PHỤ LỤC 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỐT LÕI FSIS ÁP DỤNG CHO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Công thức | Nội dung đánh giá | |
1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) | Vốn tự có x100 Tổng tài sản có rủi ro | Đo lường tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM hay đo lường khả năng đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ đối với người gửi tiền. |
2. Tỷ suất sinh lời của Tài sản (ROA) | Lợi nhuận sau thuế x 100 Tổng tài sản | ROA là tỷ số phản ánh mối tương quan giữa mức sinh lợi so với tài sản của một NHTM hay nói cách khác ROA phản ánh mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng. ROA là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra rằng khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng hiệu quả. |
3. Tỷ suất sinh lời Vốn chủ sở hữu (ROE) | Lợi nhuận sau thuế x 100 Vốn chủ sở hữu | ROE là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của NHTM. Chỉ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữ bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một Ngân hàng có chỉ số ROE ổn định ở mức cao có thể được xem là một dấu hiệu sử dụng vốn hiệu quả. ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng |
4. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) | Tổng Thu nhập−Tổng chi phíx100 Tổng tài sản có sinh lời | NIM phản ánh hiệu quả tạo vốn và sử dụng vốn của NHTM. Với các nhân tố khác không đổi thì với một NHTM nếu tạo được càng nhiều nguồn vốn giá rẻ (lãi suất huy động thấp), đồng thời sử dụng vốn đầu tư vào tài sản (hoạt động cấp tín dụng) có tỷ suất sinh lời càng cao thì NIM càng lớn. NIM càng lớn điều đó chứng tỏ Ngân hàng kinh doanh có hiệu |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguyên Tắc Tăng Cường Quản Trị Công Ty Cho Các Tổ Chức Ngân Hàng Của Ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng
- Bảng Chỉ Số Quản Trị Công Ty Cgi Áp Dụng Với Vietcombank
- Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 23
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
quả trên một đồng tài sản. NIM phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi). | ||
5. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (NII) | Thu nhập thuần ngoài lãi x 100 Tổng thu nhập hoạt động | NII phản ánh đầy đủ hơn cả về tính sinh lời của ngân hàng. Trong xu thế phát triển, hội nhập quốc tế, muốn có hiệu quả kinh doanh tốt thì tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phải càng cao càng tốt. |
6. Tỷ lệ Nợ xấu | Nợ xấu x 100 Tổng dư nợ | Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này bằng hoặc dưới 3% sẽ đảm bảo cho mức độ lành mạnh của hoạt động tín dụng |
7. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản | Tài sản thanh khoản x 100 Tổng tài sản | Tỷ lệ dự trữ thanh khoản phản ánh mức độ dữ trữ những tài sản có tính thanh khoản tốt nhất để đáp ứng được tất cả các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ này theo thông tư 36 của NHNN tối thiểu là 10%. |
8. Năng suất lao động | 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐥ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐱 𝟏𝟎𝟎 𝐒ố 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐥𝐚𝐨 độ𝐧𝐠 | Phản ánh mỗi nhân viên tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng. |
9. Mức độ đóng góp cho nền kinh tế | ||
a. Tỷ trọng đóng góp cho ngân sách nhà nước | 𝐒ố 𝐭𝐡𝐮ế 𝐓𝐍𝐃𝐍 𝐧𝐠â𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐢 đã 𝐧ộ𝐩 x 100 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡ế 𝐓𝐍𝐃𝐍 𝐜ủ𝐚 𝐧𝐡à 𝐧ướ𝐜 | Chỉ tiêu này thể hiện mức đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước |
b. Tỷ trọng đóng góp việc làm cho nền kinh tế | 𝐒ố 𝐥𝐚𝐨 độ𝐧𝐠 𝐜ủ𝐚 𝐧𝐠â𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐢 x 100 𝐒ố 𝐥𝐚𝐨 độ𝐧𝐠 𝐭𝐨à𝐧 𝐧𝐠à𝐧𝐡 | Phản ánh ngân hàng đảm bảo được việc làm và an sinh xã hội cho con người. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ nên ở mức vửa phải |
(Nguồn: IMF)
PHỤ LỤC 12: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2020 - 2030
1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
a) Về kinh tế
− Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng
7.500 USD3.
− Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.
− Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.
− Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33 - 35% GDP; nợ công không quá 60% GDP.
− Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50%.
− Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm.
− Giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1 - 1,5%/năm.
b) Về xã hội
− Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,74.
− Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm.
− Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%.
− Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%.
c) Về môi trường
− Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.
− Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%.
− Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính
− 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường.
− Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3 - 5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.
− Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục - đào tạo, viễn thông và công nghệ thông tin, logistics và vận tải, phân phối... Áp dụng chuẩn mực quốc tế cho các hoạt động kế toán, kiểm toán, ngân hàng thương mại... Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia. Thúc đẩy phát triển thương mại trong nước theo hướng hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững, gắn với nâng cao uy tín, chất lượng hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, an toàn thực phẩm; bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người sản xuất, phân phối và người tiêu dùng. Đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, bảo đảm cân bằng cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Có chính sách thương mại phù hợp với hội nhập quốc tế; nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển đồng bộ, bền vững và hội nhập
quốc tế; chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47 - 50 triệu lượt, du lịch đóng góp khoảng 14 - 15% GDP và nâng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%.
Nguồn: www.chinhphu.vn