Nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC: Báo cáo tài chính CBCC: Cán bộ công chức CNTT: Công nghệ thông tin

IPSAS: International Public Sector Accounting Standard Chuẩn mực kế toán công quốc tế

IPSASB: International Public Sector Accounting Standard Board Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế

HTTTKT: Hệ thống thông tin kế toán KBNN: Kho bạc Nhà nước

KSNB: Kiểm soát nội bộ NSNN: Ngân sách nhà nước NVKT: Nhân viên kế toán TTKT: Thông tin kế toán

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thang đo của biến “Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán” 31

Bảng 3.2: Thang đo của biến “Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý” 32

Bảng 3.3: Thang đo của biến “Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán 32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Bảng 3.4: Thang đo của biến “Chất lượng dữ liệu kế toán” 33

Bảng 3.5: Thang đo của biến “Đào tạo và bồi dưỡng NVKT” 33

Nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương - 2

Bảng 3.6: Thang đo của biến “Thủ tục KSNB” 33

Bảng 3.7: Thang đo của biến “Tổ chức HTTTKT của các đơn vị sử dụng NSNN

trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương” 34

Bảng 3.8: Kết quả ý kiến khảo sát chuyên gia về các biến trong mô hình 36

Bảng 3.9: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng 41

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát 48

Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo 49

Bảng 4.3: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập 52

Bảng 4.4: Bảng phương sai trích 52

Bảng 4.5: Ma trận xoay 53

Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến phụ thuộc 54

Bảng 4.7: Phương sai trích 54

Bảng 4.8: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy 56

Bảng 4.9: Bảng phân tích ANOVA 56

Bảng 4.10: Bảng kết quả hồi quy 57

Bảng 5.1: Mức độ tác động của từng nhân tố 66

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Komala 5

Hình 1.2: Mô hình ảnh hưởng của mức độ ứng dụng CNTT và HTKSNB hữu hiệu

đến chất lượng HTTTKT 9

Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện đặc điểm chất lượng TTKT theo IPSASB 17

Hình 2.2: Các yếu tố cấu thành của hệ thống thông tin kế toán 19

Hình 2.3: Khái quát về hệ thống thông tin kế toán 19

Hình 2.4: Quy trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán 22

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 30

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 38

Hình 4.1: Đồ thị Histgram của phần dư – đã chuẩn hóa 59

Hình 4.2: Biểu đồ P – P plot của hôi quy phần dư chuẩn hóa 59

Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa gái trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 60

TÓM TẮT

Lý do chọn đề tài: Hiện nay, các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn Huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương đều được trang bị máy vi tính, phần mềm kế toán và hệ thống mạng internet để đảm bảo cho việc tiếp nhận thông tin, dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đến cung cấp thông tin. Tuy nhiên, các đơn vị có kinh phí hoạt động được NSNN đảm bảo nên nhiều hoạt động của đơn vị phải tuân theo các quy định về sử dụng NSNN, hạn chế tính chủ động trong hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chính điều này đã là cho HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN kém linh hoạt, TTKT chủ yếu chỉ để phục vụ cho công tác báo cáo cho cơ quan chủ quản. Để có được TTKT đáp ứng nhu cầu sử dụng trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sử dụng NSNN, đòi hỏi đơn vị phải tổ chức được một HTTTKT với những nội dung cần thiết phù hợp với tình hình thực tế.

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận diện và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính. Nghiên cứu được thiết kế từ khảo sát thực tế 126 CBCC đang công tác trong bộ phận kế toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương cùng với việc tham khảo ý kiến chuyên gia và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích mô hình hồi quy bội bằng công cụ phân tích định lượng SPSS 22.0.

Kết quả nghiên cứu đã xác định có 6 nhân tố gồm Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán; Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán; Chất lượng dữ liệu kế toán; Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán và Thủ tục kiểm soát nội bộ đều có tác động tích cực đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Kết quả nghiên cứu giúp đơn vị nhận diện các nhân tố, từ đó đưa ra phương án để nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống thông tin quản lý, thực hiện chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính phục vụ cho quyết định của các chủ thể có nhu cầu thông tin. Do vậy, hệ thống thông tin kế toán là công cụ quan trọng mà bản thân các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) đặc biệt quan tâm.

Trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán với nhu cầu thông tin ngày càng phong phú và đa dạng đòi hỏi các tổ chức hoạt động phải thường xuyên hoàn thiện HTTTKT của đơn vị. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong các nghiệp vụ, giúp cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, cũng như tạo nhiều thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN. Do đó, vai trò của HTTTKT ngày càng được nâng cao, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng tác động mạnh mẽ đến toàn hệ thống NSNN. Với yêu cầu ngày càng phức tạp của công tác quản lý tài chính nhà nước, yêu cầu phản ánh đầy đủ, kịp thời cũng như công khai và minh bạch thông tin tài chính nhà nước ở Việt Nam, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng HTTTKT, để vừa đảm bảo vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt những nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực kế toán công quốc tế, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp thì có thể nói HTTTKT khá tốt vì họ có sự đầu tư và tổ chức tốt cũng như quan tâm đến việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin từ rất sớm, trong khi đó đối với các đon vị thụ hưởng NSNN thì vấn đề cung cấp thông tin cũng như hoạt động kế toán còn nhiều hạn chế và sự hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà trong đó phải kể đến đặc điểm của HTTTKT ở các đơn vị sử dụng ngân sách hiện nay.

Hiện nay, các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn Huyện đều được trang bị máy vi tính, phần mềm kế toán và hệ thống mạng internet để đảm bảo cho việc tiếp nhận thông tin, dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đến cung cấp thông tin. Tuy nhiên, các đơn vị có kinh phí hoạt động được NSNN đảm bảo nên nhiều hoạt

động của đơn vị phải tuân theo các quy định về sử dụng NSNN, hạn chế tính chủ động trong hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chính điều này đã là cho HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN kém linh hoạt, TTKT chủ yếu chỉ để phục vụ cho công tác báo cáo cho cơ quan chủ quản. Để có được TTKT đáp ứng nhu cầu sử dụng trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sử dụng NSNN, đòi hỏi đơn vị phải tổ chức được một HTTTKT với những nội dung cần thiết phù hợp với tình hình thực tế.

Nhận thấy tầm quan trọng của HTTTKT giúp đơn vị sử dụng NSNN trong quản lý và nâng cao chất lượng quy trình hoạt động, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tổng quát

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT tại các đơn vị này.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu cụ thể đặt ra cho đề tài nghiên cứu gồm:

Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các

đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Mục tiêu 3: Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đề ra cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương?

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổ chức HTTTKT tại các

đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương như thế nào?

Câu hỏi 3: Cần là gì để nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các đơn vị sử dụng

NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

+ Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022. Dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được tác giả khảo sát, thu thập từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: Định tính kết hợp với

định lượng.

Phương pháp định tính: kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu và tổng hợp cơ sở lý thuyết về tổ chức HTTTKT, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng thang đo nháp, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua khảo sát chuyên gia, tác giả nhận diện mô hình nghiên cứu chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương và xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức cho đề tài, từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức phù hợp với điều kiện ở các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Phương pháp định lượng: để nghiên cứu các nhân tố tác động đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương được thực hiện thông qua mô hình hồi quy (mô hình nhân tố khám phá EFA). Tác giả tiến hành khảo sát thực tế các đối tượng qua bảng câu hỏi khảo sát bằng thang đo Likert 5 mức độ, chọn mẫu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng phần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023