Tổng Hợp Các Công Trình Nghiên Cứu Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Thương Mại


hóa. Trên cơ sở ủng hộ thuyết giá trị - lao động của Smith, Karl Marx đã chỉ ra cơ chế chuyển hóa giá trị của hàng hóa thành giá trị thị trường, giá cả sản xuất thông qua cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành [10].

1.1.2. Quan niệm của trường phái tân cổ điển

Sự khác biệt giữa hai trường phái cổ điển và tân cổ điển trong những nghiên cứu về cạnh tranh là cơ sở và trạng thái cạnh tranh. Trường phái cổ điển nghiên cứu dựa trên lý luận về giá trị - lao động ở trạng thái tĩnh, trường phái tân cổ điển nghiên cứu ở trạng thái động dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả (tối đa hóa đầu ra trên cơ sở đầu vào khan hiếm). Các nhà kinh tế theo trường phái tân cổ điển rất đông đảo, từ những người khởi đầu như W.S.Jevons (1835-1882), A.Mashall(1842-1924), L.Walras (1834-1910) đến các nhà kinh tế đương đại. Những luận điểm chính của trường phái này làcạnh tranh hoàn hảo mang tới hiệu quả và lý luận cạnh tranh theo tổ chức ngành [36].

1.1.3. Quan niệm của trường phái Áo

Trường phái Áo ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XIX ở Áo với đại diện nổi tiếng là J.Schumpeter, F.Hayek, C.Meuge,L.V.Mises. Họ cho rằng cạnh tranh hoàn hảo không phù hợp với xã hội hiện thực. Mặc dù không phủ nhận cân bằng thị trường, nhưng họ cho rằng đó là cân bằng động hướng tới thông tin mới, phát minh mới làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng, dư thừa tài nguyên. Do đó yếu tố cạnh tranh luôn xuất hiện trên thị trường và đó là cơ hội của doanh nghiệp. Trường phái Áo ủng hộ độc quyền ở phương diện khuyến khích sáng tạo, đổi mới và bảo hộ sáng chế, phát minh [36].

1.1.4. Lý thuyết về cạnh tranh của Michael E.Porter

* Lý luận về lợi thế cạnh tranh [11],[12],[13]. Năm 1985, lý luận “lợi thế cạnh tranh” của Michael E.Porter giải thích hiện tượng thương mại quốc tế dưới giác độ cạnh tranh và vai trò nổi bật của doanh nghiệp. Theo ông, của cải nhiều hay ít là do năng suất quyết định. Năng suất phụ thuộc vào môi trường cạnh tranh (mô hình kim cương) và được xác định bởi 4 yếu tố chính: điều kiện về các yếu tố sản xuất; điều kiện về nhu cầu; chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của các công ty; các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành bổ trợ.

* Lý luận về cạnh tranh ngành [11],[12],[13]. TheoMichael E.Porter, khái niệm tập hợp ngành là rất quan trọng. Khi phân tích cạnh tranh ngành Michael E.Porter


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

xem xét 5 yếu tố quan trọng là nhà cung cấp, người mua, sản phẩm thay thế, những

đối thủ mới tiềm năng và cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam - 3

* Vai trò của chính phủ trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành và toàn cầu hóa [11]. Môi trường kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố như các điều kiện về cầu; các điều kiện yếu tố sản xuất, chiến lược doanh nghịêp; cơ cấu và đối thủ cạnh tranh; các ngành liên quan và sự hỗ trợ. Các yếu tố này luôn tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và thúc đẩy phát triển. Trong môi trường cạnh tranh mới, các yếu tố trên vẫn chịu sự tác động của Nhà nước.

* Lý luận về chiến lược cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp [13]. Michael E.Porter cho rằng, khi tham gia cạnh tranh quốc tế, doanh nghiệp trải qua 4 giai đoạn:

- Chạy đua các yếu tố sản xuất: đây là giai đoạn cạnh tranh dựa trên những yếu tố sản xuất cơ bản nào đó để sản xuất với giá hoặc công nghệ thấp, rẻ. Ở giai đoạn này các doanh nghiệp rất nhạy cảm với tính chu kỳ của kinh tế thế giới và tỷ giá hối đoái.

- Chạy đua đầu tư: lợi thế cạnh tranh dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp và năng lực đầu tư của quốc gia. Các doanh nghiệp tiếp tục cạnh tranh về giá, sản phẩm được tiêu chuẩn hóa nhưng vẫn lạc hậu về thế hệ công nghệ so với nước khác.

- Chạy đua sáng tạo: doanh nghiệp nội địa có khả năng cạnh tranh ở quy mô lớn với doanh nghiệp nước ngoài và thành công nhờ sự cải tiến nhanh, không ngừng.

- Chạy đua của cải: cạnh tranh ngành giảm, mục tiêu là tích lũy của cải đã tạo ra. Các doanh nghiệp trong giai đoạn này mất lợi thế cạnh tranh quốc tế, né tránh cạnh tranh, hướng về tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường, cải tiến công nghệ chậm lại, chủ yếu tìm cách sáp nhập, thôn tính nhau.

Theo Michael E.Porter: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”.

Khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”, lợi thế cạnh tranh là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh tạo cho doanh nghiệp quốc gia đó có thuận lợi trong sản xuất cũng như trong thương mại; lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh [37].


1.1.5. Lý thuyết cạnh tranh của Karl Marx

Marx phân tích cạnh tranh trên 3 khía cạnh: cạnh tranh về giá trị thặng dư, cạnh tranh chất lượng, cạnh tranh giữa các ngành và đều diễn ra xoay quanh giá trị và chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị mới. Marx chỉ ra cơ cấu chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh. Marx đã định nghĩa cạnh tranh có nghĩa là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế lợi ích, mục tiêu xác định". Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh thể hiện đó là sự "đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng hơn, thu hút được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá thấp hay cung cấp một chất lượng hàng hoá cao hơn". Kết quả của cạnh tranh là thanh lọc, loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh kém phát triển. Đó cũng chính là quy luật tất yếu của hoạt động kinh tế [36].

1.2. Tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

1.2.1. Nghiên cứu của tác giả ngoài nước

Barbara Casu, Philip Molyneux (2000), giảng viên khoa kế toán của Trường đại học xứ Wales đã tiến hành nghiên cứu so sánh kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Châu Âu. Tác giả đã dùng phương pháp phân tích phát triển dữ liệu phi tham số (Non-parametric Data Development Analysis) kết hợp với cách tiếp cận hồi qui Tobit để phân tích tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Châu Âu trong bối cảnh thị trường Châu Âu thống nhất trong giai đoạn 1993-1997 [36].

Bert Scholtens (2000) đã nghiên cứu về cạnh tranh, tăng trưởng và hiệu quả của ngành công nghiệp ngân hàng, phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu quả bằng phương pháp phân tích ổn định có giới hạn (extreme bounds analysis) [36].

Allen N.Berger và Loretta J.Mester (2001) đã nghiên cứu về sự thay đổi hiệu quả của hệ thống ngân hàng Mỹ do sự thay đổi về các yếu tố kỹ thuật, cạnh tranh và qui định của Chính phủ. Nghiên cứu đã cho thấy trong giai đoạn 1991-1997, hiệu quả về chi phí giảm sút trong khi lợi nhuận được cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt là các ngân hàng tham gia vào quá trình sát nhập, có sự gia tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng


các dịch vụ cao cấp. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của công trình nghiên cứu, việc loại bỏ doanh thu trong quá trình nghiên cứu có thể dẫn đến những kết quả sai [36].

Lý luận “lợi thế cạnh tranh” (năm 1985) của Michael E.Porter giải thích hiện tượng thương mại quốc tế dưới giác độ cạnh tranh và vai trò nổi bật của doanh nghiệp. Theo ông, của cải nhiều hay ít là do năng suất quyết định. Năng suất phụ thuộc vào môi trường cạnh tranh [37].

Nhiều nghiên cứu khác được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới tập trung vào lĩnh vực năng suất và từ năng suất có thể phân tích về tính cạnh tranh thông qua các chỉ tiêu năng suất. Các nghiên cứu này hầu hết đều vận dụng mô hình kinh tế lượng, hàm sản xuất để đo lường các nhân tố tác động đến năng suất của công ty hay của ngành. Từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất với các yếu tố đầu vào có tác động đến năng suất, đã đi đến lập luận về tác động của nó đến hiệu quả và cạnh tranh ở mức độ doanh nghiệp và mức độ ngành.

1.2.2. Nghiên cứu của tác giả trong nước

1.2.2.1. Sách xuất bản

Cuốn sách với tiêu đề:“Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” của PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, Đại học Ngoại thương Hà Nội, đã đề cập đến nhiều khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Tác giả đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”. Sách không nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một NHTM cụ thể tại Việt Nam [34].

1.2.2.2. Luận án tiến sĩ kinh tế bảo vệ trong khoảng 10 năm gần đây

Trong 10 năm về đây có một số đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công và

được công bố viết về năng lực cạnh tranh của NHTMVN, cụ thể:

a/ Về nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nói chung

Đề tài:“Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam”của tác giả Trịnh Quốc Trung bảo vệ năm 2004, tại trường


Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [51]. Tác giả luận án đã phân tích những vấn đề chung về cạnh tranh, hội nhập và kinh doanh ngân hàng qua đó khái quát các đặc tính của kinh tế thị trường hiện đại và tính tất yếu khách quan của cạnh tranh cũng như hội nhập. Thực trạng và giải pháp được đề cập có giá trị cách đây 10 năm, đến nay thực tế đã diễn biến khác nhiều.

Đề tài:“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Đình Hạc, bảo vệ năm 2005 tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [9]. Tác giả luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề mang tính lý luận về cạnh tranh, hội nhập, hoạt động ngân hàng liên quan đến cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Thực trạng và giải pháp được đề cập có giá trị cách đây 9 năm và cũng đã có nhiều sự thay đổi.

b/Về nâng cao năng lực cạnh tranh của một NHTM Việt Nam cụ thể.

Đề tài:“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, của tác giả Phan Hồng Quang bảo vệ năm 2007, tại Viện nghiên cứu thương mại [46],[47]. Luận án đã nêu lên được những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM ở giai đoạn trước khi gia nhập WTO và phù hợp với NHTM Nhà nước, không phù hợp với ngân hàng thương mại cổ phần.

Đề tài:“Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Tố Quyên, bảo vệ năm 2012 tại Đại học Kinh tế quốc dân [5]. Tác giả tập trung vào nghiên cứu góc độ đầu tư cho nâng cao năng lực cạnh tranh của một NHTM. Luận án trên góc độ chuyên ngành kinh tế đầu tư. Vietcombank có những đặc điểm khác so với VIB và các NHTM cổ phần khác.

c/Về nâng cao năng lực cạnh tranh của một Chi nhánh NHTM Việt Nam

Đề tài:“Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả Nguyễn Kim Thài, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2012 [36]. Tác giả tập trung nghiên cứu toàn diện các khía cạnh về năng lực cạnh tranh và phạm vi chỉ là năng lực cạnh tranh của một chi nhánh NHTM nhà nước.

d/V nâng cao năng lc cnh tranh ca các doanh nghip Vit Nam theo ngành.

Đề tài:“Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới”của tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh, bảo vệ


năm 2005 tại trường Đại học thương mại [38]. Tác giả đã đưa ra quan niệm: Sức cạnh tranh thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Thực trạng và giải pháp được đề cập có giá trị cách đây 9 năm và thị trường đã có nhiều thay đổi. Công trình không nghiên cứu năng lực cạnh tranh cụ thể của một NHTM Việt Nam.

1.2.2.3. Đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và hợp tác trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Mã số: KNH 2000 – 13. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đắc Hưng, bảo vệ tháng 2-2001 [32]. Đề tài tập trung vào phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, các đặc điểm chung và xu hướng cạnh tranh, hợp tác của hoạt động ngân hàng trên thế giới, trong khu vực thời gian qua. Phân tích và đánh giá thực trạng môi trường và hoạt động cạnh tranh, hợp tác của hoạt động ngân hàng trong 10 năm qua, nêu lên những mặt tích cực, hạn chế, tìm ra các nguyên nhân. Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm khai thác các mặt mạnh, hạn chế những mặt tiêu cực nâng cao hiệu quả cạnh tranh, hợp tác của hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.

Về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, đề tài đã đưa ra quan điểm: Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt trong số các loại hình kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; đó là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính có liên quan. Do đó, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng được hiểu là chủ thể ngân hàng với nghệ thuật sử dụng tổng hợp các phương thức, yếu tố,...nhằm giành được phần thắng trên thị trường với lợi nhuận cao, nâng cao vai trò và vị thế trên thương trường.

Đề tài:“Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 do tiến sỹ Lê Hùng làm chủ nhiệm [10]. Trong kỷ yếu các tác giả đã đưa ra phân tích những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Trong nội dung đề tài này thực trạng và giải pháp được đề cập có giá trị cách đây 8 năm đến nay thực tế đã diễn biến khác nhiều..

Ngoài ra cũng có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Vietcombank, Vietinbank, Chi nhánh ngân hàng thương mại. Có khá nhiều bài viết


đăng trên một số báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo đề cập đến năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam. Hầu hết các bài này đều phân tích một số mặt nào đó của môi trường cạnh tranh ngân hàng, yêu cầu nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cụ thể của ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế.

1.3. Những điểm đã thống nhất và những điểm cần nghiên cứu tiếp về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.3.1. Những điểm đã thống nhất về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại đã đi đến thống nhất ở một số điểm sau:

- Cạnh tranh ngân hàng là một môi trường cạnh tranh đặc biệt giữa các đơn vị kinh doanh tiền tệ với mức độ khác biệt về sản phẩm thấp, tốc độ sao chép nhanh, mức độ rủi ro cao, chịu sự điều tiết rất lớn của chính sách tài chính, tiền tệ của chính phủ. Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại càng trở lên gay gắt hơn đòi hỏi ngân hàng thương mại nào cũng phải chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Để cạnh tranh thắng lợi cần phải nâng cao năng lực toàn diện phù hợp với môi trường cạnh tranh, coi trọng năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực quản lý, công nghệ ngân hàng, mạng lưới, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Môi trường cạnh tranh nhấn mạnh khuôn khổ pháp lý và đối thủ cạnh tranh.

- Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thống nhất ở phương diện tìm cách cải thiện các tiêu chí đo lường năng lực và bảo hộ môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng thương mại có phương thức riêng của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên các tác giả đều thống nhất ở 3 phương thức: Tự ngân hàng thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát huy điểm mạnh cốt lõi và khắc phục điểm còn yếu kém, hệ thống ngân hàng phải được tổ chức tốt để có thị trường tài chính lành mạnh, vai trò to lớn của chính phủ trong hỗ trợ ngân hàng thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có những giải pháp chỉ áp dụng ở một ngân hàng thương mại cụ thể hoặc ở một lĩnh vực hoạt động riêng, chưa có các giải pháp tổng thể. Ở giai đoạn này, kinh tế thị trường nói chung và ngành ngân hàng nói riêng chuẩn bị để bước vào


hội nhập, hoạt động mang tính ổn định hỗ trợ thị trường và nền kinh tế là chính, chưa có nhiều sự biến động và cạnh tranh, vấn đề quản trị rủi ro và an toàn hệ thống chưa được chính thức chú trọng và quan tâm, ngoại trừ khối ngân hàng cổ phần tư nhân.

Chưa đề cập đến sự cạnh tranh mang tính chiều sâu : đầu tư và khai thác về công nghệ ngân hàng, nghiên cứu sản phẩm chuyên biệt và sản phẩm theo gói (nói đến sản phẩm là người tiêu dùng biết đến tên ngân hàng), phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu - trọng tâm, tầm quan trọng của cổ đông và cổ đông chiến lược, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng.

1.3.2. Những điểm cần tiếp tục nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về lý thuyết cạnh tranh trong kinh tế thị trường và lý thuyết về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, đánh giá các điểm đã thống nhất và chưa thống nhất của các công trình nghiên cứu và luận án đã nghiên cứu trước. Dựa vào kinh nghiệm điều hành hoạt động thực tế chi nhánh ngân hàng cổ phần, tác giả nhận thấy khoảng trống mà các tác giả trước chưa đề cập đến hoặc đã nêu ra nhưng chưa đi vào đánh giá tầm quan trọng, thực hiện nghiên cứu chuyên sâu,… tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu để từ đó có thêm các giải pháp cụ thể rõ ràng hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác.

Các giải pháp được tiếp cận: (i) Xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng kinh tế để chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trưởng ổn định và bền vững, (ii) Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích mới, xuất hiện đầu tiên trên thị trường - có tính cạnh tranh cao và xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị năng lực cạnh tranh,

(iii) Tìm kiếm cổ đông chiến lược là các ngân hàng lớn thương hiệu toàn cầu để ký hợp tác toàn diện và nhận chuyển giao lợi thế về vốn, kinh nghiệm, công nghệ và năng lực, mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý và nâng cao uy tín trong giao dịch ngân hàng quốc tế, (iv) Xây dựng đội ngũ cổ đông giầu tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm hoạt động và quản lý ngân hàng, minh bạch và cam kết đầu tư – gắn bó lâu dài, (v) Tiếp tục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022