Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà Nội - 2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

BẢNG:

Bảng 2.1: Tổng hợp các số liệu về tài chính, trong vòng 3 năm gần đây (2018- 2020): 43

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2018 – 2020 44

Bảng 2.3 Thị phần tương đối của Công ty cổ phần E&C Hà Nội so với Công ty Công ty cổ phần xây dựng số 2 – Vinaconex 2 45

Bảng 2.4 Năng suất lao động củ các công ty xây dựng tại Hà Nội năm 2020 48

Bảng 2.5: Danh mục các máy móc thiết bị chính của Công ty 54

Bảng 2.6: Báo cáo tài chính của công ty năm 2018 – 2020 62

Bảng 2.7: Danh sách cán bộ quản lý và kỹ thuật thường xuyên năm 2020 66

Bảng 2.8: Công nhân lao động năm 2020 66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

HÌNH:

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 40

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà Nội - 2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

“ Thương trường như chiến trường” là một cụm từ dùng để miêu tả tính chất khốc liệt của thị trường hiện nay mà rất nhiều chủ doanh nghiệp, người kinh doanh thường nói. Với sự ra đời hàng loạt doanh nghiệp, công ty kinh doanh khiến cho thị trường kinh doanh ngày nay càng tấp nập hơn nhiều.Và tất nhiên rằng với những doanh nghiệp không có những chiến lược đúng đắn, không kịp thời nắm bắt tình hình thì rất dễbị tụt lai phía sau và lâu dần dẫn đến phá sản.Tục ngữ có câu “cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận” cạnh tranh là sự tất yếu của thương trường. Cạnh tranh giữa các doanh nhiệp là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cạnh tranh cơ bản giữa các doanh nghiệp, những đe dọa thách thức hoặc cơ hội của doanh nghiệp chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Cạnh tranh trên nhiều phương diện từ thiết kế thương hiệu đến pháp triển chất lượng sản phẩm dịch vụ, mẫu mã, giá cả. Vì thế,các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị phần và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ cạnh tranh thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, áp dụng học hỏi những công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học sáng tạo.

Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng là phục vụ lợi ích của chính doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với cạnh tranh, với quy luật "mạnh được yếu thua", nếu né tránh thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh đào thải. Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến vào trong sản


xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo.

Mặt khác nâng cao năng lực cạnh tranh cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Sở dĩ như vậy là vì:

- Do yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ không chỉ về mặt chất lượng, giá cả, kiểu cách thiết kế, tính mỹ thuật sản phẩm, các dịch vụ sau bán mà sự ưa chuộng của khách hàng còn được thể hiện qua uy tín, kinh nghiệm, thương hiệu của chính doanh nghiệp. Vì thế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những cải tiến đổi mới nhất định để nâng cao năng lực của mình mới có khả năng đáp ứng những yêu cầu này của khách hàng.

- Do cuộc bùng nổ cách mạng công nghệ toàn cầu, với những tiến bộ của khoa học đã tạo ra những dây truyền máy móc thiết bị vô cùng hiện đại, tự động hoá, làm giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất, tăng tiến độ hoàn thành sản phẩm, và giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được những dự án có quy mô lớn và tính phức tạp cao về kỹ thuật. Trong cuộc chạy đua này nếu doanh nghiệp nào tận dụng được sức mạnh kỹ thuật thì chắc chắn sẽ về đích nhanh hơn. Mà để tiếp cận được với những công nghệ cao này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tích luỹ, nâng cao năng lực của mình.

Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, do vậy mỗi tế bào "khoẻ" thì cả nền kinh tế đó cũng có năng lực cạnh tranh cao hơn. Ngược lại khi nền kinh tế đó "khoe" thì nó lại tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình.

Công ty cổ phần E&C Hà Nội là một Doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng với tiền thân là Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Long theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0101607104 ngày 27/01/2005 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp với phạm vi hoạt động trên cả nước. Với kinh nghiệm tích lũy được suốt quá trình hình thành và phát triển, chúng tôi đã tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp năm 2013 với định hướng phát triển chuyên sâu vào lĩnh vực thi


công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng và Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, đối diện với thực tế về trình độ công nghệ mới , kỹ năng quản lý trong hoạt động SXKD , năng lực tài chính ,đội ngũ nguồn nhân lực phải có kiến thức về công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO ... Công ty cổ phần E&C Hà Nội đã bộc lộ rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý , khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh khi tham gia đấu thầu xây dựng xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

Để Công ty cổ phần E&C Hà Nội ngày càng vươn lên và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phân tích đánh giá thực trạng môi trường hoạt động SXKD, môi trường cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là hết sức cần thiết. Vì vậy, để giúp công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà Nội” với hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển của công ty.

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:

2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Do ngành kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là một ngành mới phát triển và còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, do vậy, chỉ có một số hạn chế các bài viết, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động xây dựng vv...được công bố. Ngoài ra, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành, doanh nghiệp được công bố trong nước cho đến nay đều thuộc về các ngành kinh tế khác

Đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề này. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về cạnh tranh đã được công bố như:

- Luận văn “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn của Haprofood” của tác giả Trương Thị Thanh Hương (2011). Tác giả đã phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới kinh doanh Rau,


Thực phẩm an toàn Hprofood, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an toàn Haprofood, xây dựng thương hiệu Haprofood trở thành một trong những thương hiệu lớn, có độ tin cậy cao về vệ sinh an toàn thực phẩm của TP. Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

- Luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2019) trình bày tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài, cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh ngành viễn thông, thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam.

- Nghiên cứu “năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam – nhân tố quan trọng trong hội nhập” của tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003), trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bàn về cạnh tranh, trên cơ sở phân tích thực tiễn và xu hướng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung, tác giả tập chung nghiên cứu, phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp, để xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và quốc gia.

Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về cạnh tranh và những kinh nghiệm thực tế quý báu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cũng chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh cũng như một vài lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao khả năng của doanh nghiệp trên thị trường. Luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà Nội” của em cũng thuộc mục đích đó. Tuy nhiên việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần E&C Hà Nội hiện chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện. Do đó đề

tài nghiên cứu của em không bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.


2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Các nghiên cứu lý thuyết về quản trị chiến lược kinh doanh và nâng cao lợi thế, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường có thể tổng kết thành 03 trường phái nghiên cứu với ba cách tiếp cận khác nhau đó là:

(1) Trường phái nghiên cứu lợi thế cạnh tranh và định vị doanh nghiệp mà điển hình là các nghiên cứu của Micheal Porter (1980, 1985,1986). Các nghiên cứu theo trường phái này đưa ra nhiều mô hình phân tích về lợi thế cạnh tranh và định vị doanh nghiệp trên thị trường nhưng nhược điểm là không đề cập đến cách thức mà doanh nghiệp cần phải làm, các kỹ năng cần phải có để đạt được các lợi thế cạnh tranh.

(2) Các nghiên cứu của Barney (1991), Hamel and Prahalad (1994), Teece, Pisano và Shuen (1997) tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở coi nguồn lực của doanh nghiệp như là yếu tố sống còn trong cạnh tranh. Các nghiên cứu theo trường phái này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác nguồn lực doanh nghiệp để có được lợi thế cạnh tranh.

(3) Trường phái nghiên cứu quá trình hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp dựa trên cấu trúc doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp. Trường phái này tập trung nghiên cứu và phân tích quá trình kinh doanh, các phương pháp xây dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh chứ không đề cập đến định vị doanh nghiệp và các hoạt động thực thi chiến lược. Điển hình các nghiên cứu của trường phái này là các nghiên cứu của các học giả Ghosal và Barret(1997), Collins và Porras(1994), Miller và Whitney(1999), Peters(1991).

3.Mục tiêu nghiên cứu:

3.1 Mục tiêu chung:

Mục tiêu của đề tài nhằm Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần E&C Hà Nội, đánh giá những thành công và tồn tại, từ đó chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.

3.2 Mục tiêu cụ thể:


- Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, trên cơ sở phân tích thực tiễn và xu hướng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần E&C Hà Nội nói riêng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần E&C Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

- Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần E&C Hà Nội thời gian qua.

- Đề xuất các giải pháp hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần E&C Hà Nội.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh và những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và thi công các công trình dân dụng và công nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động của Công ty khá rộng gồm: San lấp; Thi công; Kinh doanh vật liệu xây dựng; Tư vấn giám sát; quản lý dự án; Mua bán, lắp đặt thiết bị. Hoạt động của công ty là trong lĩnh vực xây dựng, nên trong phạm vi đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu lĩnh vực hoạt động là năng lực cạnh tranh của Công ty trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và thi công các công trình trong những năm 2018- 2020 từ đó tác giả đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030.

Sử dụng số liệu về tình hình hoạt động của Công ty trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020.

5.Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu , trong đó chủ yếu là phương pháp thu thập , phân tích kết hợp khái quát hóa :

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

Nghiên cứu được thực hiện thông qua tài liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020.


- Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: qua các số liệu cụ thể được thu thập, khóa luận tiến hành phân tích so sánh giữa các năm với nhau để thấy được những biến chuyển

trong quá trình hoạt động của công ty.

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Phần mềm Excel được sử dụng để thống kế hệ thống dữ liệu đạt được trong doanh thu. Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp biểu đồ, đồ thị và hình vẽ...

6.Đóng góp của luận văn:

Luận văn có những đóng góp sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, trên cơ sở phân tích thực tiễn và xu hướng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần E&C Hà Nội nói riêng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần E&C Hà Nội

- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ trong cùng lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và thi công các công trình dân dụng và công nghiệp.

- Giúp Ban lãnh đạo Công ty cổ phần E&C Hà Nội nhận diện được những điểm mạnh, yếu trong việc cạnh tranh với các đối thủ, những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp , từ đó có những quyết định đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD ngày càng tốt hơn , hiệu quả cao hơn ...

7.Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương sau :

- Chương I: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Chương II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà

Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023