Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 13


Ngoài ra, Techcombank cần đầu tư nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking). Cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường. Tập trung vào các khu vực thị trường mục tiêu: Khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế - thương mại. Các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn quốc gia và đa quốc gia, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình. Những thị trường mới nổi và thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ và cơ quan chức năng

Để thực hiện cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, Chính phủ cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng nhằm tạo lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đảm bảo thống nhất và đồng bộ, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm tăng sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính trong nước và ngoài nước thông qua:

+ Xây dựng mới Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát An toàn hoạt động ngân hàng… để đảm bảo an toàn hoạt động của hệt hống ngân hàng.

+ Bổ sung và hoàn chỉnh các luật lệ liên quan đến các dịch vụ tài chính – ngân hàng đã được các ngân hàng nước ngoài triển khai nhưng chưa thực hiện được tại Việt Nam nhằm đảm bảo các TCTD trong nước có cơ sở thực hiện đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo thông lệ quốc tế, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng.

+ Xây dựng khung pháp lý cho các tổ chức mới hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như công ty thu hồi nợ thuê… Việc thành lập công ty thu hồi nợ thuê sẽ hỗ trợ các NHTM thu hồi các khoản nợ xấu.

+ Hoàn thiện các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt và các quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới (quản lý ngân quỹ, quản lý danh mục đầu tư, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


vụ thuê mua tài chính….)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 13

- Chính phủ cần phải xem xét lại cơ chế chính sách và tình hình xử lý nợ đọng của các DN được CPH. Hiện nay, một lượng lớn các khoản nợ xấu của BIDV nói riêng và các NHTM khác nói chung có nguồn gốc từ các khoản vay từ các doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư và các dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Các khoản nợ này đang là gánh nặng mà ngân hàng sẽ phải kế thừa khi cổ phần hóa. Do vậy một cơ chế bù đắp cho các ngân hàng để xử lý các khoản nợ khó đòi trước khi tiến hành CPH sẽ có tác dụng tốt nhằm nâng cao giá trị của các NHTM trước khi cổ phần, giảm bớt gánh nặng cho các NHTM trong công tác xử lý nợ xấu và đồng thời cũng tạo tâm lý tốt đối với các nhà đầu tư.

- Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xóa bỏ dần các giới hạn về số lượng đơn vị, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài, mức huy động vốn VND, các loại hình dịch vụ, bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết song phương và đa phương.

- Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm và tận dụng các nguồn vốn, công nghệ hỗ trợ từ các nước và các tổ chức quốc tế cho việc cơ cáu và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần có kế hoạch cụ thể rà soát lại các văn bản pháp luật hiện hành xem có phù hợp với các cam kết và yêu cầu của các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính. Trên cơ sở đó tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế, đồng thời ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cho phù hợp, tránh tình trạng các văn bản chồng chéo nhau, gây khó khăn cho các ngân hàng khi thực hiện.

Với vai trò là cấp quản lý cao nhất của hệ thống ngân hàng, NHNN cần phải tăng cường và đổi mới công tác thanh tra, giám sát đối với các hoạt động của các ngân hàng theo hướng hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

NHNN cần nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thông qua việc nâng cao công nghệ mới, bổ sung nhiều sản phẩm thông tin, đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, trên cơ sở đó kịp thời dự báo và cảnh báo cho các TCTD nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. NHNN


cũng cần có những biện pháp đôn đốc các TCTD như kiểm tra định kỳ hàng quý,

trên cơ sở đó có chế độ khen thưởng hoặc xử phạt hợp lý.

Đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và phát huy hiệu quả quá trình này. Tăng cường các biện pháp quản ý nhà nước, các đề án thực hiện việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, củng cố chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng tiếp tục phát triển bền vững.

NHNN cần trở thành đầu mối thúc đẩy việc hợp tác giữa các ngân hàng, chẳng hạn trong việc triển khai kết nối hệ thống máy ATM liên ngân hàng; thống nhất giữa các ngân hàng nhằm đưa ra một mức lãi suất chung khi tình hình thế giới có biến động mạnh, tránh việc chạy đua lãi suất, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngành ngân hàng.


KẾT LUẬN


Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay đang hoạt động trong điều kiện cạnh tranh tương đối gay gắt, với cả các ngân hàng thương mại nhà nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay, các rào cản đối với ngân hàng nước ngoài sẽ đến lúc phải dỡ bỏ hết, các ngân hàng nước ngoài sẽ thực sự xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các NHTMCP muốn tồn tại và phát triển, không cách nào khác là phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Do đó, trong thời gian tới Techcombank cần phải tập trung phấn đấu hoàn thành tốt các kế hoạch và mục tiêu chiến lược của ngân hàng đã đặt ra cũng như tuân thủ tốt các chính sách tiền tệ, triển khai tích cực và có hiệu quả các đề án cải cách và đổi mới hệ thống NHTM Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Phần tiếng Anh.

1. Frank J.Fabozzi and Pamela P.Peterson, Financial Management & Analysis- 2e,2003, John Wiley&Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.

2. K. Selvavinayagam, Financial analysis of banking instituations, FAO Investment Centre Occasional Paper series no.1, June 1995.


II. Phần tiếng Việt.

1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam năm 2006,

2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

2. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, Trường ĐH Kinh

tế quốc dân, khoa Ngân hàng tài chính, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

3. Phạm Thị Thu Hà-Nguyễn Thị Thu Thảo (2002),Ngân hàng Thương

mại_Quản trị và Nghiệp vụ, NXB Thống kê .

4. GS, TS Lê Văn Tư, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

5. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, , Nhà xuất bản

tài chính, Hà Nội.

6. TS. Nghiêm Sĩ Thương (2011), Cơ sở Quản lý Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Peter S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại (Commercial bank

management) , ĐH Kinh tế quốc dân.

8. PGS, TS Nguyễn Thị Quy, Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương

mại trong xu thế hội nhập, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị.

9. Frederic S.Minskin, Tiền tệ- Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật (1995).

10. Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam, NXB Tư pháp (2003).

11. Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng, NXB Tư pháp (2004).



III. Website tham khảo

1. http://www.gso.gov.vn

2. http://www.sbv.gov.vn

3. http://www.techcombank.com.vn

4. http://www.vietcombank.com.vn

5. https://www.techcombank.com.vn

6. http://www.sacombank.com.vn

7. http://www.eximbank.com.vn

8. http://www.acb.com.vn

9. http://www.vib.com.vn

10. http://www.scb.com.vn

11. htth://www.vietcombank.com.vn

12. http://www.fetp.edu.vn/index.cfm- Chương trình Giảng dạy Kinh tế

Fulbright.

13. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217- Tổng cục Thống kê Việt Nam.

14. http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn- Bộ Tài chính. 15.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023