Xây Dựng Và Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Chuyên Đề Hấp Dẫn:



trung vào kinh doanh du lịch hiện tại để tăng trưởng bền vững về trung hạn và dài hạn; Tất cả sự phát triển đều phải dựa trên nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Để xây dựng được những sản phẩm độc đáo, đặc sắc, Du lịch Việt Nam cần dựa trên các thế mạnh sau:

- Các di sản thiên nhiên như: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Bà, đảo Phú Quốc, vịnh Văn Phong. Tại các di sản này cần quy hoạch, xây dựng quần thể các khu du lịch tổng hợp cao cấp để có thể cung ứng các dịch vụ đa dạng, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách có khả năng chi tiêu cao;

- Các bãi biển dọc miền Trung như Lăng Cô, Non Nước, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Ninh Chữ,…Tại các bãi biển này cần quy hoạch xây dựng những khu nghỉ dưỡng biển mang đậm dáng nét kiến trúc và phong cách phương Đông;

- Các điểm du lịch có khí hậu mát mẻ: Đà Lạt, Măng Đen (Kon Tum), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà (Đà Nẵng), Sapa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây),....Tại các điểm du lịch này xây dựng quần thể các khu du lịch nghỉ dưỡng núi và du lịch sinh thái mang phong cách Việt Nam;

- Các di sản văn hoá vật thể: Di tích Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, di tích cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, các đình, chùa, đền có kiến trúc độc đáo, các công trình kiến trúc, các làng cổ và nhà cổ Việt Nam như làng Đường Lâm (Sơn Tây), 7 xã vùng ven Đền Hùng, nhà cổ trong khu phố cổ Hà Nội, đô thị cổ Hội An,...;

- Các làng nghề sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống và độc đáo: Làng nghề Bát Tràng, Làng làm nón (Chuông, Hà Tây), làng dệt lụa Vạn Phúc (Hà Tây), Làng đúc đá Ngũ Hành Sơn,...Tập trung khôi phục, phát triển các làng nghề thành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch;

- Các di sản văn hoá phi vật thể như cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, rối nước Thăng Long, ca Trù, đàn Bầu, múa hát dân tộc truyền thống, các lễ hội như lễ hội Đền Hùng, lễ hội trọi trâu (Đồ Sơn, Vĩnh Phúc), Festival Huế, lễ hội Ooc om bok, Ka tê, Lồng tồng, Cầu Ngư, ...Ẩm thực Việt Nam với hàng ngàn món ăn độc đáo, nổi tiếng của các vùng, miền trong cả nước là một trong những yếu tố hấp dẫn khách đến Việt Nam. Cần xây dựng các tour hướng dẫn về nghệ thuật chế biến món ăn truyền thống Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.



Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 14

Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trên cần tập trung đầu tư, khôi phục, bảo tồn, nâng cấp, giới thiệu rộng rãi và đưa vào tour chào bán, thu hút khách du lịch.

Giải pháp sản phẩm độc đáo này đòi hỏi phải đầu tư cho marketing, nhất là chi phí cho quảng cáo, quan hệ giao dịch rộng rãi với mục đích làm cho thị trường biết đến chất lượng đặc biệt cao của sản phẩm du lịch Việt Nam.

3.2.3.2. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề hấp dẫn:

Bên cạnh việc xây dựng sản phẩm độc đáo, ngành Du lịch Việt Nam cần phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề nhằm vào nhóm du khách đặc biệt. Mục tiêu của giải pháp này là nhằm vào đối tượng khách du lịch có số lượng hạn chế và nhằm thoả mãn những nhu cầu riêng biệt của họ một cách hoàn hảo hơn đối thủ cạnh tranh.

Dựa trên tiềm năng và thế mạnh về thiên nhiên, lịch sử và văn hoá, ngành Du lịch cần tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch chuyên đề sau đây trở thành sản phẩm có thương hiệu hấp dẫn thực sự để thu hút khách quốc tế:

- Du lịch dưỡng bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ tại vùng núi và các điểm du lịch có khí hậu mát mẻ như Tam Đảo, Sapa, Mẫu Sơn, Ba Vì, Đà Lạt, Bạch Mã, Bà Nà, Măng Đen; những nơi có truyền thống chữa bệnh bằng châm cứu và thuốc nam nổi tiếng; những nơi có suối nước nóng như Quang Hanh (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hoà Bình), Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu,…Tại những nơi này tập trung xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ (spa resort);

- Du lịch sinh thái tại các rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, tại vùng núi phía Bắc, cao nguyên miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long;

- Du lịch văn hoá, tìm hiểu phong tục tập quán và cách sống của đồng bào các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên;

- Du lịch lịch sử, tìm hiểu về các di tích chiến tranh giữ nước của Việt Nam như Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, địa đạo Vĩnh Mốc, di tích Khe Sanh, đường Hồ Chí Minh; các công trình lịch sử, tượng đài, các triều đại vua chúa Việt Nam,…;

- Du lịch nghỉ dưỡng biển, lướt ván, đi thuyền kayak, lặn biển,…đặc biệt là tại các vùng biển nổi tiếng ở miền Trung và Nam Trung Bộ;



- Du lịch chơi gôn tại các sân golf trên khắp cả nước như Chí Linh, Đồng Mô, Lương Sơn, Sóc Sơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Đồng Nai, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Hình thành bản đồ và tập gấp giới thiệu về golf ở Việt Nam;

- Du lịch câu cá, du lịch bằng du thuyền trên sông và thuyền buồm trên biển. Trên vịnh Hạ Long cũng như các bãi biển miền Trung nên có sự hiện hữu của một mạng lưới thuyền buồm đủ màu sắc để tăng sức quyến rũ của các bãi biển. Cung cấp dịch vụ hướng dẫn đi thuyền buồm cho khách du lịch và tổ chức các cuộc đua thuyền buồm cho du khách chuyên nghiệp và ưa thích loại hình này;

- Du lịch MICE tại các thành phố và trung tâm du lịch lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nha Trang, Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng,…;

- Du lịch làng nghề, sưu tầm hàng mỹ nghệ, côn trùng,…tại các làng nghề nổi tiếng trên cả nước;

- Du lịch mạo hiểm như đua ô tô, mô tô, xe đạp địa hình tại các tuyến đường đèo, dốc và đường mòn ở vùng núi, cao nguyên; leo núi, vượt thác, như leo đỉnh Phan Xi Păng, vượt thác Đầu Đẳng (Ba Bể),…

3.2.3.3. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, liên kết sản phẩm du lịch giữa Việt Nam và các nước trong khu vực:

- Ngành Du lịch cần tập trung đa dạng hoá sản phẩm theo hướng tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới mẻ, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và đặc điểm của khách du lịch, nâng cao được uy tín của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới;

- Nâng cao trình độ phục vụ và chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ du lịch hiện đại, kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một sản phẩm. Chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch để tăng chi tiêu của khách du lịch. Xu hướng khách đi du lịch hiện nay là thích đến nhiều điểm đến trong một chuyến đi. Vì vậy, cần phát huy vai trò hội nhập của thị trường du lịch Việt Nam, khai thác tiềm năng du lịch của khu vực, liên kết với các nước trong khu vực để hình thành các tour du lịch xuyên quốc gia như tour du lịch đường thuỷ dọc sông Mekong, tour du lịch 3 nước Đông Dương, tour di sản thế giới 3 nước Đông Dương, tour đường bộ Việt-Lào-Thái, tour du lịch xuyên ASEAN, tour du lịch “con đường tơ lụa”,…;



- Lựa chọn, khôi phục và phát triển các lễ hội dân gian truyền thống và độc đáo để thu hút khách du lịch. Tết cổ truyền Việt Nam thực sự độc đáo và hấp dẫn với du khách nước ngoài. Vì vậy, cần tăng cường tổ chức các sự kiện, lễ hội nhân dịp này để biến Tết cổ truyền Việt Nam trở thành một sự kiện đặc biệt hấp dẫn khách du lịch;

- Phát triển du lịch hội nghị, hội thảo và khích lệ (MICE), coi đây là biện pháp quan trọng để thu hút các hội nghị, sự kiện, hội thảo quốc tế về Việt Nam. Xây dựng các trung tâm hội nghị quốc tế với trang thiết bị hội nghị hiện đại, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp. Các địa điểm thích hợp cho phát triển các trung tâm hội nghị quốc tế là Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ, đảo Cát Bà, đảo Phú Quốc và Côn Đảo;

- Xây dựng và phát triển các công viên chủ đề tại các thành phố lớn và các trung tâm du lịch, chú trọng phát triển các loại hình giải trí về đêm; Quy hoạch, xây dựng hệ thống điểm dừng chân dọc các tuyến quốc lộ và các tuyến du lịch chính để khách nghỉ ngơi dọc đường, vệ sinh và mua sắm. Thực hiện việc xếp hạng các điểm dừng chân này hàng năm để khích lệ nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

3.2.3.4. Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại tại các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ như Móng Cái(Quảng Ninh), Lào Cai, Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lao Bảo (Quảng Trị), Tây Ninh, Khánh Bình (An Giang) và tại các cảng biển lớn như Hải Phòng, Hạ Long (các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Cô Tô), Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn. Hàng hoá bán tại các trung tâm mua sắm này phải đa dạng, chất lượng cao, hình thức mẫu mã đẹp và hấp dẫn, nguồn cung cấp luôn sẵn có, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Túi đựng hàng hoá cần có logo và khẩu hiệu quảng bá của Du lịch Việt Nam. Tổ chức các chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm để thu hút khách du lịch, giảm tính chất mùa của du lịch.


3.2.3.5. Tiêu chuẩn hóa, tăng cường giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch: Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch của Việt Nam, đảm bảo có tính cạnh tranh cao.

Hình thành bộ phận đánh giá, giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch của Tổng cục Du lịch và các Sở quản lý Du lịch. Hàng năm, bộ phận này tổ chức đánh giá, đưa ra bảng xếp hạng chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch như chất lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng, cửa hàng mua sắm, khu du lịch, điểm du lịch, phương tiện vận chuyển du lịch, điểm dừng chân cho khách du lịch,…nhằm khích lệ nâng cao chất lượng, uy tín phục vụ, khẳng định thương hiệu trong kinh doanh và vị thế trong cạnh tranh thu hút khách du lịch.

3.2.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch:

Trong thời đại ngày nay, công nghệ đóng vai trò trọng yếu, quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Vì vậy, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ vào hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là công nghệ thông tin du lịch.

- Công nghệ thông tin du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hoá ngành Du lịch vì đó là công cụ có chi phí thấp và thông tin hiệu quả. Do đó, phải đẩy mạnh ứng dụng internet, phát triển phần mềm trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch, thúc đẩy cung cấp thông tin và bán sản phẩm du lịch qua mạng;

- Thực hiện nối mạng thông tin từ Tổng cục Du lịch tới cơ quan xuất nhập cảnh của Công an và Biên phòng để nắm bắt cập nhật, kịp thời thông tin về khách du lịch nhập cảnh để làm cơ sở định hướng và hoạch định chính sách du lịch. Thực hiện nối mạng từ Tổng cục Du lịch tới các Sở Du lịch để tăng cường công tác quản lý du lịch qua mạng nhằm triển khai thực hiện Chính phủ điện tử trong ngành Du lịch;

- Để theo kịp nhu cầu của thời đại thông tin toàn cầu, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử trong ngành Du lịch nhằm cho phép tiếp cận thuận tiện tới thông



tin du lịch. Xây dựng, phát triển hệ thống đặt chỗ cho các điểm du lịch chính dựa trên nguồn thông tin thống nhất từ Trung tâm thông tin du lịch của Tổng cục Du lịch.

3.2.5. Đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch:

Du lịch là một ngành sử dụng nhiều lao động và khả năng sẵn có của các nguồn nhân lực du lịch được đào tạo và có kỹ năng là yếu tố cốt yếu cho thành công của bất kỳ kế hoạch phát triển du lịch nào. Quan trọng hơn, con người cùng với các tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá tạo ra sự khác biệt cơ bản về tính hấp dẫn của một quốc gia như một điểm đến du lịch. Vì vậy, đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cốt yếu đối với ngành Du lịch. Đào tạo nguồn nhân lực sẽ là một phần quan trọng trong việc xây dựng Việt Nam thành công như một điểm đến du lịch. Hiện tại, có khoảng cách giữa số lượng các cơ sở du lịch, các khách sạn và phát triển du lịch với số nhân viên được đào tạo có khả năng làm việc và điều hành các doanh nghiệp du lịch. Đào tạo được đặt ra cho tất cả các cấp từ các quan chức du lịch trung ương tới nhân viên các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam.

- Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung quy hoạch, phát triển hệ thống trường đào tạo nghề, đại học, sau đại học về du lịch tại các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ cũng như những khu vực có tiềm năng du lịch như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên;

- Thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa trường dạy nghề, trường đại học và các tổ chức du lịch để tạo thành hệ thống trong đó kỹ năng tiếp đón và phục vụ có thể được phát huy và yêu cầu đào tạo nhân viên tương lai có thể được đáp ứng. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ phục vụ cho đội ngũ nhân viên phục vụ trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng theo hướng đi thực tế, thực tập tại các khách sạn cao cấp ở trong và ngoài nước;

- Việc đào tạo cần chú ý ở các cấp trung ương, địa phương, doanh nghiệp cũng như các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ du lịch. Nội dung đào tạo tuỳ theo cấp độ, phạm vi công việc của người lao động mà xác định cho phù hợp;

- Chú trọng đào tạo có hệ thống, chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên viên marketing du lịch cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa



phương để xây dựng và triển khai hiệu quả chiến lược và kế hoạch marketing du lịch ở cấp quốc gia và địa phương;

- Tổ chức triển khai đúng tiến độ và hiệu quả các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch do Luxemburg, EU tài trợ; Tổng cục Du lịch cần tăng cường phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các dự án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam để kêu gọi tài trợ của các tổ chức quốc tế. Có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích hợp tác giữa các trường đại học, trường đào tạo nghề du lịch ở Việt Nam với các trường đại học, trường đào tạo nghề du lịch nổi tiếng ở các nước phát triển du lịch như Thuỵ Sĩ, Áo, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Úc để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Việt Nam như cấp học bổng cho sinh viên, công chức và nhân viên ngành Du lịch nghiên cứu, học tập tại các trường này, cử giáo sư, giảng viên nổi tiếng sang giảng dạy về du lịch tại các trường đại học và đào tạo nghề du lịch ở Việt Nam.

3.2.6. Chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững:

3.2.6.1. Đối với môi trường tự nhiên:

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật bảo vệ môi trường trong ngành Du lịch. Tổng cục Du lịch cần chủ trì thực hiện việc đánh giá tác động môi trường trong công tác quy hoạch phát triển du lịch và thẩm định các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch; Thiết lập chiến lược và chính sách quốc gia và địa phương liên quan đến phát triển du lịch và khách sạn, trong đó tính đến ảnh hưởng môi trường của các dự án và giới hạn điều này đối với năng lực kết cấu hạ tầng của khu vực;

- Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ làm sạch môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải tại các cơ sở kinh doanh du lịch; Ban hành chính sách khuyến khích phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch bền vững và thực hiện quản lý tiết kiệm năng lượng tại các khách sạn, nhà hàng, đẩy mạnh quản lý chất thải theo chiến lược 3R (tái sử dụng, giảm xả thải và tái chế). Tổ chức hướng dẫn, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường. Đưa giáo dục môi trường du lịch vào trường phổ thông;

- Bộ Tài nguyên môi trường tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hệ thống xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm du lịch, cảnh báo kịp thời



những điểm du lịch có nguy cơ ô nhiễm và thực hiện các biện pháp mạnh tay nhằm ngăn ngừa, đình chỉ ngay các dự án đầu tư có nguy cơ huỷ hoại tài nguyên, môi trường cũng như các hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm du lịch.

3.2.6.2. Đối với môi trường xã hội và nhân văn:

- Ngành Du lịch cần thường xuyên trao đổi với cộng đồng dân cư địa phương để cùng nhau giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch để đảm bảo gìn giữ, bảo vệ tài nguyên cho phát triển bền vững. Cần lồng ghép nội dung bảo vệ tài nguyên và môi trường trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch.

- Chính quyền địa phương xây dựng chương trình giáo dục, tăng cường nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, phổ cập các nguyên tắc của du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên.

- Giảm thiểu các hoạt động trộm cắp, cướp giật của khách du lịch, ăn xin, bán hàng rong chèo kéo khách tại các điểm du lịch. Ngành Công an cần tổ chức lực lượng bảo vệ khách du lịch tại các trung tâm du lịch, điểm du lịch có đông khách du lịch. Tổ chức đường dây nóng để khách du lịch cung cấp thông tin kịp thời khi gặp các vấn đề nêu trên để kịp thời giải quyết, đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

- Phát huy tính nhân hậu, lòng hiếu khách của người dân Việt Nam. Đây là một trong những thế mạnh của Du lịch Việt Nam. Cần giữ gìn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong các loại hình du lịch văn hoá đặc thù. Những điều này đòi hỏi sự tuyên truyền giáo dục của chính quyền các cấp, các phương tiện thông tin đại chúng và các phương thức xã hội hoá du lịch; có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, gắn lợi ích của du lịch với mọi người dân địa phương, đảm bảo tính văn minh, bền vững.

3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương, chủ động hội nhập vào ngành Du lịch toàn cầu:

Để chủ động hội nhập, tăng cường năng lực cạnh tranh, Du lịch Việt Nam cần tích cực đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương với các nước phát triển du lịch và các tổ chức quốc tế để có thể tạo ra những ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế, trên cơ sở đó bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Cũng với

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí