Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Du Lịch Việt Nam:



tổng vốn đăng ký là 4,64 tỷ USD. Năm địa phương thu hút được nhiều dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu. 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, British Virgin Islands, Pháp, Nhật Bản, Channel Islands, Thái Lan, trong đó Singapore là nước đầu tư nhiều nhất với 20 dự án, có tổng vốn đăng ký là gần 1,3 tỷ USD (Xem phụ lục 5).


2.8. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH VIỆT NAM:

2.8.1. Đối thủ cạnh tranh của Du lịch Việt Nam:

Đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc tế với Việt Nam là các nước ASEAN và Đông Bắc Á. Đối thủ cạnh tranh kề sát nhất là 3 nước láng giềng: Trung Quốc, Campuchia và Lào. Đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất là Malaysia, Thái Lan và Singapore. Mặc dù Việt Nam có tốc độ khách đến tăng nhanh, song thị phần vẫn thấp. (Xem phụ lục 6). 4 quốc gia và lãnh thổ chiếm lĩnh thị trường là Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Thái Lan; đó sẽ là những đối thủ cạnh tranh quyết liệt nhất với Việt Nam. Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore cũng được xem là đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực này. Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ giới hạn phân tích, so sánh Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Thái Lan, Singapore và Campuchia.

Trong khu vực Đông Nam Á, Du lịch Việt Nam hiện đang phải đối diện với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh từ các đối thủ cạnh tranh chính trong việc thu hút khách quốc tế. Mặc dù tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm của Việt Nam luôn cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực nhưng về con số tuyệt đối thì vẫn còn khoảng cách xa so với Malaysia, Thái Lan và Singapore. Xem bảng 2.9:

BẢNG 2.9. KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN CÁC NƯỚC ASEAN Đơn vị :1000 lượt


Quốc gia

1995

2000

2004

2005

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

ASEAN

29.669

100

39.136

100

46.385

100

51.395

100

Malaysia

7.469

25

10.272

26

15.703

34

16.431

32

Thái Lan

6.952

23

9.508

24

9.493

20

11.624

22,6

Singapore

7.137

24

7.691

20

8.328

18

8.942

17,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 10


Indonexia

4.324

15

5.064

13

5.136

11

5.002

9,7

Việt Nam

1.351

5

2.15

5

2.928

6

3.468

6,7

Philippines

1.76

6

1.992

5

2.291

5

2.623

5,1

Campuchia

220

1

466

1

1.055

2

1.422

2,8

Myanmar

110

0

271

1

656

1

660

1,28

Lào

346

1

737

2

792

2

1.095

2,13

Brunây

-

0

984

3



127

0,25

(Nguồn : Hiệp hội du lịch ASEAN, 2006)


Từ bảng trên ta thấy, trong 10 năm qua, Malaysia luôn đứng đầu khu vực về khách quốc tế với thị phần năm 2005 là 32%. Thái Lan đứng thứ hai nhưng thị phần giảm từ 23% năm 1995 xuống còn 22,62% năm 2005. Đây có thể nói là hai đối thủ nặng ký nhất của Du lịch Việt Nam.

Singapore và Indonexia lần lượt đứng thứ ba và thứ tư nhưng với thị phần liên tục giảm. Việt Nam đứng thứ năm và thị phần tăng từ 5% năm 1995 lên 6,75% năm 2005. Mặc dù xu hướng khả quan nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của bốn nước trên.

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã vượt Philippines về thu hút khách quốc tế, và đứng vị trí thứ 5 trong số các nước ASEAN. Tuy nhiên, Philippines vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm, luôn cạnh tranh thứ hạng với Việt Nam.

Trong 3 nước còn lại, Campuchia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh, tăng từ 200 nghìn lượt khách quốc tế năm 1995 lên 1,422 triệu lượt năm 2005 và thị phần tương ứng đã tăng từ 1% lên 2,8%. Gần đây, Chính phủ Campuchia rất quan tâm tới đầu tư phát triển du lịch, coi du lịch là một mũi nhọn kinh tế. Chỉ trong vòng mấy năm, Xiêm Riệp nơi có Ăng Co Vát nổi tiếng từ một thị xã lạc hậu đã và đang gây ngạc nhiên lớn cho các nhà quản lý du lịch do tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Hệ thống khách sạn, khu du lịch cao cấp mọc lên nhanh chóng và mỗi khách sạn, resort ở đây đều mang dáng nét kiến trúc rất riêng biệt và hấp dẫn. Có thể khẳng định Campuchia sẽ là đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng của Việt Nam thời gian tới.

2.8.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam thông qua các chỉ số năng lực cạnh tranh:

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới đã đưa ra bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu (gồm 212 nước), trong đó năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch của các nước ASEAN được xếp hạng như sau (xem bảng 2.10):


BẢNG 2.10. XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DU LỊCH CỦA CÁC NƯỚC ASEAN




Chỉ số NLCT

giá


Chỉ số dl nhân văn


Chỉ số kết cấu hạ tầng


Chỉ số môi trường


Chỉ số công nghệ


Chỉ số nguồn nhân lực

Chỉ số mở

cửa


Chỉ số xã hội

Myanmar

na*

na

na

168

193

120

na

137

Singapore

102

15

2

184

2

43

13

34

Malaysia

21

10

n/a

59

28

90

36

77

Thái Lan

13

27

71

111

62

74

38

91

Indonesia

36

na

96

100

100

99

114

117

Philippines

32

71

74

63

52

55

119

103

Việt Nam

11

na

102

103

146

96

100

125

Lào

52

na

75

161

179

na

na

171

Campuchia

10

na

136

136

177

130

124

131

Chỉ số NLCT

Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất, 212: nước cạnh tranh kém nhất. na*:số liệu không có. (Nguồn: WTTC, 2004)



600

500

400

300

200

100

0

Quốc gia

Chỉ số xã hội Chỉ số mở cửa

Chỉ số nguồn nhân lực

Chỉ số công nghệ Chỉ số môi trường

Chỉ số kết cấu hạ tầng

Chỉ số du lịch nhân văn

Chỉ số NLCT giá

Myanmar

Singapore

Malaysia

Thái Lan

Indonesia

Philippines

Việt Nam

Lào

Campuchia

( Nguồn : WTTC, 2004) SƠ ĐỒ 2.3. SƠ ĐỒ MÔ TẢ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH CỦA CÁC NƯỚC ASEAN

Dựa trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh ngành Du lịch của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, qua sơ đồ 2.3 nêu trên, chúng ta đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh như sau:

2.8.2.1. Năng lực cạnh tranh giá của Du lịch Việt Nam:



Giá tính cho những khoản chi phí du lịch (không kể chi phí vận chuyển hàng không) ảnh hưởng trực tiếp đến mức cầu và độ hấp dẫn. Giá tour trọn gói quá cao có thể ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển sản phẩm du lịch. Giá bán sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ sản phẩm du lịch và góp phần củng cố vị thế của Việt Nam với các hãng lữ hành nước ngoài. Giá tạo ra ý niệm về chất lượng và là bộ phận hợp thành của hình ảnh du lịch, của dấu ấn đặc biệt về Việt Nam. So với các biến số khác trên thị trường, giá là yếu tố dễ dàng được đem so sánh với các sản phẩm tương tự của các điểm đến cạnh tranh. Bất kỳ sự thay đổi nào về giá sẽ được nhận biết bởi các thị trường du lịch và các hãng lữ hành. Giá phải có khả năng hỗ trợ chiến lược xúc tiến của Việt Nam trên thị trường du lịch thế giới. Bảy yếu tố quyết định tính nhạy cảm đối với giá du lịch ở Việt Nam, đó là: Có sản phẩm và dịch vụ chất lượng đặc biệt; Khả năng nhận biết về sự tồn tại của những nơi du lịch thay thế. Những khó khăn trong việc so sánh giá; Mức độ phí tổn đối với khách du lịch; Mức độ sản phẩm hoàn chỉnh cho khách du lịch; Tác dụng của các tour du lịch khen thưởng (incentives) và Quan hệ giá cả-chất lượng.

Dưới đây là bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh giá du lịch của Việt Nam và các nước ASEAN trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới. Xem bảng 2.11:

BẢNG 2.11. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH GIÁ DU LỊCH



Tên nước

Chỉ số giá khách sạn (HPI)

Chỉ số sức mua tương đương (PPP)

Trung bình của HPI và PPP

Chỉ số giá du lịch

Chỉ số năng lực cạnh tranh giá du lịch *

Myanmar

27,60

na

na

na

na

Singapore

21,05

47,82

34,44

52,09

47,91

Malaysia

0,00

26,44

13,22

12,50

87,50

Thái Lan

4,91

16,83

10,87

8,11

91,89

Indonesia

14,49

17,76

16,13

17,92

82,08

Philippines

17,56

13,63

15,59

16,93

83,07

Việt Nam

9,36

11,49

10,42

7,28

92,72

Lào

25,35

12,27

18,81

22,93

77,07

Campuchia

11,85

8,91

10,38

7,20

92,80

* Giá trị chỉ số: 1,00: cạnh tranh kém nhất; 100,00: cạnh tranh tốt nhất; na: dữ liệu không có (Nguồn: WTTC, 2004)

Theo bảng số liệu trên, năng lực cạnh tranh giá du lịch của Việt Nam rất cao, chỉ đứng sau Campuchia. Trong khi đó, Singapore có năng lực cạnh tranh giá du lịch kém nhất, đồng nghĩa với giá cả ở nước này khá đắt đỏ so với các nước còn lại.



