Tăng Cường Công Tác Giám Sát, Thanh Tra Thị Trường Vốn


Thứ ba, so với mô hình tổ chức trước đây thì quy mô quản lý thị trường vốn khá là bị phân tán, đồng nghĩa với việc chưa có sự thống nhất và thiếu các chỉ số đại diện diễn tả tình trạng “sức khỏe” của thị trường vốn Việt Nam. Từ đó, để xây dựng cũng như đưa ra các chỉ số đại diện cho cả nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ đã thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam vào cuối năm 2021. Sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được đánh giá cao trong công tác quản lý, do có sự thống nhất trong mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường vốn mang tính hệ thống. Từ sự ra đời của cơ quan này sẽ góp phần thống nhất các mảng thị trường hiện còn phân tán, từ đó thu hút dòng tiền từ vốn đầu tư trong nước, ngoài nước và góp phần tăng quy mô cũng như vị thế, nâng hạng trên thị trường quốc tế.

3.1.3.2. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra thị trường vốn


Thứ nhất, cần ưu tiên thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh bảo sớm và đưa ra các kịch bản phòng ngừa khủng hoảng; nhằm đảm bảo thị trường vốn hoạt động ổn định. Đồng thời, công tác giám sát, thanh tra đối với các hoạt động diễn ra trên thị trường vốn sẽ được tăng cường và triển khai quyết liệt theo hướng mở rộng phạm vi thực hiện, cũng như không giới hạn các chủ thể phải kiểm tra. Đây là công tác sẽ tập trung vào các vấn đề trọng yếu như giao dịch mang tính chất thao túng; nội gián; không tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trong việc không công bố thông tin liên quan đến việc huy động vốn từ cổ phiếu, trái phiếu, hay cung cấp báo cáo tài chính không đúng tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định pháp luật.

Thứ hai, đối với công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm cần được Ủy ban chứng khoán Nhà nước tăng cường thực hiện triển khai, cũng như đột xuất kiểm tra các giao dịch được coi là bất thường trên thị trường. Từ đó, sẽ xử lý nghiêm các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc biệt là giao dịch có dấu hiệu thao túng và cưỡng chế thực thi theo đúng quy định pháp luật.

Thứ ba, từ việc tăng cường công tác giám sát, thanh tra thị trường vốn sẽ giống như cái phễu lọc dành cho các các nhân, doanh nghiệp niêm yết không đạt chuẩn theo


quy định. Góp phần giúp các giao dịch trên hệ thống được hoạt động thông suốt và giúp Chính phủ giải quyết những điểm hạn chế, bất cập hiện tại liên quan đến công tác quản lý thị trường vốn. Đồng thời, đảm bảo thị trường hoạt động theo chiều hướng công khai, minh bạch, tạo sân chơi lành mạnh cho các nhà đầu tư và tăng khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp.

3.1.3.3. Áp dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý thị trường vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Thứ nhất, thực hiện áp dụng đổi mới công nghệ thông tin trong thị trường vốn sẽ góp phần tạo động lực thay đổi nền tảng cơ bản của cả hệ thống kinh tế của quốc gia trong giai đoạn trung và dài hạn. Điều này sẽ góp phần xóa bỏ đi ranh giới giữa cá nhân, tổ chức với các giao dịch trên thị trường vốn, đồng nghĩa với việc trong tương lai sẽ gia tăng số lượng các nhà đầu tư tham vào thị trường. Thông qua đó, sắp xếp lại vai trò, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức tài chính trung gian trong thị trường vốn. Ngoài ra, giúp thị trường vốn với ngân hàng có sự giao thoa trong hệ thống và nhanh chóng thực hiện việc chuyển các khoản tiếp kiệm (khoản tiền nhàn rỗi) vào thị trường vốn. Công nghệ thông tin sẽ đóng vai trò đổi mới và là cầu nối cung cấp các dịch vụ trên thị trường vốn.

Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 13

Thứ hai, để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ các cuộc khủng khoảng định kỳ lên nền kinh tế thì Chính phủ đã đưa ra phương hướng cần phải chú trọng đến việc xây dựng và áp dụng công nghệ mới đối với thị trường vốn. Cụ thể là khi các cuộc khủng khoảng kinh tế ngày càng diễn ra theo chiều hướng định kỳ trong những thập kỷ qua thì vai trò của nguồn tài chính mạnh là rất quan trọng cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là tiếng chuông kêu gọi việc xây dựng, quản lý nền kinh tế quốc gia cần sử dụng công nghệ thông tin mang tính đổi mới với quy mô và tính năng vượt trội hơn trước. Công nghệ thông tin không chỉ giúp cho nền kinh tế mà còn giúp cho các cơ quan quan lý thị trường vốn giải quyết tốt hơn các vấn đề rủi ro như truyền thông, minh bạch thông tin; góp phần tạo dựng và duy trì tính ổn định của thị trường, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia trên thị trường.


Qua đó, việc áp dụng công nghệ thông tin đổi mới trong quản lý thị trường vốn với mức độ hàng loạt và với quy mô diện rộng sẽ đem lại nhiều lợi ích tiềm năng. Chẳng hạn như sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm rủi ro và tiếp kiệm chi phí giao dịch, góp phần tạo tính thanh khoản và tạo dựng thị trường minh bạch. Từ định hướng nghiên cứu và phát triển liên tục phần mềm công nghệ cao với tốc độ ngày càng nhanh và với khả năng áp dụng phổ biến, sẽ giúp đỡ không ít cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý thị trường vốn.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý

3.2.1.1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp với tình hình phát triển của thị trường vốn

Thứ nhất, thị trường vốn Việt Nam ngày càng phát triển và kèm với đó là đang diễn ra các hoạt động có yếu tố kết hợp công nghệ cao. Chẳng hạn như, thực hiện các giao dịch tự động, quản lý danh mục tự động, tư vấn tự động, số hóa các tài sản tài chính trên thị trường với việc áp dụng công nghệ tài chính mới, hoạt động huy động vốn cộng đồng. Chính những hoạt động mang tính kết hợp với công nghệ, trí tuệ nhân tạo, robot; đòi hỏi hành lang pháp lý cũng phải tương ứng. Để đảm bảo hệ thống pháp luật có tính tương thích với hiện tại và trong tương lai thì xây dựng khuôn khổ pháp lý phòng ngừa được những hành vi vi phạm liên quan đến tội phạm công nghệ cao, nhằm mục đích thao túng thị trường.

Thứ hai, cần xây dựng hành lang pháp lý đối với những hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực công bố thông tin nhưng gắn với hạ tầng công nghệ cao. Cụ thể, điển hình gần đây nhất là vụ việc thị trường vốn Việt Nam phải chịu cú sốc lốc lớn từ hành vi “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC.

Diễn biến cụ thể là Ủy ban chứng khoán và cơ quan giám sát thị trường vốn sau khi thực hiện việc thanh tra hành vi của ông Quyết trên webside tập đoàn FLC thì mới phát hiện vào ngày 10/01/2022 đã xuất hiện bản đăng ký giao dịch chào bán 175 triệu


cổ phiếu dự định sẽ bán từ ngày 10/01/2022 đến ngày 17/01/2022, nhưng hệ thống quản lý thông tin của thị trường vốn lại không ghi nhận bất kỳ sự cố nào. Tiếp đến ngày 11/01/2022 Ủy ban chứng khoán Nhà nước nhận được thông báo của sàn HOSE về việc ông Quyết đã bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC từ trước ngày 10/01/2022 và một lần nữa không bất kỳ phần mềm nào phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của ông Quyết ngay từ khâu bắt đầu đặt lệnh bán hoặc ngay tại thời điểm vừa trào bán ra công chúng. Điều này đồng nghĩa với việc, trên thực tế công tác giám sát hoạt động công bố thông tin của các chủ thể phát hành vẫn đang phụ thuộc vào các bước thủ công, như việc gửi báo cáo đến từng cơ quan quản lý thị trường vốn mà không hề có hệ thống phối hợp giữa các tổ chức với nhau.

Giải pháp thứ nhất để cải thiện tình trạng hành vi vi phạm công bố thông tin trên thị trường vốn chính là cần xây dựng hệ thống phần mềm giám sát được đồng bộ và phù hợp với các tiêu chí pháp luật. Cụ thể, xây dựng phần mềm công bố thông được tích hợp với hệ thống chào bán chứng khoán ra công chúng. Ví dụ, sau khi chủ thể phát hành chứng khoán thực hiện khai báo trên phần mềm công bố thông tin (cung cấp đầy đủ thông tin tương ứng với các tiêu chí pháp lý theo quy định, như: yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính; báo cáo công bố thông tin bao gồm nội dung liên quan đến số lượng và ngày dự định chào bán chứng khoán) và sau thời cho phép theo quy định pháp luật thì hệ thống chào bán cổ phiếu mới được “mở cửa” thực hiện.

Giải pháp thứ hai chính là xây dựng hệ thống phần mềm xử lý hành vi vi phạm liên quan đến chào bán chứng khoán ra công chúng tương thích với những tiêu chuẩn mà hành lang pháp lý đặt ra, hay nói cách khác là tương thích với từng hành vi phạm được định danh rõ. Ví dụ, theo Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường vốn (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2022) thì đối với hành vi không báo cáo về ngày dự kiến giao dịch trên thị trường vốn sẽ bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá đối với cổ phiếu. Tức khi chủ thể phát hành chứng khoán có hành vi vi phạm nêu trên thì sẽ bị phần mềm xử lý vi phạm hành chính áp dụng chế tài, bằng cách chủ động xác định giá trị phạt vi phạm tương ứng với mệnh giá số lượng cổ phiếu đã chào bán. Từ


đó, phần mềm xử lý vi phạm cần bổ sung thêm tính năng phong tỏa tài khoản của chủ thể phát hành chứng khoán, nhằm trách việc thất thoát dòng tiền và được phép tự động khấu trừ số tiền phạt tương ứng.

Ngoài ra, hệ thống phần mềm xử lý vi phạm cần có thêm tính năng phát hiện việc tái diễn hành vi vi phạm khi có cùng lỗi giống nhau. Cụ thể, là khi xây dựng hành lang pháp lý cần đưa ra chi tiết các hành vi vi phạm, từ đó tích hợp với tính năng của hệ thống phần mềm và sẽ nhận diện cũng như phát hiện ra lỗi. Đồng thời, đối với các chủ thể vi phạm tái diễn sẽ bị áp dụng các chế tài mang tính răn đe hơn và không dừng lại ở việc xử lý vi phạm hành chính. Điển hình là ông Quyết đã vi phạm hành vi tương tự đến lần thứ hai và trước đó ông Quyết chỉ bị phạt hành chính với số tiền là 65 triệu đồng nhưng lại thu về từ hành vi vi phạm là 400 tỷ đồng. Như vậy, đối với thời điểm hiện tại việc xử phạt hành chính với ông Quyết ở mức 1.5 tỷ đồng là quá ít, không đủ tính răn đe và không điều gì có thể đảm bảo sẽ không tái phạm hành vi này.

Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm tính năng vô hiệu hóa giao dịch đối với phần mềm xử lý vi phạm. Cụ thể của tính năng này là giữa nhà đầu tư và chủ thể phát hành thực hiện hoàn trả cho nhau đúng những gì đã nhận một cách tự động, tức nhà đầu tư sẽ được hoàn trả lại đúng số tiền đã bỏ ra và chủ thể phát hành sẽ thu hồi lại đúng số lượng cổ phiếu đã chào bán. Như vậy, sẽ khiến cho tâm lý của nhà đầu tư không bị rơi vào khủng khoảng của việc tiền bị “bốc hơi” trong thời gian quá ngắn, đồng thời, góp phần xây dựng và củng cố tính minh bạch trên thị trường.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định liên quan đến sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài

Thực tế hiện nay đối với vấn đề huy động nguồn tiền từ thị trường vốn không chỉ nên tập trung trong nước, mà cũng cần thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Để thực hiện điều đó, thị trường vốn Việt Nam cần tạo ra sân chơi lành mạnh, công bằng, minh bạch giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau. Để làm được điều này, chính là cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan và kết hợp với hạ tầng công nghệ cao, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đảm bảo thị trường vốn Việt Nam được duy trì tính ổn định, cụ thể:


Thứ nhất, về góc độ chính sách và môi trường pháp lý, cần hoàn thiện các quy định hướng dẫn chi tiết đối với các nhà đầu tư nước ngoài là các công ty đại chúng, công ty niêm yết khi tham gia vào thị trường vốn Việt Nam. Đồng thời, tích hợp giữa các tiêu chí, điều kiện tham gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài với phần mềm kiểm soát được dòng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường vốn Việt Nam. Ví dụ, khi xây dựng khuôn khổ pháp lý trên cơ sở đảm bảo các nhà đầu tư nước ngoài được tự do hóa tài khoản giao dịch, kèm với đó là phát triển, ứng dụng phần mềm có tính năng phối hợp với các ngân hàng thương mại để từ đó kiểm soát nguồn tiền từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Thứ hai, khi ban hành chính sách nhằm mở rộng việc phát triển các loại hàng hóa trên thị trường vốn, đặc biệt là công cụ phái sinh được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán dành cho các nhà đầu tư nước ngoài thì cần xây dựng phần mềm hỗ trợ xác định tỷ giá và tính toán lãi suất. Để làm được điều này, ngoài việc cần dựa vào bản chất các loại tài sản (hàng hóa) trên thị trường vốn để có cơ sở xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến lãi suất và tỷ giá thì cần áp dụng phần mềm hỗ trợ kết nối với các ngân hàng, các tổ chức thanh toán trung gian trên thế giới; nhằm mục đích thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán được thuận lợi và nhanh chóng.

3.2.1.3. Tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu.

Đối với thị trường vốn của Việt Nam, đa phần các nhà đầu tư chủ yếu đều biết và quan tâm đến cổ phiếu do có tính thanh khoản cao và khả năng đem lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trên chặng đường huy động vốn thì việc phát hành trái phiếu (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ) cũng cần được quan tâm đến, do đây là kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro hơn so với cổ phiếu.

Để phát triển thị trường trái phiếu theo đúng lộ trình, kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì bên cạnh việc Chính phủ ban hành hai Nghị định hướng dẫn bao gồm: Nghị quyết số 93/2018/NĐ-CP quy định hướng dẫn về quản lý nợ của Chính quyền địa phương và Nghị định số 95/2018/NĐ-CP quy định việc phát hành, đăng ký, lưu lý, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên


thị trường vốn. Đồng thời, cần xây dựng và phát triển phần mềm giám sát, quản lý tổng dư nợ của Chính phủ cũng như nợ của từng Chính quyền địa phương thông qua việc tích hợp với hệ thống phát hành trái phiếu ra công chúng. Ví dụ, thông qua hệ thống phát hành trái phiếu ra công chúng tích hợp với ứng dụng phần mềm quản lý nợ công của Chính phủ, sẽ góp phần trở thành công cụ để thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia và thúc đẩy bù đắp thiếu hụt ngân sách trung ương một cách nhanh chóng do thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, đối với hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực phát hành trái phiếu cần ban hành thêm các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của thị trường trái phiếu nói chung và đặc biệt cần tập trung nghiên cứu, ban hành các quy định về phát hành trái phiếu xanh, nhưng đi kèm với hệ thống phần mềm mang tính ứng dụng cao. Đồng thời, mở ra cơ hội giúp các nhà đầu tư trong nước biết đến các trái phiếu dành cho dự án xanh, hay những dự án bảo vệ môi trường. Qua đó, giúp cho thị trường trái phiếu nói chung có khuôn khổ pháp lý toàn diện, hệ thống và góp phần làm kênh huy động vốn bền vững, lâu dài cho Chính phủ và doanh nghiệp.

