Hiệu Quả Sử Dụng Chi Phí Của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Giai Đoạn 2017 - 2020

thu được 19,86 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 5,22 đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 20,81% so với năm 2017). Tương tự, năm 2019 là 19,22 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 0,64 đồng, tương ứng giảm 3,22% so với năm 2018). Năm 2020 công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 18,47 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 0,75 đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 3,90% so với năm 2019). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định giảm là dấu hiệu không tốt đối với công ty trong tương lai.

d) Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Công ty Cổ phần

Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

So sánh tốc độ tăng trưởng (%)

2017

2018

2019

2020

2018/2017

2019/2018

2020/2019

1. Doanh

thu thuần

857,98

982,29

1048,62

1408,83

14,48

6,75

34,35

2. Lợi nhuận

sau thuế

33,70

42,07

40,85

39,06

24,84

2,90

4,38

3. Tổng

chi phí

137,53

199,45

209,12

203,65

45,02

4,85

-2,62

4. Tỷ suất sinh lời của tổng

chi phí

24,50

21,09

19,53

19,18

-13,94

-7,40

-1,79

5. Hiệu quả sử dụng các nguồn

lực

6,24

4,92

5,01

6,92

-21,03

1,83

28,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà - 7

(Nguồn: Phòng tài vụ)

Nhận xét:


Qua bảng phân tích trên, ta thấy tổng chi phí của Công ty tăng dần giai đoạn 2017

– 2019 và giảm vào năm 2020. Cụ thể, tổng chi phí của công ty năm 2018 đạt 199,45 tỷ

đồng (tăng 61,92 tỷ đồng, tương ứng tăng 45,02% so với năm 2017). Năm 2019, tổng chi phí đạt 209,12 tỷ đồng (tăng 9,67 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,85% so với năm 2018). Năm 2020, tổng chi phí đạt 203,65 tỷ đồng (giảm 5,47 tỷ đồng, tương ứng giảm 2,62% so với năm 2019).

(1) Tỷ suất sinh lời tổng chi phí

Năm 2017, với 1 đồng tổng chi phí tạo ra 24,50 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2018 là 21,49 đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời tổng chi phí năm 2018 giảm 3,01 đồng lợi nhuận, giảm 13,94% so với năm 2017. Tương tự, tỷ suất sinh lời của tổng chi phí năm 2019 giảm 1,96 đồng lợi nhuận, giảm 7,40% so với năm 2018. Năm 2020, tỷ suất sinh lời của tổng chi phí giảm 0,35 đồng lợi nhuận, giảm 1,79% so với năm 2019. Kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của công ty đã giảm đáng kể so với năm 2017. Điều này cho thấy Công ty đã không sử dụng hiệu quả chi phí, đây là một xu hướng không tốt đối với Công ty trong tương lai.

(2) Hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Năm 2017, cứ 1 đồng chi phí tạo ra 6,24 đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của chi phí năm 2018 cứ 1 đồng chi phí tạo ra 4,29 đồng doanh thu thuần đã giảm 1,31 lần, giảm 21,03% so với năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2019 cứ 1 đồng chi phí tạo ra 5,01 đồng doanh thu thuần, sức sản xuất của chi phí năm 2019 đã tăng 0,09 lần, tăng 1,83% so với năm 2018. Năm 2020, mỗi đồng chi phí tạo ra 6,92 đồng doanh thu thuần, tăng 1,91 lần, tương ứng tăng 28,12% so với năm 2019. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực tăng là dấu hiệu tốt đối với Công ty.

e) Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 - 2020

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm

So sánh tốc độ tăng trưởng (%)

2017

2018

2019

2020

2018/2017

2019/2018

2020/2019

1. Doanh thu

thuần

857.984

982.292

1048.622

1408.827

14,48

6,75

34,35

2. Tổng số lao

động

1364

1330

1393

1397

2,49

4,74

0,28

3. LNST

33.701

42.075

40.850

39.065

24,85

2,90

4,38

suất lao động

629,02

738,57

752,78

1008,47

17,42

1,92

33,97

5. Hiệu suất sử dụng lao

động

24,71

31,64

28,04

27,96

28,04

-11,37

-0,29

4. Năng

(Nguồn: Phòng tài vụ)

Nhận xét:

(1) Năng suất lao động

Năng suất lao động của công ty tăng dần giai đoạn 2017 – 2020. Năm 2017, Năng suất lao động là 629,02 triệu đồng/lao động đến năm 2018 là 738,57 triệu đồng/ lao động (tăng 109,55 triệu đồng/lao động, tương ứng tăng 17,42% so với năm 2017). Năm 2019, Năng suất lao động là 752,78 triệu đồng/lao động (tăng 14,21 triệu đồng/lao động, tương ứng tăng 1,92% so với năm 2018). Năm 2020 sức sản xuất của lao động là 1008,47 triệu đồng/lao động (tăng 255,69 triệu đồng/lao động, tương ứng tăng 33,97% so với năm 2019). Như vậy, Năng suất lao động tăng là một xu hướng tích cực của doanh nghiệp. Vì năng suất lao động của doanh nghiệp đã tăng lên, đồng nghĩa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng.

(2) Hiệu suất sử dụng lao động

Hiệu suất sử dụng lao động giảm dần qua các năm. Năm 2018 bình quân mỗi lao động mang lại cho công ty 31,64 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2019 bình quân mỗi lao động mang lại cho công ty 28,04 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 3,6 triệu đồng/lao động so với năm 2018, tương ứng giảm 11,37%), năm 2020 bình quân mỗi lao động mang lại cho công ty 27,96 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 0,08 triệu đồng/lao động, tương ứng giảm 0,29 %).

g) Phân tích các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính

Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu tài chính khác của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

2017

2018

2019

2020

1. Hệ số thanh toán

tổng quát

Lần

3,44

1,63

1,60

1,65

ngắn hạn

Lần

1,47

2,55

1,78

1,65

3. Hệ số thanh toán

nhanh

Lần

0,49

0,63

0,47

0,22

4. Hệ số nợ trên vốn

chủ sở hữu

Lần

0,45

1,58

1,66

1,54

5. Hệ số vốn chủ sở

hữu trên tổng tài sản

Lần

0,69

0,39

0,38

0,39

6. Số vòng quay của

hàng tồn kho

Vòng

6,64

7,39

8,12

13,12

7. Số ngày của vòng

quay hàng tồn kho

Ngày

54,19

48,71

44,36

27,43

8. Số vòng quay nợ

phải thu

Vòng

16,04

3,92

2,12

2,30

9. Số ngày của vòng

quay nợ phải thu

Ngày

2,30

91,84

169,81

156,52

2. Hệ số thanh toán

(Nguồn: Phòng tài vụ)

Nhận xét:

(1) Các hệ số thanh toán

- Hệ số thanh toán tổng quát:

Hệ số thanh toán tổng quát của công ty đều lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn. Cụ thể, Hệ số thanh toán tổng quát từ năm 2017 đến năm 2020 lần lượt là 3,44; 1,63; 1,60; 1,65 lần; cho thấy rằng công ty có thể sử dụng tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn. Hệ số thanh toán năm 2018 so với năm 2017 giảm 1,81 lần, năm 2019 giảm 0,03 lần so với năm 2018; năm 2020 tăng 0,05 lần so với năm 2019. Sự biến động này giai đoạn 2018

– 2020 về cơ bản là không nhiều do công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 toàn cầu.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2018 tăng 1,08 lần so với năm 2017. Tuy nhiên, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty giai đoạn 2018 – 2020 giảm dần qua các năm lần lượt là 2,55; 1,78 và 1,65 lần. Tất cả các hệ số đều lớn hơn 1 chứng tỏ rằng công ty đều có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, hệ số này càng giảm dần doanh nghiệp cần lưu ý để đưa ra các biện pháp kịp thời.

- Hệ số thanh toán nhanh:

Hệ số thanh toán nhanh của công ty trong giai đoạn 2017 – 2020 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng chi trả kém khi cần vốn nhanh để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2018 tăng 0,14 lần so với năm 2017. Tuy nhiên, hệ số này lại giảm dần trong giai đoạn 2018 – 2020, cụ thể là hệ số thanh toán nhanh năm 2019 giảm 0,16 lần, tương ứng giảm 25,40% so với năm 2018. Hệ số thanh toán nhanh năm 2020 giảm 0,25 lần, tương ứng giảm 53,19% so với năm 2019. Vì vậy, công ty cần có các biện pháp để khắc phục kịp thời.

- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn năm 2017 – 2019 tăng dần qua các năm. Cụ thể, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2018 tăng 1,13 lần so với năm 2017. Năm 2019 (1,58 lần) tăng 0,08 lần so với năm 2018, tương ứng tăng 5,06% . Đến năm 2020, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm 0,12 lần so với năm 2019 giảm 7,23%. Mặc dù giảm khá ít nhưng cũng được coi là dấu hiệu tốt cho công ty.

- Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản:

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính. Hệ số này cao nhất vào năm 2017, trong tổng tài sản của công ty thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm với 69%. Với các năm tiếp theo thì hệ số này là rất thấp. Năm 2018, trong tổng tài sản của công ty thì nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 39%. Năm 2019, chỉ chiếm 38% và năm 2020 trong tổng tài sản của công ty thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 39%. Hệ số vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2018 – 2020 chỉ xấp xỉ 39% cho thấy mức độ độc lập tài chính của công ty không cao. Đây là một dấu hiệu không tốt của công ty, công ty cần có các biện pháp để khắc phục tồn tại này.

(2) Các chỉ tiêu hoạt động

- Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của vòng quay hàng tồn kho:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty được cải thiện đáng kể, năm 2018 hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng từ 6,64 vòng/ năm lên 7,39 vòng/năm ở mức tăng trưởng 111%. Trong năm 2019, hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 8,12 vòng/năm ở mức tăng trưởng 110%. Và tăng từ 8,12 vòng/năm (năm 2019) lên 13,12 vòng/năm trong năm 2020 ở mức tăng trưởng 162% cho thấy công tác nghiên cứu thị trường và điều tiết sản xuất sản phẩm của công ty phù hợp không để tình trạng tồn kho. Đây là mặt tích cực trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Ban Lãnh đạo Công ty.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng nên số ngày của một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Cụ thể, số ngày một vòng quay hàng tồn kho năm 2018 là 48,71 ngày/vòng, đến năm 2019 số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 44,36 ngày/vòng. Và năm 2020 số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 27,43 ngày/vòng.

- Số vòng quay nợ phải thu và số ngày của vòng quay nợ phải thu:

Năm 2017 số vòng quay nợ phải thu là 16,04 vòng/năm giảm mạnh còn 3,92 vòng/năm (năm 2018). Số vòng quay nợ phải thu năm 2019 giảm còn 2,12 vòng/năm (giảm 1,8 vòng/năm tương ứng giảm 45,92%) so với năm 2018 cho thấy nợ phải thu giảm nhanh chóng và số vòng quay chỉ còn 2,12 vòng/năm, điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp là không hiệu quả. Doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều trong khi doanh nghiệp đi vay bên ngoài, điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2020 số vòng quay nợ phải thu là 2,30 vòng/ năm (tăng 0,18 vòng/năm tương ứng tăng 8,49% ) và số ngày một vòng quay nợ phải thu là 156,32 ngày/vòng. Điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty có xu hướng tốt hơn và đây là dấu hiệu tốt trong công tác thu hồi vốn của công ty.

2.3. Những thành công và hạn chế về nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà

2.3.1. Những thành công đạt được

Nhìn chung, trong giai đoạn 2017 – 2020 nền kinh tế trong nước vẫn còn rất nhiều khó khăn nên nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm bánh kẹo vẫn chưa cải thiện được nhiều. Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn từ những yếu tố khách quan như tình trạng lạm phát ở nhiều quốc gia, dịch tả lợn Châu Phi, cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đã gây ra sự thiếu hụt và làm tăng giá một số nguyên vật liệu đầu vào như dầu cọ, shortening, sữa bột, gelatine... ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của Công ty do chi phí đầu vào tăng trong khi Công ty không tăng được giá bán, cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành ngày càng cao dẫn đến lợi nhuận của công ty bị suy giảm.

Tuy nhiên, cũng cần phải ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của Công ty trong việc cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua thách thức và đạt các thành tựu đáng kể như:

Thứ nhất, Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Công ty luôn chú trọng và quan tâm đến các chính sách đãi ngộ, đào tạo, phát triển cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên nhằm đảm bảo một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất tốt phục vụ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thứ hai, Các hoạt động của công ty luôn tuân thủ theo đúng Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, điều lệ công ty và các quy định có liên quan, chấp hành đúng Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Nghị quyết của Hội đồng quản trị cũng như trách nhiệm bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ ba, hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy bánh kẹo Hải Hà tại Khu công nghiệp VSIP – Bắc Ninh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về sản xuất xanh sạch đẹp, an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

Thứ tư, đối với tài sản dài hạn, Công ty đã không ngừng khai thác công suất máy móc thiết bị, đồng thời huy động tối đa các tài sản cố định vào sản xuất nhằm hạn chế lãng phí cũng như ứ đọng vốn.

Thứ năm, khả năng thanh toán của Công ty về cơ bản với lượng tổng tài sản hiện có, Công ty hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a) Những hạn chế

Thứ nhất, Từ các số liệu và phân tích về doanh thu và lợi nhuận của công ty cho thấy doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm, nhưng chi phí giá vốn quá lớn khiến lợi nhuận của Công ty chưa thực sự đạt được như mong muốn.

Thứ hai, Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều giảm. Công ty chưa có các chính sách khai thác hiệu quả nguồn vốn.

Thứ ba, Sức sản xuất của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu còn nhiều biến động. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản của Công ty chủ yếu tài trợ bởi các khoản nợ.

Thứ tư, Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của Công ty giảm dần qua các năm. Công ty cần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động.

Thứ năm, Chi phí giá vốn là chi phí có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ lợi nhuận của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà, chiếm khoảng 80% doanh thu thuần của Công ty. Công ty cần xây dựng các chiến lược kinh doanh để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Thứ sáu, Số lượng lao động tại công ty tăng đều qua các năm nhưng tỷ suất sinh lời của lao động giảm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động chưa cao. Cùng việc phân công, bố trí lao động chưa hợp lý, công ty chưa áp dụng các giải pháp khai thác được năng lực của nhân viên, tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Thứ bảy, Công ty có lợi thế là một đơn vị lâu đời trên 60 năm, giàu truyền thống nhưng lại không tận dụng được lợi thế của mình để thu hút khách hàng và thị phần của Công ty trong ngành ngày càng giảm.

Thứ tám, Các cơ chế chính sách thu hút khách hàng của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, do đặc thù ngành thực phẩm nên vẫn cần quan tâm đến một số rủi ro khác như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...

b) Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, những tiêu cực của nền kinh tế thị trường đang gây khó khăn rất lớn cho công ty trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Nước ta tiếp tục thực hiện cam kết AFTA giảm thuế nhập khẩu bánh kẹo xuống còn 0% làm cho ngành bánh kẹo trong nước bị cạnh tranh rất khốc liệt với các bánh kẹo nhập khẩu từ các nước ASEAN.

Thứ hai, các nguyên liệu đầu vào của Công ty như dầu cọ, sữa bột, đường kính, bao bì,... tăng giá cũng như giá năng lượng tăng làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ ba, năm 2020, là năm có nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà nói riêng. Đặc biệt là do dịch Covid -19, thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra ở miền Trung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư, do tính chất mùa vụ của ngành bánh kẹo cộng mức lương thấp nên rất khó tuyển dụng. Các quy định về nâng lương cơ bản đã làm tăng chi phí về các loại bảo hiểm cũng gây ảnh hưởng tới hiệu quả của công ty.

Thứ năm, thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động còn nhiều hạn chế. Chính sách nợ phải thu chưa hợp lý dẫn đến giảm vòng quay nợ phải thu, từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, khâu quản lý của công ty chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến tình trạng như giảm hiệu quả sử dụng lao động, chưa tập trung phát triển hết khả năng vốn có của người lao động.

Thứ ba, công ty chưa suy xét kỹ đến vấn đề hiệu quả kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như: chi phí, thuế, năng suất lao động. Công ty cần có phương án thích hợp để tối đa và sử dụng các nguồn lực hợp lý.

Thứ tư, mạng lưới kinh doanh của công ty chủ yếu trung ở thị trường miền Bắc, thị trường miền Nam của công ty chưa được khai thác nhiều. Công ty cần phát triển nhiều hơn ở thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu để tăng cao thị phần và chiếm lĩnh thị trường.

Thứ năm, một số dây chuyền đã hết công suất, hết khấu hao, làm ảnh hưởng đến năng suất, tăng tiêu hao vật tư nguyên liệu và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường như: dây chuyền Jelly, dây chuyền bánh Miniwaf. Dây chuyền bánh quy của Trung Quốc tuy mới đầu tư năm 2017 nhưng nay đã quá tải công suất, vào cao điểm của thời vụ Tết, sản xuất không đủ đáp ứng đủ cho kinh doanh nên hàng xuất khẩu phải tạm dừng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2023