Năng lực cạnh tranh giá du lịch của Việt Nam cao là do giá cả dịch vụ du lịch như ăn uống, hàng hoá, hàng lưu niệm, giải trí và tham quan rẻ hơn so với một số đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, giá cả khách sạn lại cao hơn Malaysia và Thái Lan do thiếu khách sạn cao cấp tại một số trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Giá vé máy bay quốc tế từ thị trường trọng điểm tới Việt Nam cũng cao hơn hầu hết đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực. Xem bảng 2.12:


BẢNG 2.12. GIÁ VÉ MÁY BAY TỪ MỘT SỐ THÀNH PHỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI TỚI THỦ ĐÔ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN Đơn vị : USD


Đến ( Arrival)

Đi (Departure)

Hà Nội

Kuala Lumpur

Manila

Băng Cốc

Singapore

Luân Đôn

740

659

612

582

477

Los Angeles

725

655

555

565

595

Paris

786

750

702

616

682

Sydney

860

456

703

523

453

Tokyo

583

394

551

430

388

( Nguồn : trang web : http://www.travelocity.com, 3/2006)


Hơn nữa, giá vé máy bay của Hàng không Việt Nam gần như cao nhất trong khu vực, vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giá tour (khoảng 35-45%). Điều này làm cho giá tour trọn gói ở Việt Nam cao hơn Thái Lan và một số nước khác.

Nói chung, có được chỉ số cạnh tranh về giá du lịch cao là một lợi thế quan trọng trong cạnh tranh, nâng cao thị phần của Du lịch Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Tuy nhiên, giá cả khách sạn và vé máy bay cao nếu không được khắc phục sẽ hạn chế năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam .

2.8.2.2. Về kết cấu hạ tầng: Nhìn tổng thể, kết cấu hạ tầng của Việt Nam vẫn còn kém phát triển và chất lượng còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Theo kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của WTTC, chỉ số kết cấu hạ tầng của Việt Nam rất thấp, kém cả Lào, chỉ hơn Myanmar và Campuchia. Xem bảng 2.13:


BẢNG 2.13. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG


Tên nước

Giá trị*

Chỉ số

Đường bộ

Vệ sinh

Nước sạch

Đường sắt

Myanmar

na

na

na

41,30

63,22

na

Singapore

90,45

90,30

71,36

100,00

100,00

na

Malaysia

na

na

2,85

na

na

3,77

Thái Lan

45,12

44,23

1,60

95,65

77,01

6,24

Indonesia

35,07

34,01

2,69

63,04

72,41

2,12

Philippines

44,31

43,40

9,62

81,52

85,06

1,05

Việt Nam

32,96

31,86

4,07

70,65

49,43

7,68

Lào

43,72

42,80

1,34

41,30

88,51

na

Campuchia

8,48

6,99

0,99

10,87

19,54

2,50

* Giá trị chỉ số: 1,00: cạnh tranh kém nhất; 100,00: cạnh tranh tốt nhất; na: dữ liệu không có. (Nguồn : WTTC, 2004)


Tuy nhiên, chỉ số đường bộ của Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và Philippines. Những năm gần đây, nước ta tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Mạng lưới đường bộ được mở rộng nhanh, đường tới các trung tâm du lịch và điểm du lịch lớn được cải thiện rõ rệt. Việc tiếp cận tới các điểm du lịch dễ dàng hơn nhiều. Chẳng hạn, trước đây, để đi tới Vịnh Hạ Long phải mất cả ngày, nay chỉ mất ba giờ. Theo báo Lao động số ra ngày 16/5/2006, Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ngày 15/5/2006 đã ra thông cáo báo chí, ghi nhận ‘‘Việt Nam đã thành công xuất sắc trong việc mở rộng tiếp cận đến các dịch vụ kết cấu hạ tầng trong hơn 20 năm qua. Con số tổng đầu tư cho kết cấu hạ tầng của Việt nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài so với năm 1990, và chất lượng đường cải thiện rõ rệt. Tất cả các khu vực đô thị và 88% các hộ gia đình ở nông thôn có điện. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% dân số năm 1993 lên đến 49%”.

Nói chung, mặc dù kết cấu hạ tầng của Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện nhanh, tạo thuận lợi cho Du lịch Việt Nam phát triển nhưng vẫn còn kém so với một số nước trong khu vực. Kết cấu hạ tầng tại các tuyến điểm du lịch



mới ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Đây cũng là hạn chế và thách thức lớn đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

2.8.2.3. Về nguồn nhân lực:

Theo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của WTTC, chỉ số giáo dục của Việt Nam thấp hơn các đối thủ cạnh tranh chính như Singapore, Philippines, Thái Lan và Malaysia. Xem bảng 2.14:


BẢNG 2.14. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC


Tên nước

Chỉ số giáo dục *

Tỷ lệ biết đọc, biết viết

người lớn

Tỷ lệ tuyển dụng

kết hợp

Myanmar

73,00

85,3

48,0

Singapore

91,00

92,5

87,0

Malaysia

83,00

88,7

70,0

Thái Lan

86,00

92,6

73,0

Indonesia

80,00

87,9

65,0

Philippines

89,00

92,6

81,0

Việt Nam

82,00

90,3

64,0

Lào

na

na

na

Campuchia

66,00

69,4

59,0

* Giá trị chỉ số: 1,00: cạnh tranh kém nhất; 100,00: cạnh tranh tốt nhất; na: dữ liệu không có (Nguồn : WTTC, 2004)


Tuy nhiên, số liệu trên chỉ phán ánh trình độ phát triển nguồn nhân lực nói chung, chưa cho biết cụ thể trình độ phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch. Mặc dù vậy, trên thực tế, chất lượng nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam còn thấp. Nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng cao chỉ có ở những trung tâm du lịch lớn, còn ở vùng đồng bằng, miền núi, nguồn nhân lực này còn rất hạn chế, tính chuyên nghiệp trong quản lý, phục vụ du lịch còn thấp. Vì vậy, Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực so với đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực.

2.8.2.4. Về công nghệ:

Theo kết quả xếp hạng của WTTC, Việt Nam có chỉ số về công nghệ rất thấp, chỉ hơn Lào, Myanmar và Campuchia. Điều này thể hiện khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh du lịch của nước ta còn nhiều hạn



chế. Trong khi đó, Singapore và Malaysia đã đạt tới trình độ cao về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch. Chỉ số về công nghệ thấp có thể là bất lợi chính của Du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Xem bảng 2.15:

BẢNG 2.15. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG NGHỆ


Tên nước


Chỉ số đơn


Giá trị*

Chỉ số

Internet

Đthoại

Mobile

Công nghệ cao

Myanmar

0,28

0,30

0,09

0,67

0,08

na

Singapore

68,80

91,01

73,63

42,09

75,62

83,85

Malaysia

47,53

62,85

51,80

16,54

35,24

86,54

Thái Lan

21,93

28,95

11,79

10,13

21,44

44,34

Indonesia

10,13

13,34

4,94

3,67

4,88

27,04

Philippines

29,30

38,72

6,16

4,14

18,92

87,98

Việt Nam

3,32

4,32

2,61

5,17

2,17

na

Lào

0,84

1,04

0,45

1,22

0,85

Na

Campuchia

0,96

1,20

0,26

0,25

2,36

Na

* Giá trị chỉ số: 1,00: cạnh tranh kém nhất; 100,00: cạnh tranh tốt nhất; na: dữ liệu không có. (Nguồn : WTTC, 2004)

Mới đây, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (do Quỹ USAID tài trợ) đã điều tra 225 doanh nghiệp du lịch và lữ hành, trên 1500 khách sạn và nhà hàng để đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch. Kết quả điều tra cho thấy, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch đã mất cân đối bởi vì đầu tư vào phần mềm không tương xứng, đặc biệt là giải pháp quản lý doanh nghiệp. Trên 90% doanh nghiệp du lịch Việt Nam sử dụng phần cứng, chỉ có khoảng dưới 25% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm quản lý. Việc sử dụng email/internet như công cụ giao tiếp cũng rất hạn chế. Các doanh nghiệp không sử dụng website như công cụ marketing hiệu quả và đặt mua trên mạng rất ít. Các website Du lịch Việt Nam vẫn chưa định hình được phong cách riêng. Trong khi đó, website về du lịch của Thái Lan, Malaysia, Singapore viết, giới thiệu rất nhiều về các điểm du lịch của họ để chào mời du khách (Báo Du lịch số 15/5/06).

2.8.2.5. Về mức độ mở cửa:

Việt Nam đứng thứ tư trong số 9 nước trong khu vực về chỉ số mở cửa do WTTC đánh giá. Đó là do trong mấy năm gần đây, Việt Nam có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, tăng cường cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh, áp dụng chính sách miễn thị thực song phương, đồng thời miễn thị thực đơn

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí