Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hà Nội - 2

Bảng 2.22: Chính sách tín dụng theo mức độ rủi ro 71

Bảng 2.23: Ma trận rủi ro 74

Bảng 2.24: Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn của năm 2010 trong năm 2011 78

Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu chấm điểm tín dụng tiêu dùng 95

Bảng 3.2: Quyết định tín dụng dựa trên điểm số 96

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn qua 3 năm 2009, 2010, 2011 46

Biểu đồ 2.2: So sánh theo thời gian cho vay 2009 - 2011 52

Biểu đồ 2.3: So sánh dư nợ theo thành phần kinh tế 2009 - 2011 54

Biểu đồ 2.4: So sánh dư nợ tín dụng theo loại tiền 2009 - 2011 55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.5: So sánh cơ cấu nợ xấu giữa các năm 58

Biểu đồ 2.6: So sánh cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian 59

Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hà Nội - 2

Biểu đồ 2.7: So sánh nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 60

Biểu đồ 2.8: Khả năng thu hồi nợ quá hạn 78

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh NHNO&PT Hà Nội 42

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức cấp tín dụng 61


LỜI MỞ ĐẦU


Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đặt ra mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Tuy nhiên thực tế thì lợi nhuận và rủi ro luôn song hành với nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại. Rủi ro trở thành một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế xã hội của con người. Vì vậy, chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều không tránh khỏi. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ với vai trò quan trọng trong cung ứng vốn cho nền kinh tế, do đó hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 60%) trong danh mục tài sản có của ngân hàng, đồng nghĩa với nó là rủi ro từ hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, phức tạp nhất. Cùng với thời gian, tính chất của rủi ro tín dụng cũng thay đổi khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong việc đưa ra những sản phẩm và dịch vụ mới nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế, vì vậy họ sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro tín dụng nhiều hơn.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Dư nợ tín dụng ngân hàng tăng mạnh đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh hoạt động của thị trường chứng khoán và thị trường vốn còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt khiến cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân sản xuất kinh doanh phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp và phải đối mặt với nhiều rủi ro đòi hỏi các ngân hàng phải có những giải pháp hữu hiệu để quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Là một chi nhánh của một Ngân hàng lớn trong hệ thống các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chú trọng công tác quản lý rủi ro tín dụng trong nhiều năm nay, tuy nhiên hiệu quả chưa được như mong muốn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại, tôi đã quyết định chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Chi nhánh Hà Nộilàm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu để hiểu rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

- Nêu các biện pháp được áp dụng chủ yếu trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội, đánh giá hiệu quả của các biện pháp trên thông qua phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

- Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại

NHNo&PTNT Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro

tín dụng tại các ngân hàng thương mại

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Hoạt động tín dụng gồm hai mặt: huy động vốn và cho vay, trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng ở mặt hoạt động cho vay.

+ Nghiên cứu thực tiễn rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội giai đoạn từ 2009 đến 2011 và đề xuất giải pháp hoàn thiện đến 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích diễn giải, so sánh kết hợp với phương pháp thống kê. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các bảng, sơ đồ để minh họa.

5. Kết cấu của luận văn

Sau phần mở đầu luân văn được chia làm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

của Ngân hàng thương mại.

Chương II:Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại

NHNo&PTNT Hà Nội.


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐẾ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM

1.1.1 Tín dụng của NHTM

1.1.1.1 Khái niệm

Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23-5-1990 của Hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Trong các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại thì tín dụng là một nghiệp vụ cơ bản nhất. Tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc tương đương tiền) giữa bên cho vay (ngân hàng thương mại) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Tín dụng là phương thức huy động vốn quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Vì vậy sử dụng có hiệu quả phương thức này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn đang là vấn đề cấp thiết cho sản xuất và đầu tư phát triển.

1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là loại hình tín dụng chủ yếu và phổ biến nhất trong nền

kinh tế thị trường. Các đặc điểm của tín dụng ngân hàng gồm:

- Chủ thế tham gia : Các chủ thể của tín dụng ngân hàng rất đa dạng và rất linh hoạt gồm một bên là ngân hàng, một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân…Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cung cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp, cá nhân.

Đối tượng : chủ yếu là tiền tệ, có khi là tài sản.

Thời hạn : rất linh hoạt bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

+ Tín dụng ngắn hạn : từ 12 tháng trở xuống;


+ Tín dụng trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm;

+ Tín dụng dài hạn : trên 5 năm.

Công cụ : cũng rất linh hoạt, có thể là kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, các hợp đồng tín dụng…

Tính chất : tín dụng ngân hàng mang tính chất gián tiếp. Ngân hàng là trung gian tín dụng giữa những người tiết kiệm và những người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng.

Mục đích : Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh dự trữ hàng hoá vật tư, đầu tư xây dựng cơ bản…và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.

1.1.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng

a. Phân loại theo thời hạn

Thời hạn tín dụng đó chính là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng và nó được xác định cụ thể ngày, tháng, năm. Hay thời hạn tín dụng còn được hiểu là thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về. Phân loại Tín dụng theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với Ngân hàng thương mại vì nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và sinh lợi của một Ngân hàng thương mại.

Theo thời hạn tín dụng được phân thành ba loại

Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng có thời hạn dưới một năm

Tín dụng ngắn hạn thường gắn với vhững khoản vay của doanh nghiệp để bổ sung vào tài sản lưu động, bởi vì tài sản lưu động thường có vòng quay trên một vòng thấp hơn một năm. Do vậy trong một năm doanh nghiệp có thể hoàn trả được số tiền vay ở Ngân hàng.

Tín dụng trung hạn: gồm những khoản tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm

Các tài sản cố định như phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi ... các trang thiết bị nhanh hao mòn có nhu cầu nguồn vốn từ 1 năm đến 5 năm.

Tín dụng dài hạn: gồm những khoản tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên. Thông thường những công trình đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu, thuộc tầm vĩ mô như: máy móc thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng cầu đường... có nhu cầu nguồn vốn từ 5 năm đến 10 năm có khi tới 20 năm.


b. Phân loại theo hình thức cho vay.

Căn cứ theo hình thức cho vay ta có các loại tín dụng sau:

Chiết khấu là việc Ngân hàng Thương mại ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu sau khi đã trừ đi phần thu nhập của Ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Về mặt pháp lý thì Ngân hàng không phải là nhà cho vay với chủ sở hữu thương phiếu và chỉ là hình thức trao đổi trái quyền. Tuy nhiên đối với Ngân hàng, việc bỏ tiền ở thời điểm hiện tại để thu về một khoản tiền lớn hơn trong tương lai với lãi suất ấn định trước được coi như là hoạt động tín dụng, nhưng có lẽ coi đây là một hoạt động đầu tư của Ngân hàng hơn là một hoạt động tín dụng.

Cho vay được hiểu là việc Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng với sự cam kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định với mức lãi suất cam kết. Cho vay được gọi là một trong các nghiệp truyền thống của Ngân hàng Thương mại, nó được hình thành ngay từ buổi sơ khai của các Ngân hàng, và được đánh giá là hoạt động sinh lời cao nhất cho các Ngân hàng Thương mại.

Bảo lãnh là việc Ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay khách hàng của mình khi khách hàng của mình không có khả năng trả nợ. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song Ngân hàng vẫn thu được lợi từ khách hàng nhờ uy tín của mình. Nghiệp vụ này được đưa vào tài khoản ngoại bảng của Ngân hàng. Tuy nhiên nếu có nghiệp vụ phát sinh tức là Ngân hàng đứng ra thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình thì nó lại được đưa vào tài khoản nội bảng.

Cho thuê đó là việc Ngân hàng đứng ra bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những điều kiện nhất định. Sau thời gian đó khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng. Đây là hoạt động khá mới mẻ với Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này sinh lời khá cao, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong đó có yếu tố về công nghệ. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng không những phải có chuyên môn về nghề nghiệp mà còn có cả sự hiểu biết về kỹ thuật, về công nghệ.

c. Phân loại tín dụng theo tài sản đảm bảo.

Nếu căn cứ vào tài sản đảm bảo thì ta có các loại hình tín dụng sau:

Tín dụng đảm bảo đó là sự cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng trong trường hợp không trả được nợ. Trong trường hợp này khi khách hàng không trả được nợ, hoặc vì sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay dẫn đến không thanh toán được thì Ngân hàng sẽ bán tài sản đi để thu hồi nguồn vốn. Tín dụng đảm bảo được áp dụng


đối với các khách hàng có độ rủi ro cao như khách hàng mới hay những khách hàng có tình hình tài chính không tốt...

Tín dụng không có tài sản đảm bảo đó là loại hình tín dụng mà khách hàng có nhu cầu vay vốn với một hạn mức nhất định mà không cần tài sản đảm bảo. Loại tín dụng này thường được cấp cho các khách hàng có uy tín cao, những khách hàng có mối quan hệ tốt và lâu dàI đối với Ngân hàng, họ có tình hình tài chính lành mạnh, có mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính. Cũng có thể là các khoản vay thực hiên theo chỉ thị của Chính phủ, hay Chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo.

1.1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường: Tín dụng tập trung huy động nhiều nguồn vốn, gắn liền với sử dụng vốn có hiệu quả để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tín dụng thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương mại dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn. Do đó tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và được thể hiện như:

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng góp phần giảm số vốn nhàn rỗi trong lưu thông

và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tín dụng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và các cá nhân sản xuất kinh doanh qua đó điều tiết vốn từ nơi nhàn rỗi đến bộ phận thiếu vốn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các hộ gia đình là những đối tượng khó huy động vốn trên thị trường cũng được đáp ứng đủ nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh. Các hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc cá nhân có vốn nhàn rỗi muốn cho ngân hàng vay vì đây là sự đầu tư có độ an toàn cao và có lợi nhuận. Tín dụng góp phần vào việc phân phối vốn, điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Thông qua hoạt động tín dụng giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội

Thứ hai, thông qua việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Trong mọi lĩnh vực sản xuất – kinh doanh - dịch vụ, các doanh nghiệp, hộ gia đình hoặc cá nhân đều tìm mọi cách để gia tăng lợi nhuận, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn thực hiện điều đó, các chủ thể kinh doanh phải


cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quản lý, tìm kiếm thị trường mới do đó cần một lượng vốn lớn và kịp thời. Tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn cung ứng vốn cho các nhu cầu đó. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh cần phải tìm ra nhiều biện pháp sử dụng vốn hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn nhằm trả nợ vay tín dụng đúng hạn cả gốc và lãi nếu không có thể dẫn tới nguy cơ phá sản. Thực hiện được điều này trong nền kinh tế thị trường là một cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Vì thế mà thúc đẩy sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế hàng hoá.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng là công cụ để Chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh

tế, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Thông qua kiểm soát khối lượng tín dụng, định hướng đầu tư cùng với lãi suất tín dụng giúp chính phủ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và hợp lý, kiềm chế lạm phát. Tín dụng ngân hàng còn là công cụ để Nhà nước phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế chiến lược thông qua việc tập trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, kết hợp với các chương trình chính sách xã hội.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy kinh tế đối ngoại.

Ngày nay, trong quan hệ kinh tế đối ngoại, sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa các nước trên thế giới và trong khu vực đang đựơc thúc đẩy mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, vốn đầu tư ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đựơc coi là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng nhất giữa các nước. Nhưng thực tế không phải một tổ chức kinh tế nào cũng có đủ vốn để hoạt động. Thông qua hoạt động tín dụng, các ngân hàng là trợ thủ đắc lực, sẽ cung cấp vốn cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, giúp các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận thị trường quốc tế, đổi mới công nghệ và mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tại các thị trường quốc tế góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.

Như vậy, tín dụng ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đây là một hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khó lường trước. Để tín dụng ngân hàng thực sự phát huy vai trò của mình, nghiên cứu rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là một yêu cầu bức thiết

1.1.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Khái niệm

Tín dụng ngân hàng có mặt trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh

doanh, là kênh cung ứng vốn quan trọng cho hoạt động của các doanh nghiệp, cá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023