Với những tiềm năng và lợi thế về vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực và quỹ đất dồi dào để phát triển kinh tế, cùng với các chính sách ưu đãi của Nhà nước và địa phương, thời gian qua số lượng DNNVV tại tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Tại thời điểm 31/12/2013 tổng số DNNVV đăng ký là 4.234 doanh nghiệp, thì chỉ sau 4 năm, đến 31/12/2017 số lượng DNNVV đăng ký lũy kế gấp 1,4 lần, tương đương tăng 1.775 doanh nghiệp.
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Số doanh nghiệp đăng ký lũy kế | 4.469 | 4.762 | 5.221 | 5.797 | 6.402 |
Số DNNVV đăng ký lũy kế | 4.234 | 4.494 | 4.900 | 5.432 | 6.009 |
Số DNNVV thực tế hoạt động | 2.171 | 2.184 | 2.395 | 2.827 | 3.267 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Nhóm Các Nhân Tố Thuộc Về Ngân Hàng Thương Mại
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Thông Qua Quỹ Bảo Lãnh Tín Dụng Tại Việt Nam
- Mức Độ Chủ Động Tiếp Cận Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Của Ngân Hàng Thương Mại Để Cấp Tín Dụng
- Dư Nợ Tín Dụng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Tỉnh Phú Thọ
- Tỷ Lệ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Tỉnh Phú Thọ Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Nguồn: [5].
Lũy kế đến 31/12/2017 tỉnh Phú Thọ có 6.402 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó số DNNVV là 6.009 doanh nghiệp (chiếm 93,9%), tuy nhiên chỉ có 3.680 doanh nghiệp (trong đó số DNNVV là 3.267 doanh nghiệp) đang hoạt động, số còn lại là các DNNVV mới đăng ký chưa đi vào hoạt động hoặc là các DNNVV tạm thời dừng hoạt động sản xuất kinh doanh và DNNVV chờ giải thể, phá sản. Với mức tăng trung bình khoảng 500 doanh nghiệp/năm như hiện nay thì để đạt được mục tiêu 8.000 doanh nghiệp vào năm 2020 [37] đòi hỏi các cơ quan, ban ngành của tỉnh, cùng sự chung tay góp sức của hệ thống ngân hàng, hiệp hội doanh nghiệp,… phải nỗ lực hết mình, có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là khối DNNVV.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng doanh nghiệp bình quân trên đầu người của tỉnh Phú Thọ ở mức thấp, với tổng dân số trung bình năm 2017 của tỉnh Phú Thọ là 1.392.885 người [5] thì trung bình 379 người dân mới có 1 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động (thấp hơn trung bình cả nước là 185 người dân thì có 1 doanh nghiệp), trong khi đó ở Thái Lan trung bình 30 người dân có 1 doanh nghiệp, ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh thì chỉ từ 10 đến 12 người dân đã có 1 doanh nghiệp [19]. Do đó, phát triển DNNVV trở thành một thách thức lớn đối với yêu cầu đổi mới để phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh Phú Thọ cần cân nhắc phát triển về chất lượng bên cạnh việc đẩy nhanh phát triển về số lượng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ra đời phải đi đôi với việc tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Bảng 2.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
2.171 | 2.184 | 2.395 | 2.827 | 3.287 | |
Phân loại theo quy mô | |||||
- Doanh nghiệp siêu nhỏ | 1.130 | 1.179 | 1.319 | 1.445 | 1.672 |
- Doanh nghiệp nhỏ | 802 | 792 | 857 | 1.067 | 1.142 |
- Doanh nghiệp vừa | 239 | 213 | 219 | 315 | 473 |
Phân loại theo loại hình doanh nghiệp | |||||
- Công ty hợp danh | 1 | 3 | 3 | 5 | 6 |
- Doanh nghiệp tư nhân | 218 | 220 | 271 | 316 | 330 |
- Công ty trách nhiệm hữu hạn | 1.208 | 1.244 | 1.371 | 1.635 | 1.849 |
- Công ty cổ phần | 744 | 717 | 750 | 871 | 1.102 |
Phân loại theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh
22 | 25 | 28 | 36 | 40 | |
- Công nghiệp và xây dựng | 745 | 763 | 758 | 812 | 955 |
- Thương mại và dịch vụ | 1.404 | 1.396 | 1.609 | 1.979 | 2.292 |
Nguồn: [5].
Phân tích số liệu Bảng 2.2 cho thấy về loại hình doanh nghiệp, tính đến hết năm 2017 thì các DNNVV tỉnh Phú Thọ chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 56,3%), thứ hai là công ty cổ phần (chiếm 33,5%), 10,2% còn lại là loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Về lĩnh vực hoạt động thì tính đến hết năm 2017, các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ (chiếm 69,7%), xếp thứ hai là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 29,1%), còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỷ nhỏ (chiếm 1,2%).
Về quy mô doanh nghiệp, các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ (chiếm 50,9%) và nhỏ (chiếm 34,7%) với năng lực tài chính còn yếu, sử dụng công nghệ sản xuất ở mức trung bình, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Với quy mô vốn hạn chế, năng lực tài chính thấp,... nên việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
2.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới, tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể tại tỉnh Phú Thọ
Từ số liệu Bảng 2.1 cho thấy chỉ 54,7% DNNVV đăng ký kinh doanh tại tỉnh Phú Thọ đang còn hoạt động, điều này cho thấy các DNNVV tỉnh Phú Thọ đang gặp khó khăn, cần có những giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp. Nhưng một thực tế hiện nay là một số DNNVV, đặc biệt doanh nghiệp siêu nhỏ mặc dù thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn hoạt động mang đậm tính chất hộ kinh doanh, không ghi chép các hoạt động sản xuất kinh doanh trên sổ kế
toán nên con số 45,3% DNNVV không hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hàm ý rằng nhiều giao dịch kinh tế đã không được doanh nghiệp thống kê lại.
Những năm qua, hoạt động của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ gặp không ít khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới và sự suy giảm kinh tế trong nước. Mặc dù số lượng các DNNVV tăng lên nhanh qua các năm nhưng nội lực của các doanh nghiệp này còn rất yếu, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nếu như các doanh nghiệp này nhận được sự hậu thuẫn, giúp đỡ cần thiết về nhân lực và tài lực thì khả năng tồn tại và phát triển sẽ cao hơn thay vì bị “chết yểu” dẫn đến một lượng không nhỏ DNNVV bị phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động như trong thời gian vừa qua.
Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới, tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể tại tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
435 | 389 | 496 | 619 | 645 | |
Số DNNVV đăng ký tạm ngừng hoạt động | 19 | 51 | 91 | 124 | 152 |
Số DNNVV phá sản, giải thể | 14 | 96 | 37 | 43 | 40 |
Nguồn: [35].
Quốc hội (2014) ban hành Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 với những điều khoản thông thoáng hơn về điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp đã tạo động lực mới cho làn sóng thành lập doanh nghiệp từ nửa cuối năm 2015 đến nay. Đặc biệt khi chính sách khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh lên hoạt động ở mô hình DNNVV, cũng như chủ trương khuyến khích hoạt động khởi nghiệp đã làm gia tăng số lượng DNNVV trong thời gian ngắn. Kết quả này cho thấy những tác động tích cực của các cơ chế, chính
sách của Chính phủ và của tỉnh Phú Thọ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và khuyến khích thành lập doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, số DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phải đăng ký ngừng hoạt động hay phá sản, giải thể cao trong năm 2014 là hệ quả của giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài, phản ánh quy luật cạnh tranh và bản chất của thị trường, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, khả năng phản ứng thấp với những thay đổi của thị trường thì tất yếu sẽ bị đào thải.
Trong thời gian qua, DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đang phải chịu những tổn thương của thị trường cũng như những rào cản trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đã khiến hàng loạt các DNNVV phải phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động. Thực tế cho thấy rằng, tình hình suy thoái kinh tế vẫn chưa hoàn toàn được cải thiện, hàng tồn kho của các DNNVV vẫn lớn, các khoản chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt các DNNVV đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Thực trạng này dẫn đến hậu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ và thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và phá sản. Mặc dù một số chương trình hỗ trợ vay vốn cho DNNVV đã được Chính phủ triển khai như hỗ trợ tín dụng, bảo lãnh tín dụng,… nhưng số lượng DNNVV hằng năm thua lỗ, giải thể, phá sản chiếm tỷ lệ không nhỏ cho thấy vấn đề thiếu vốn vẫn hiện diện ở khối các DNNVV.
2.2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH PHÚ THỌ
2.2.1. Mức độ chủ động tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1.1. Đội ngũ cán bộ doanh nghiệp và khả năng lập dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh
Đội ngũ lãnh đạo và người lao động trong các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đã từng bước trưởng thành từ thực tiễn, có trình độ học vấn, ý thức và chủ động nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế [37]. Tuy nhiên, trình độ quản trị và khả năng hội nhập của lãnh đạo DNNVV còn nhiều bất cập, một số lãnh đạo DNNVV còn thiếu kinh nghiệm quản lý, chưa lường đón được những biến động của thị trường dẫn tới bị rủi ro. Nhiều lãnh đạo DNNVV chưa có khả năng dự đoán được sự biến động về giá cả của thị trường, của đối thủ cạnh tranh hay thị hiếu người tiêu dùng,… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến gần 42,5% doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể, phá sản. Lao động trong các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ phần lớn có trình độ chuyên môn và tay nghề thấp, ít lao động có trình độ cao [37]. Thực trạng này sẽ cản trở sự phát triển, cũng như hạn chế vai trò của các DNNVV đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Nhu cầu học tập nâng cao trình độ của lãnh đạo và đội ngũ cố vấn trong DNNVV chưa được chú trọng. Một phần do DNNVV không có đủ kinh phí cho vấn đề này, mặt khác do áp lực của cuộc sống, do nền kinh tế thay đổi quá nhanh, chủ doanh nghiệp phải tập trung giải quyết những vấn đề để doanh nghiệp tồn tại, nên đối với bản thân họ cũng không có nhiều thời gian và điều kiện để học tập, nâng cao trình độ. Trong khi đó, các nhân viên trong DNNVV thường có tư tưởng an tâm với vị trí công việc hiện tại, thu nhập của họ dường như đã đủ để trang trải cuộc sống nên ít quan tâm tới việc học tập nâng cao trình độ, tiếp thu những kiến thức mới để cải tiến và nâng cao năng suất lao động.
Thực tế hiện nay là khả năng xây dựng dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ còn yếu. Khi có nhu cầu
vay vốn ngân hàng, đa phần DNNVV phải thuê ngoài làm hoặc “nhờ” luôn cán bộ của NHTM tư vấn, xây dựng dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh giúp. Như vậy, dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh mà DNNVV nộp trong hồ sơ vay vốn đôi khi cũng chỉ để giải quyết vấn đề thủ tục, giấy tờ. Nó không bám sát thực tế hoạt động của DNNVV, có khi xa rời ý tưởng kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc lập báo cáo tài chính tại các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ thường chịu ảnh hưởng bởi chủ doanh nghiệp. Để tránh thuế và vay được vốn ngân hàng, DNNVV thường lập 3 báo cáo tài chính khác nhau, một báo cáo cho nội bộ DNNVV sử dụng, một báo cáo làm theo hướng có lợi về thuế nhất cho DNNVV và một báo cáo thể hiện hiệu quả kinh doanh cao nhất, tình hình tài chính lành mạnh nhất để có thể vay được vốn ngân hàng. Do đó, để cung cấp thông tin ra bên ngoài, các DNNVV thường lập báo cáo tài chính mang tính chất đối phó, không phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của DNNVV. Do đó, có thể cán bộ NHTM sẽ phân tích tài chính dựa trên số liệu DNNVV cung cấp thiếu chính xác. Điều này dẫn đến rủi ro cho vay rất lớn và rất khó cho NHTM có thể tin tưởng để cấp tín dụng cho DNNVV.
Mặt khác, báo cáo tài chính của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ thường không được kiểm toán, do đó việc thu thập thông tin về tình hình tài chính của DNNVV có thể mất nhiều thời gian, chi phí. Các NHTM khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp, do đó cản trở việc ra các quyết định cấp tín dụng.
Việc chấp hành và tuân thủ chế độ kế toán, thuế ở các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ còn thấp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DNNVV thường được kế toán hạch toán 3 tháng/lần hoặc cá biệt một số DNNVV tập hợp chứng từ để kế toán hạch toán một lần sau khi kết thúc năm tài chính. Đa phần kế toán
của DNNVV đều kiêm nhiệm, không làm trực tiếp ở DNNVV mà nhận chứng từ về làm nên chỉ xử lý số liệu trên chứng từ, công tác kế toán gần như tách biệt và không kịp thời với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1.3. Mức độ tạo lập mối quan hệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa với chính quyền địa phương, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp khác Đa phần các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ hoạt động manh mún, nhỏ lẻ,
chưa có nhiều mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp [37]. Các mối quan hệ của doanh nghiệp với NHTM, lãnh đạo địa phương đa phần được hình thành từ mối quen biết từ trước, những DNNVV có mối quan hệ tốt với NHTM, lãnh đạo địa phương không nhiều bởi các DNNVV của tỉnh đa phần tập trung tạo lập các mối quan hệ làm ăn, giải quyết vấn đề đầu ra cho doanh nghiệp, ít chú trọng đến các mối quan hệ để giải quyết vấn đề về vốn. Các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đa phần thực hiện mở tài khoản tại NHTM để thực hiện giao dịch chuyển khoản thanh toán đối với hóa đơn mua hàng từ 20 triệu đồng trở lên nhằm tuân thủ quy định của pháp luật thuế, còn lại đa phần các nghiệp vụ mua bán đều thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, do đó các NHTM có rất ít thông tin về DNNVV.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có khá nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty Giấy Bãi Bằng (Tổng công ty Giấy Việt Nam), Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao,... cùng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhà máy tại khu công nghiệp Thụy Vân, Phú Hà, Trung Hà,… Do đó, các DNNVV của tỉnh Phú Thọ có nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ, đảm nhiệm các khâu sản xuất phụ, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ các sản phẩm đầu ra,… Tuy nhiên, mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp lớn và các DNNVV trên địa bàn tỉnh còn khá khiêm tốn. Nhiều doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn phải nhập