Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Chủ đề năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam đã, đang và tiếp tục là vấn đề thời sự, thu hút được sự quan tâm lớn cả từ góc độ nghiên cứu, xây dựng và điều hành chính sách, quản trị và điều hành kinh doanh ngân hàng,...Nhìn lại 15 năm về đây, kể từ khi triển khai thực hiện hai luật ngân hàng ban hành năm 2008, thực hiện hai luật mới ban hành năm 2010 có hiệu lực từ đầu năm 2011, cùng với cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động ngân hàng ở nước ta ngày càng sôi động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của các loại hình tổ chức tín dụng. Để tồn tại và phát triển được, các tổ chức tín dụng luôn phải liên tục và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế.

Là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, với số lượng ban đầu chỉ có 4 NHTM nhà nước hoạt động rất hạn chế về quy mô tài chính, dịch vụ đến nay đã phát triển rất nhanh về số lượng tổ chức tín dụng, quy mô tài chính và khả năng hoạt động. Về mặt cấu trúc cũng rất đa dạng về hình thức sở hữu (nhà nước, hợp tác xã, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, cổ phần) và đa dạng hóa về loại hình (ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô). Đến nay, hệ thống NHVN cũng đã nâng cao được khá nhiều về năng lực cạnh tranh của mình, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế. Song đứng trước yêu cầu đặt ra trong thực tiễn việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam luôn đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO từ tháng 11 - 2006 và đến tháng 04 - 2007, bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính và áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu xuất hiện, gia tăng đáng kể. Trong 7 năm qua các tổ chức trung gian tài chính và đông đảo các doanh nghiệp đều đã chủ động tìm kiếm, nghiên cứu,thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập. Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề cơ bản


để nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục và luôn có tính cấp bách đặt ra trong thực tiễn ở nước ta hiện nay.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hoạt động ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh sôi động với sự tham gia nhiều mô hình ngân hàng khác nhau trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Sự cạnh tranh thúc đẩy quá trình đổi mới, tiếp tục cơ cấu lại các NHTM đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ cho phát triển kinh tế của đất nước, tuy nhiên cạnh tranh cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô khá, có mạng lưới hoạt động rộng trong toàn quốc, có cổ đông chiến lược nước ngoài là một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng lớn Commonwealth Bank of Australia (CBA) đến từ nước Australia. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với một định chế tài chính đứng đầu trong các ngân hàng bán lẻ tại Australia sẽ tạo điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực hiện đề án cơ cấu lại để nâng cao năng lực cạnh tranh, VIB đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường, như cơ cấu lại tổ chức và bộ máy điều hành, mở rộng thêm mạng lưới hoạt động, tái định vị lại bộ thương hiệu, thay đổi bộ mặt văn phòng công sở theo không gian mới trong đó đặt khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động của ngân hàng luôn hướng tới khách hàng, thay đổi mô hình chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,...Tuy nhiên đứng trước những thách thức và cơ hội mới, đòi hỏi VIB cần phải tiếp tục có những giải pháp phù hợp sát với thực tiễn hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, luận án chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam” làm công trình nghiên cứu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam - 2

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, phân tích một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM.

Khái quát kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho VIB nói riêng, cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.


Đánh giá tổng quan năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chỉ ra những tồn tại và hạn chế của các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh ngân hàng từ đó thấy rõ khoảng trống, những vấn đề còn tồn tại, chưa được nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại.

Làm rõ thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của VIB thông qua các yếu tố bên trong của ngân hàng (các yếu tố nội lực) nhằm xác định những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và điểm mạnh, điểm yếu, trả lời câu hỏi năng lực cạnh tranh của VIB hiện nay như thế nào ?

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của VIB trên thị trường Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Năng lực cạnh tranh của VIB trên thị trường Việt nam dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh, các hoạt động của VIB gắn liền với môi trường hoạt động kinh doanh hiện nay cũng như trong thời gian tới.

Phạm vi nghiên cứu:

Những vấn đề cơ bản về lý luận cạnh tranh và kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế .

Năng lực cạnh tranh của VIB trên thị trường Việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh.

Về thời gian: Tập trung vào các năm 2009 - 2013; một số tư liệu và tài liệu rộng hơn, trước năm 2009, định hướng và tầm nhìn năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, khái quát tổng quan các kết quả nghiên cứu của các công trình tương tự đã được công bố trước đó.

Khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn giải và quy nạp, dự báo.

Các phương pháp nghiên cứu hiện đại: SWOT, Value chain, 5-force model,... Khung nghiên cứu luận án như hình dưới đây


Hình 1.1. Khung nghiên cứu luận án


Chương 1


Chương 2


Chương 3


Chương 4

PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

Thống kê So sánh Phân tích Tổng hợp


Phân tích


Mô hình chuỗi giá trị E.Porter


Mô hình 5 force model E.Porter

Thu thập Quan sát Phân tích Đánh giá


Quan sát

Đánh giá


Thống kê Phân tích So sánh


Thống kê Vận dung tiêu chí đánh giá

Vận dụng các nhân tố mô hình 5 force model Porter

Sử dụng mô hình SWOT


Tổng hợp Chọn lọc

Kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh

Kiến nghị NHNN Khuyến nghị với NHTM

Phân tích So sánh

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Tổng quan nghiên cứu năng lực cạnh tranh NHTM


Lý luận năng lực cạnh tranh NHTM


Các nhân tố liên quan năng lực cạnh tranh NHTM


Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM


Kinh nghiệm Ngân hàng nước ngoài


Tổng quan năng lực cạnh tranh NHTMVN


Tổng quan và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh VIB


Tổng hợp năng lực


Xu hướng

Cơ hội & thách thức

KẾT QUẢ, MỤC TIÊU

ĐẠT ĐƯỢC

Kế thừa kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước


Cạnh tranh NHTM


Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh NHTM


Đưa ra 4 nhóm tiêu chí đánh giá


Áp dụng NHTMVN


Thực trạng Kết quả


Thực trạng năng lực cạnh tranh VIB


Kết quả, hạn chế. Nguyên nhân


Định hướng 6 Giải pháp


Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng sử dụng thêm phương pháp so sánh đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ nhằm đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, từ đó tìm ra được những lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thị trường.

5. Đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận:

Luận án đã phân tích các trường phái quan điểm về cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nói riêng, hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó đưa ra được quan niệm về cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trên một số các chỉ tiêu chính và tổng hợp thành 4 nhóm tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh làm cơ sở tham khảo cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại. Ngoài các tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh, luận án bổ sung thêm tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững trong cạnh tranh gồm quy mô, khả năng tiếp cận và tính bền vững của ngân hàng.

Thực hiện nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu, từ đó đưa ra được những đóng góp mới làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại tham khảo để tăng năng lực cạnh tranh:

(i) Tăng năng lực cạnh tranh từ việc cần xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng kinh tế để chuyên môn hóa nhằm tăng trưởng số lượng khách hàng, cho vay ổn định và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

(ii) Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ (core banking) để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ tiện ích theo chuỗi cung ứng vừa đảm bảo quản trị rủi ro đồng thời kiểm soát tối ưu hóa lợi nhuận; và xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị năng lực cạnh tranh.


Về mặt thực tiễn:

Dựa trên nền tảng lý luận, luận án phân tích và đánh giá thực tiễn năng lực cạnh tranh của VIB trên thị trường Việt nam, những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng trong và ngoài nước.

Chỉ ra những ưu điểm, kết quả đạt được và làm rõ những hạn chế về năng lực cạnh tranh của VIB cũng như nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam có thể tham khảo trong điều kiện thích hợp. Trong đó giải pháp mới tập trung vào các nội dung sau:

(i) Xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng kinh tế để chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trưởng ổn định, bền vững.

(ii) Tiếp tục tập trung phát triển khách hàng cá nhân theo định hướng ngân hàng bán lẻ và chú trọng phát triển thêm các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME (Small and medium-sized enterprises).

(iii) Lựa chọn phát triển các sản phẩm để tập trung đầu tư chuyên môn hoá sâu, tránh tình trạng triển khai tràn lan rất nhiều sản phẩm không tạo ra sự cạnh tranh chuyên biệt và triển khai phương thức bán gói sản phẩm dịch vụ tiện ích theo chuỗi cung ứng vừa đảm bảo quản trị rủi ro đồng thời kiểm soát tối ưu hóa lợi nhuận.

(iv) Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích mới, xuất hiện đầu tiên trên thị trường - có tính cạnh tranh cao và xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị năng lực cạnh tranh.

(v) Xây dựng đội ngũ cổ đông giầu tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm hoạt động và quản lý ngân hàng, minh bạch và cam kết đầu tư – gắn bó lâu dài.

Việc xác định năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cụ thể tại VIB là một cố gắng mới của tác giả nhưng cũng là điểm khó khăn đối với luận án vì năng lực cạnh tranh là tổng hợp của nhiều nhân tố và không phải tất cả các nhân tố đó đều chịu tác tác động trực tiếp của bản thân VIB mà còn có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Mặt khác, có những nhân tố không thể đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng mà chỉ có thể đánh giá một cách định tính dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành ngân hàng.


6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Chương 2: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ


Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Các lý thuyết chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1. Quan niệm của trường phái cổ điển

Thuật ngữ “cạnh tranh” ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các đề án, tài liệu, nhưng nội dung khoa học phong phú của nó chưa bao giờ đạt tới sự thống nhất tuyệt đối trong cách hiểu và vận dụng của các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn. Chính vì thế, cạnh tranh luôn là chủ đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều thế hệ các nhà khoa học, kể từ thế kỷ 17 đến nay.

Khởi nguồn của các nghiên cứu về cạnh tranh là triết học của Locke, Bentham coi cá nhân con người (lợi ích, nhu cầu, hoạt động) giữ vị trí trung tâm. Họ coi quyền tự do của cá nhân con người là tự nhiên và không mâu thuẫn với lợi ích chung của xã hội.

Các nhà kinh tế ở thế kỷ 17, 18 đã tiến hành nghiên cứu cạnh tranh trên nền tảng của thế giới quan tư sản đó mà điển hình là Adam Smith và David Ricardo [36]. Phát triển các kết quả nghiên cứu của Adam Smith, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh để lý giải nguồn gốc thương mại giữa những người sản xuất có lợi thế tuyệt đối cao và thấp. Theo ông, mỗi một nước đều có cơ cấu các ngành sản xuất với mức chi phí rẻ và đắt khác nhau. Chỉ cần các nước tiến hành sản xuất loại hàng hóa có chi phí rẻ tương đối so với loại hàng hóa khác và tiến hành trao đổi thương mại ngang giá, bình đẳng (hàm ý cạnh tranh tự do) với nhau thì tất cả các nước đều có nhiều của cải hơn. Tư tưởng về lợi thế so sánh của David Ricardo đã tạo cơ sở hiểu sâu sắc hơn tác động của trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh đến tăng trưởng của cải của các quốc gia.

Karl Marx đã phát triển lý luận cạnh tranh ở tầm cao hơn, gồm cạnh tranh để chiếm đoạt giá trị thặng dư, cạnh tranh thông qua cải tiến chất lượng và cạnh tranh nguồn lực giữa các ngành. Ba mặt đó diễn ra xoay quanh việc trao đổi ngang giá hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022