3.2.2 Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý thị trường vốn

Để thị trường vốn phát triển mạnh và bền vững thì điều quan trọng là phải đổi mới trong công tác quản lý và gắn liền với đó là hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin, cụ thể:

Thứ nhất, cần hệ thống hóa công nghệ thông tin theo hướng quản lý chuyên biệt hóa và phân loại theo từng nhiệm vụ. Điển hình, đối với thị trường vốn tại Singapore được hình thành theo cơ chế từ công ty mẹ đến các công ty con và một trong những công ty con chịu trách nhiệm chuyên xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin chính là Công ty cơ sở hạ tầng tài sản kỹ thuật số liên doanh giữa SGX và Temasek (Market-node). Hay nói cách khác đây chính là công ty con chuyên xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, thúc đẩy kỹ thuật số hóa trên thị trường vốn. Ví dụ, đối với việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn, thay vì cơ quan quản lý Nhà nước phải trực tiếp thực hiện thì sẽ giao cho công ty chuyên môn (công ty Marketnode) sẽ là đơn vị chịu


trách nhiệm phát triển và xây dựng hệ thống công nghệ liên quan. Việc giao cho một tổ chức chuyên trách nghiên cứu, phát triển và thực hiện sẽ giúp hạ tầng công nghệ ngày càng hiện đại, có tính hệ thống ngay từ bước phát hành, thanh toán cho đến cung cấp các dịch vụ liên quan đến từng loại hàng hóa trên thị trường vốn. Ưu điểm của việc chuyên biệt hóa đối với lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ giúp thị trường vốn vừa phát triển theo hướng tự nhiên mà cơ quan quản lý Nhà nước vẫn có thể quản lý được thuận lợi.

Thứ hai, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi được hệ thống, linh hoạt giúp đóng góp lớn trong công tác quản lý. Minh chứng là đối với quốc gia Singapore trong công tác quản lý thị trường vốn luôn đứng ở vị trí giám sát là chủ yếu, nên để làm được điều đó Chính phủ phải đặt ra giải pháp đối với hạ tầng công nghệ là phải có tính hệ thống. Đồng thời, với mục đích dồn quyền lực quản lý đối với thị trường vốn về duy nhất một cơ quan Nhà nước thực hiện chính là Ngân hàng Trung ương Singapore (MSA) đã đòi hỏi hệ thống công nghệ thông tin phải có sự quy mô và tổ chức đáp ứng được các tiêu chí đề ra. Ví dụ, đối với công tác giám sát hàng hóa là cổ phiếu trên thị trường vốn, thay vì phải liên tục thực hiện thanh tra trực tiếp thì thông qua phần mềm quản lý và hệ thống lưu trữ dữ liệu thông tin liên quan đã giúp MSA giảm bớt đi các công đoạn giám sát trung gian mà vẫn định danh chính xác các hành vi vi phạm để đưa ra các quyết định ngăn chặn kịp thời.

Thứ ba, cần tập trung xây dựng và phát triển liên tục đối với các phần mềm có khả năng kết nối với hệ thống chủ nhằm tự động hóa trong công tác quản lý. Điển hình là quốc gia Trung Quốc đã áp dụng hệ thống công nghệ cao (Fintech Technology) trong việc tác quản lý, giám sát thị trường vốn nhằm giúp định danh chính xác các khách hàng, các nhà đầu tư một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, để đảm bảo thị trường vốn phát triển theo định hướng minh bạch thông tin và công bằng giữa các nhà đầu tư việc ứng dụng phần mềm công nghệ cao giúp cơ quan quản lý có khả năng nhận diện các hành vi sai phạm liên quan đến công bố thông tin.

Thứ tư, cần tập trung xây dựng và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng cốt lõi được hiện đại hóa. Ví dụ, đối với nên tảng giao dịch điện tử của thị trường vốn Việt Nam thường xảy ra tình trạng bị nghẽn lệnh giao dịch, các nhà đầu tư không thể khớp lệnh

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí