DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Tiếng Việt | |
ATM | Máy rút tiền tự động dịch vụ ngân hàng |
BCKD | Báo cáo kinh doanh |
BIDV | Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
BIDV Cẩm Phả | Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả |
CNTT | Công nghệ thông tin |
ĐCTC | Định chế tài chính |
HĐV | Huy động vốn |
KHCN | Khách hàng cá nhân |
KHDN | Khách hàng doanh nghiệp |
NH | Ngân hàng |
NHNN | Ngân hàng nhà nước |
NHTM | Ngân hàng thương mại |
NHTMCP | Ngân hàng thương mại cổ phần |
TCTD | Tổ chức tín dụng |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 1
- Cơ Sở Lý Luận Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 4
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Nhtm
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả” luận văn làm rõ cơ sở lý luận của năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của NHTM. Tiếp đó luận văn đánh giá thực trạng năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả về Năng lực tài
chính, Năng lực công nghệ, Nguồn nhân lực,… và vận dụng mô hình SWOT đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Chi nhánh Cẩm Phả.
Sau khi tiến hành phân tích thực trạng năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả tác giả đã đưa ra các gợi ý giải pháp như sau:
+ Hoạch định chiến lược phát triển mang tầm dài hạn
+ Tăng cường năng lực hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ
+ Thực hiện tốt chính sách khách hàng
+ Mở rộng hệ thống kênh phân phối
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng
+ Phát triển nguồn nhân lực
+ Đẩy mạnh hoạt động marketing
+ Giải pháp chăm sóc khách hàng
Ngoài ra, luận văn còn gợi ý các kiến nghị
cho các cơ
quan Nhà nước
nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh trạnh của ngành Ngân hàng Việt Nam.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ngày càng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa lên Việt Nam ngày càng rõ nét, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Mọi sự biến động của nền kinh tế thế giới đều tác động rất sớm đến nền kinh tế Việt Nam. Ngoài các cơ hội kinh tế của việc gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như: Các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận nhiều cơ hội để cải tiến công nghệ, kỹ thuật, năng lực quản trị điều hành, tiếp cận đa dạng hơn với các nguồn vốn để nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả kinh tế…đi cùng với cơ trạnh ngày càng tăng.
hội là những thách thức, cũng như
sự cạnh
Ngoài sự cạnh tranh khốc liệt từ trong nước, giờ đây sự cạnh tranh đến từ nước ngoài nơi các công ty mạnh về vốn và kinh nghiệm. Đặc biệt là sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt hơn, nhất là khi Việt Nam mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các cam kết quốc tế. Cụ thể kể từ 01/04/2007, các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam và được phép huy động tiền gửi VNĐ. Sự xuất hiện của các tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới là thách thức to lớn đối với ngành ngân hàng Việt Nam
Vì vậy đề tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế phẳng hiện nay thì bắt buộc mọi doanh nghiệp nói chung, lĩnh vực ngân hàng nói riêng phải nâng cao
khả
năng hoạt động và cạnh tranh của mình nhằm tìm được chỗ
đứng trên
thương trường. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam
mang tính cấp thiết, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTMCP Việt Nam ngoài đảm bảo khả năng cạnh tranh phát triển của mỗi ngân hàng, mà còn đảm bảo tính vững mạnh của hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Chiến lược Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Cẩm Phản nằm trong chiến lược chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tích cực hoàn thiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường hiện nay. Quảng Ninh là tỉnh kinh tế lớn trọng điểm phía Bắc là một
trong những tỉnh năng động về phát triển kinh tế của đất nước, vì vậy tính cạnh tranh trên địa bàn là rất cao. Việc kinh doanh phát triển trên địa bản đòi hỏi không chỉ BIDV Chi nhánh Cẩm Phả mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì mong có thể nâng cao khả năng hoạt động của mình.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả” cho nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang. Luận văn Thạc sĩ của Trần Hoàng, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên, 2014. Luận văn
chỉ ra các tiêu chí đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của NHTM, bao
gồm: Nhóm tiêu chí về tài chính, nhóm tiêu chí về kinh doanh, nhóm tiêu chí về quản trị điều hành, nhóm tiêu chí về hạ tầng và công nghệ ngân hàng, nhóm tiêu chí về uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường; đồng thời tác giả cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở
hệ thống lý luận đưa ra, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (BIDV Tuyên Quang) thông qua đánh giá các yếu tố về: cơ cấu tổ chức, năng lực cung ứng dịch vụ, tiềm lực tài chính và năng lực marketing. Từ đó đưa
ra các giải pháp phù hợp để Quang trên địa bàn tỉnh.
nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Tuyên
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam. Bài báo của NCS Lê Thị Kim Nhạn trên Tạp chí Nghiên cứu & Trao đổi, số 22(32) – Tháng 05 – 06/2015. Thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mô tả và phân tích dữ liệu, tác giả đã sử dụng mô hình CALMS để đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV với các yếu tố: Hệ thống kinh doanh lõi và công nghệ; quy mô và mô hình tổ chức kinh doanh; tiềm lực tài chính, khả năng sinh lời; chất lượng nguồn nhân lực; thương hiệu, thị phần; dịch vụ ngân hàng. Từ đó chỉ ra 6 điểm mạnh, lợi thế và 6 điểm yếu, hạn chế trong năng lực cạnh tranh của BIDV.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập. Luận văn Thạc sĩ của
Phạm Tất Mến, Đại học kinh tế
thành phố
Hồ Chí Minh, 2008. Luận văn đã
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, những tác động của môi trường kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thông qua việc sử dụng lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của nhà kinh tế học Michael Porter. Qua đó, phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của NHNN&PTNT Việt Nam trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời khái quát xu thế cạnh tranh của các NHTM trong thời gian sắp tới, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách thức của NHNN&PTNT Việt Nam, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNN&PTNT Việt Nam.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long thành phố Cần Thơ trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Luận văn Thạc sĩ của Trương Hoàng Phương, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2008. Luận văn chỉ ra những cam kết của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trong đàm phán gia nhập WTO và tác động của các cam kết này tới các hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, tác giả chỉ ra đặc thù cạnh tranh của các NHTM, một số bài học kinh nghiệm, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Giải pháp đưa ra được xác định theo từng nhóm cụ
thể bao gồm: nhóm giải pháp với khách hàng; nhóm giải pháp về mở rộng thị phần; nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng; nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập. Nguyễn Thị Quy, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2005. Nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Theo tác giả, các chỉ tiêu này không chỉ tập trung phản ánh nguồn lực hiện có của ngân hàng, mà còn phải phản ánh được vị thế cạnh tranh của ngân hàng đó ở hiện tại và khả năng duy trì, phát triển vị thế cạnh tranh đó trong tương lai. Do đó, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm: Tiềm lực tài chính thể hiện qua: mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn, chất lượng tài sản có, mức sinh lời, khả năng thanh khoản; tiềm lực về công nghệ thể hiện qua: số lượng, chất lượng, khả năng đổi mới công nghệ; nguồn nhân lực thể hiện qua: trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với ngân hàng; nguồn lực quản lý và
cơ cấu tổ chức thể hiện qua: mức độ
chi phối và khả
năng giám sát của Hội
đồng quản trị đối với Ban giám đốc, số lượng, chất lượng và hiệu lực thực hiện của các chiến lược, chính sách và quy trình kinh doanh cũng như quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức, mức độ phối hợp giữa các bộ phận và khả năng thích nghi, thay đổi của cơ cấu; hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cung cấp thể hiện qua: số lượng các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc, sự phân bổ theo địa lý, theo thị trường, tính hợp lý của sự phân bổ Chi nhánh, quản lý, giám sát hoạt động Chi nhánh, mức độ đa dạng các dịch vụ cung cấp. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam theo các chỉ tiêu xây dựng, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
Các nghiên cứu của các tác giả đều khẳng định tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng. Từ việc thu thập, phân tích số liệu cụ thể qua nhiều năm, các
tác giả đã có các kết luận, đánh giá cả
định tính và định lượng về
thực trạng
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và NHTM.
Qua nghiên cứu, rà soát các tài liệu có liên quan, có thể nhận thấy rằng hiện nay hầu như chưa có một nghiên cứu nào về nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả. Chính bởi vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả” vẫn có tính mới và ứng dụng thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chung
Mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả.
Mục tiêu cụ thể gồm:
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả hiện nay ra sao.
Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả.
Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của NHTM, trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV