Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ngành thông tin và truyền thông - 2

2.5. Phân tích 80

2.5.1. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam 80

2.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam 84

2.6. Kết luận 84

2.6.1 Thành tựu đạt được 84

2.6.1 Hạn chế và nguyên nhân 85

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC VÀO NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 87

3.1. Định hướng, chiến lược phát triển thông tin và truyền thông và sự cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành 87

3.1.1. Định hướng phát triển 87

3.1.2. Mục tiêu phát triển 87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

3.1.3. Chiến lược phát triển ngành thông tin truyền thông giai đoạn tới 92

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức đối với ngành thông tin truyền thông trong thời gian tới 93

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ngành thông tin và truyền thông - 2

3.2.1. Đào tạo năng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành... 93

3.2.3. Công tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của Ngành cần được quan tâm đúng mức 94

3.2.4. Đẩy nhanh tiến trình thẩm định dự án, phê duyệt công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng đối với một số dự án trọng điểm 96

3.2.5 Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện tài chính, tín dụng 96

3.3. Một số kiến nghị 97

3.3.1. Đối với Chính phủ 97

3.3.2. Đối với Bộ Tài chính 98

3.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 98

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHIẾU ĐIỀU TRA 104

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển liên tục khi chúng ta bước vào cách mạng công nghiệp 4.0, sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo AI thì việc phải đầu tư phát triển một hệ thống thông tin truyền thông đủ mãnh để đảm sự phát triển đúng hướng của nền kinh tế là điều vô cùng cần thiết. Nhất là khi chúng ta đang sống trong đại dịch với hàng loạt các tin giả được đưa ra thì việc có một hệ thống thông tin truyền thông đủ mạnh để có thể can thiệp và loại bỏ những tin không chính thống, tin giả và diều vô cùng cần thiết đối với người dân Việt Nam nói chung và với nền kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, chúng ta chưa có một ngành thông tin truyền thông đủ mạnh, cơ sở hạ tầng của ngành thông tin truyền thông còn nhiều yếu kém là “điểm nghẽn của sự phát triển cần được khơi thông và tạo dụng nền tảng phát triển bền vững”. Do đó cần tập trung huy động nhiều nguồn lực để đầu tư giải quyết những tắc nghẽn, quá tải”. Xong việc thu hút đầu tư cho ngành thông tin truyền thông còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh Ngân sách còn hạn hẹp, dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức được ưu tiên sử dụng do so với các vốn khác, vốn ODA đặc biệt có nhiều ưu thế hơn. Trong thời gian gần đây, vốn ODA chiếm tỷ trọng quàn trọng đối với ngành thông tin truyền thông.

Như vậy, nhu cầu vốn đầu tư phát triển thông tin truyền thông là rất lớn trong khi vốn ngân sách hạn hẹp, khả năng huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã giảm khi Việt Nam bước vào ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình và trần nợ công bị khống chế. Tháng 07/2017, WB đã đưa một số nước ra khỏi danh sách được hưởng vốn vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc WB, trong đó có Việt Nam. Không chỉ có khả năng bị cắt giảm vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức từ WB, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ khác cũng đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách theo hướng giảm dần vốn vay ưu đãi như thay đổi cơ cấu vốn và chính sách viện trợ, phương thức hợp tác phát triển... đòi hỏi Việt Nam phải có cách tiếp cận mới trong việc quản lý và sử dụng loại vốn quan trọng này. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức

và áp lực không nhỏ trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển thông tin truyền thông trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian sắp tới (Thủ tướng Chính phủ, 2013).

Việc thu hút và sử dụng các vốn đầu tư cho ngành thông tin truyền thông, đặc biệt là vốn ODA, rất được Nhà nước ta quan tâm. Mặc dù đã thu hút được lượng vốn ODA nhất định nhưng ngành thông tin truyền thông của Việt Nam còn rất nhiều yếu kém, bất cập. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ODA chưa được như mong muốn trong khi cơ cấu vốn ODA thay đổi theo hướng giảm dần vốn ODA không hoàn lại và tăng dần vốn ODA vay ưu đãi; một số nhà tài trợ đã mở các kênh tài trợ mới để cung cấp vốn vay ODA kém ưu đãi hơn. Điều này đã đặt ra rất nhiều câu hỏi lớn: Hiệu quả sử dụng vốn ODA của ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam thời gian qua? Thành tựu đạt được? Hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục? Các giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA đối với ngành thông tin truyền thông trong thời gian sắp tới? Việc tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, Cao học viên đã lựa chọn đề tài“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông” với mong muốn đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong thời gian sắp tới, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1. Nghiên cứu nước ngoài

Khởi nguồn từ Tổ chức tiền thân của OECD nhằm quản lý nguồn viện trợ của Canada và USA trong khuôn khổ kế hoạch Marshall nhằm tái thiết lại châu Âu, ODA ra đời sau chiến tranh thế giới II (1943). Năm 1961, Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu được thay thế bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước thuộc tổ chức OECD. Các Uỷ ban chuyên môn được thành lập nhằm điều phối toàn bộ hoạt động của OECD, trong đó có DAC là một trong những Uỷ ban có nhiệm vụ hỗ trợ và cân đối toàn bộ nguồn

viện trợ do các nước thuộc OECD đóng góp tới các nước đang phát triển giúp các nước này phát triển kinh tế một cách vững chắc.

Trong nghiên cứu của Fuhrer, H trong cuốn “The story of Official Development Assistance” (1996) có nêu rằng: năm 1969, Tổ chức OECD đã đưa ra khái niệm về ODA lần đầu tiên như sau:“ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển; Thành tố hỗ trợ chiếm một khoản xác định trong khoản tài trợ này. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại”. Trong các báo cáo của OECD vào các năm sau đó đã bổ sung, lượng hoá tỷ lệ phần trăm thành tố hỗ trợ là 20 - 30% tuỳ thuộc vào nhà tài trợ cũng như quốc gia nhận trợ.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế và biện dẫn các cách giải thích khác nhau tuy nhiên nhìn chung, kết quả nghiên cứu còn có sự mâu thuẫn.

Một số nhà phê bình về các chương trình viện trợ nước ngoài đã cho rằng nghèo đói phản ánh sự thất bại của chính phủ. Nhà kinh tế người Úc Boone trong cuốn “The Evolution of Official Development Assistance” (1996) nghiên cứu hiệu quả của viện trợ dựa trên khung phân tích liên quan giữa hiệu quả viện trợ và chế độ chính trị và nhận thấy viện trợ không làm tăng đáng kể đầu tư, cũng không có lợi cho người nghèo thông qua việc cải thiện chỉ số phát triển con người, nhưng nó làm tăng quy mô của chính phủ.

Trong nghiên cứu này, Boone không tìm thấy mối quan hệ mang tính hệ thống nào giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng, đầu tư hoặc các chỉ số phát triển con người ở quốc gia tiếp nhận, và kết luận rằng viện trợ nước ngoài phần lớn không hiệu quả.

Nhiều tác giả đã lập luận rằng nguồn vốn ODA đã và đang bị sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, là mầm mống tạo ra “hiểm họa tham nhũng”. Vốn ODA được đầu tư vào các dự án với chi phí lớn khổng lồ nhưng một phần không nhỏ lại rơi vào túi những người cung cấp dự án hoặc trở thành bệ đỡ vững chắc cho chế độ độc tài tham nhũng, khiến đất nước thì ngày càng bần cùng lạc hậu,

trong khi các quan chức lại trở nên rất giàu có. Theo nghiên cứu của Lesink, R., Morrissey, O khi xâu dựng “Cẩm nang ODA” (2002) đã chỉ ra các hạn chế của vốn ODA đối với các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô đó là tính không ổn định và không chắc chắn từ nguồn vốn viện trợ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của các nước nhận viện trợ. Các nghiên cứu đã chỉ rõ trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA và khẳng định rằng tác động của vốn ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình tiếp nhận nguồn vốn ODA của nước nhận viện trợ.

Nghiên cứu của Chenery, H.B và Strout trong “Foreign Assistance and Economic Development” (1966) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn ODA. Tác giả đã lập luận rằng việc hỗ trợ một lượng vốn cần thiết từ các quốc gia phát triển ở giai đoạn khởi đầu có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia yếu thế hơn. Nhờ đó các quốc gia đang phát triển sẽ có động lực để vượt qua khó khăn, từ đó thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.

Trong bài viết “Aid, Policies, and Growth: Revisiting the EvidenceBurnside” của C. và D. Dollar (2000) về mặt lý thuyết chỉ ra tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng dễ dàng được chứng minh là mơ hồ. Ví dụ, trong bối cảnh của một mô hình tăng trưởng tân cổ điển tiêu chuẩn, bất kỳ hiệu ứng trạng thái ổn định nào sẽ không chỉ phụ thuộc vào số lượng và loại viện trợ, mà còn phụ thuộc vào mức độ sử dụng của quốc gia tiếp nhận. Nghiên cứu này đã sử dụng một cơ sở dữ liệu thực nghiệm trên 56 quốc gia bằng dữ liệu chéo về viện trợ nước ngoài để kiểm tra mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài, chính sách kinh tế và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Kết quả nghiên cứu cho thấy viện trợ nước ngoài có tác dụng tích cực nhưng chỉ trong các nền kinh tế được kết hợp với các chính sách tài khóa, tiền tệ và thương mại tốt, ít phát huy tác dụng khi có các chính sách này kém hiệu quả. Thể chế càng minh bạch thì vốn ODA càng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu của Ika, L. A. trong “Journal of Development Economics” (2009) đã nói rõ về sự không thống nhất trong quan điểm về sự thành công của

dự án, tuy nhiên không thể đồng nhất hiệu suất thực hiện và hiệu quả của dự án. Bên cạnh các nhân tố chính đánh giá thành công của một dự án theo quan điểm cổ điển và có giá trị đến ngày nay là thời gian, chi phí và chất lượng còn có một số tiêu chí khác cũng được đưa vào để đánh giá như sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng, lợi ích dành cho nhà đầu tư, lợi ích dành cho đối tác, mục tiêu chiến lược... Cũng theo tác giả, bên cạnh quá trình lập kế hoạch thì quá trình triển khai thực hiện đóng vai trò quan trọng đến thành công của dự án.

Đánh giá viện trợ đóng một vai trò thiết yếu trong nỗ lực nâng cao chất lượng hợp tác phát triển. Ủy ban hỗ trợ phát triển của OECD đã trình bày bộ các nguyên tắc về những yêu cầu quan trọng nhất của quy trình đánh giá. Theo OECD (1991) “đánh giá là một quá trình thẩm định càng có tính hệ thống và khách quan càng tốt nhằm xem xét quá trình thiết kế, thực hiện và kết quả của một dự án, chương trình, chính sách đang diễn ra hoặc đã hoàn thành”. Mục đích là để xác định sự liên quan và mức độ hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả, hiệu suất, tác động và tính bền vững. Một tiêu chuẩn đánh giá nên cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép kết hợp các bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của cả quốc gia tiếp nhận và quốc gia viện trợ.

Mục đích chính của việc đánh giá là nhằm cải thiện chính sách, chương trình và dự án viện trợ trong tương lai thông qua phản hồi từ những bài học kinh nghiệm; cung cấp một nền tảng về tính trách nhiệm, bao gồm cả trách nhiệm cung cấp thông tin cho công chúng. Thông qua việc đánh giá cả thất bại và thành công thì những thông tin có giá trị (những thông tin nhận được từ phản hồi có độ tin cậy cao) được tạo ra có thể cải thiện các chương trình và dự án viện trợ trong tương lai. Nguồn lực cho mục đích phát triển là hạn hẹp trong khi nhu cầu luôn nhiều hơn nguồn lực cho phép, các bên liên quan (các quốc gia tài trợ và quốc gia tiếp nhận) nên tiếp cận nhiều bài học kinh nghiệm nhất để có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Thực hiện đánh giá thúc đẩy đối thoại và cải thiện sự hợp tác giữa các bên tham gia trong quá trình phát triển thông qua chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau ở tất cả các cấp độ.

Theo MOFA năm 2013, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thực hiện chương trình đánh giá (đánh giá của bên thứ 3) hàng năm để tăng cường tính minh bạch và thể hiện trách nhiệm với công chúng, cũng như để cải thiện quản lý Hỗ trợ phát triển chính thức. Phiên bản đầu tiên của Hướng dẫn đánh giá ODA được biên soạn vào năm 2003, dựa trên các lý thuyết quốc gia và quốc tế trong đánh giá ODA. Phiên bản thứ 8 của hướng dẫn này được xuất bản sau 7 lần sửa đổi, kết hợp kinh nghiệm của Bộ trong việc đánh giá ODA và các thông lệ mới nhất. Phiên bản này đã được sửa đổi để cung cấp ví dụ về các đánh giá ODA gần đây và thúc đẩy hệ thống xếp hạng (phân loại hoặc chấm điểm) mà MOFA đã giới thiệu trong một thử nghiệm cơ sở vào các đánh giá từ quan điểm phát triển.

Trong nghiên cứu của Surya Raj Acharya trong bài nghiên cứu về phát triển giao thông tại Nepal năm 2003 đã nhận định rằng: đối mặt với sức ép nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA và giải quyết những thách thức khó khăn trong xóa đói giảm nghèo trong thế giới đang phát triển, những tranh luận về chính sách ODA hiện nay vẫn đang ở ngã ba đường (có nhiều vướng mắc).

2.2. Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Oanh trong buổi tọa đàm về Định hướng phát triển nguồn vôn ODA tại Bộ Tài chính năm 2002 đã phân tích vai trò và ảnh hưởng của vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển, thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam theo hai giai đoạn 1975 - 1990 và sau 1990 từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam đến năm 2010. Không thể phủ nhận những đóng góp cơ bản trong nghiên cứu của tác giả tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của luận án đó là: chưa đưa ra được mô hình và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu phù hợp về những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA. Do chưa lượng hóa được mức độ tác động của các nhân tố nên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những nhận định đánh giá mang tính chủ quan của cá nhân tác giả.

Tôn Thanh Tâm, “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tại Việt Nam” (2005) trong nghiên cứu của mình đã hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển

chính thức trực tiếp là nguồn vốn ODA vay ưu đãi giai đoạn 1993 - 2003, đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA vay ưu đãi ở Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt luận án đã sử dụng các tiêu chí định lượng và định tính để chứng minh và làm sáng tỏ những thành công, hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn ODA. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn ODA vay ưu đãi trong thời gian tới. Mặc dù đây là một nghiên cứu được đánh giá cao nhưng do cách tiếp cận theo phương pháp truyền thống mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý nên hơi nặng về đánh giá thực trạng và đưa ra đề xuất mà chưa thiết lập được mô hình và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu phù hợp cũng như kiểm định các giả thuyết để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Hà Thị Thu trong cuốn “Quan hệ quốc tế” xuất bản năm 2014 quan điểm rằng: trong nghiên cứu về thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã làm rõ cơ sở lý luận của ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn tại vùng duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá vào khâu thu hút và sử dụng vốn ODA mà chưa đi sâu vào đánh giá hiệu quả. Việc đánh giá chỉ mới tập trung ở thống kê mô tả, chưa đánh giá được những thang đo trong đánh giá đó có độ tin cậy không…

Nguyễn Quyết trong đặc san “ODA – 15 năm hợp tác và phát triển” (2015) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa vốn ODA và tăng trưởng kinh tế, thực tiễn tại Việt Nam. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích dựa vào kiểm định Granger, kiểm định đồng liên kết Johansen và mô hình VECM. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn dòng viện trợ ODA có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.

2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đa cho thấy, về mặt lý luận đã từng bước củng cố và hoàn thiện khung lý thuyết đối với thu hút và sử dụng vỗn hỗ trợ phát triển chính thức. Về thực tiễn, các

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí