This report was produced in 2000 – 2001 for World Rainforest Movement.

45 Christopher Barr (2000), Profit on Paper: the Political-Economy of Fiber, Finance, and Debt in Indonesia’s Pulp and Paper Industries, Center for International Forestry Research and World Wild Fund.

46 Croon, I. (1995), “The Pulp and Paper Industry-a Dynamic but Cyclic Affair”, Journal of Papermaker, 26

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/01/2023