Thực Trạng Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà


Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =

360

Số vòng quay hàng tồn kho


Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp càng nhanh và ngược lại.

Số vòng quay các khoản phải thu:



Số vòng quay các khoản phải thu =

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân


Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của các khoản phải thu trong kỳ báo cáo. Nếu các khoản phải thu quay vòng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp rất ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.

Số ngày một vòng quay các khoản phải thu:

Số ngày một vòng quay các khoản phải thu =360

Vòng quay các khoản phải thu


Chỉ tiêu này cho biết số ngày mà các khoản phải thu cần để quay được 1 vòng trong kỳ báo cáo từ khi phát sinh khoản phải thu đến khi thu được khoản này. Nếu số ngày một vòng quay các khoản phải thu càng ngắn thì chứng tỏ doanh nghiệp rất ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan

a) Nhân tố lao động

Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lao động của con người còn có thể sáng tạo ra cách thức làm ăn mới rút ngắn chu kỳ kinh doanh, giảm thiểu sử dụng nguồn lực.... Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động. đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...) nên tác động trực tiếp và quyết định hiệu quả kinh doanh.

Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm rất cao, đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò quyết định của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

b) Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tác động đến việc xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến sự thành công, đến hiệu quả kinh doanh cao hay ngược lại, dẫn đến thất bại, kinh doanh phi hiệu quả của một doanh nghiệp. Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp.

Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Các lợi thế về chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm, giá cả độ cung ứng đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào nhãn quan và khả năng quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp.

Phẩm chất và tài năng của đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị; phụ thuộc vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.

c) Sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Đây là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

d) Nhân tố vốn

Nhân tố vốn được thể hiện dưới hình thái khả năng tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng tài chính

của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác tiêu thụ sản phẩm cũng như các đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra khả năng tài chính còn ảnh hưởng tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào

e) Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị là công cụ mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Sự hoàn thiện của máy móc, thiết bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như thế, công nghệ kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh.

Thực tế trong những năm chuyển đổi cơ chế kinh tế vừa qua cho thấy doanh nghiệp nào được chuyển giao công nghệ sản xuất và hệ thống thiết bị hiện đại, làm chủ được yếu tố kỹ thuật thì phát triển được sản xuất kinh doanh, đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh cao, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành và có khả năng phát triển. Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và tính chất ngày càng hiện đại hơn; càng ngày, công nghệ càng đóng vai trò to lớn, mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí kinh doanh.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sáng tạo công nghệ kỹ thuật mới....làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

1.3.2. Nhóm các nhân tố khách quan

a) Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả

của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.

Mặt khác, để quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục không bị gián đoạn tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc cung ứng nguyên vật liệu phải kịp thời đầy đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

Như vậy nguyên vật liệu giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì thế doanh nghiệp phải lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu sao cho đảm bảo được đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy cách với chi phí thấp nhất

b) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từ các bộ luật đến các văn bản dưới luật. Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng.

Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng cho mọi loại hình của doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh một cách lành mạnh; mỗi doanh nghiệp phải chú ý phát triển nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật để nhằm phát triển kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật; kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng luật pháp nước đó.

c) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trước hết, phải kể đến các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu, chính sách tiền tệ, ... Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do

đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu; việc thực hiện tốt sự hạn chế phát triển độc quyền, kiểm soát độc quyền , tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng; việc quản lý tốt các doanh nghiệp nhà nước, không tạo ra sự khác biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác; việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái ; việc đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng...đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.

d) Các yếu tố về văn hóa – xã hội

Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của khách hàng và là nhân tố quan trọng trong nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen của người tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của người tiêu dùng để từ đó đưa ra các chính sách giá cả cũng như chính sách marketing phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

e) Đối thủ cạnh tranh

Khi một doanh nghiệp hành động không khéo léo để các doanh nghiệp khác nắm bắt được cơ chế hoạt động của mình thì mức độ cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh hoặc là bắt chước cách thức khai thác lợi thế hoặc sẽ đi tìm các lợi thế khác. Để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ, một doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số phương thức sau: Thay đổi giá, tăng cường khác biệt hóa sản phẩm, mở rộng hệ thống phân phối…

g) Khách hàng

Khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp bán mà không có người mua hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động kinh doanh được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng... của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

2.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà

a) Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà

- Giới thiệu Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Tên công ty: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Tên giao dịch của công ty bằng tiếng anh: Haiha Confectionery Joint Stock Company

Tên viết tắt: HAIHACO Logo của công ty:

Vốn điều lệ 164 250 000 000 đồng Địa chỉ 25 27 Đường Trương Định Phường 1

Vốn điều lệ: 164.250.000.000 đồng

Địa chỉ: 25 - 27 Đường Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0101444379 Tổng giám đốc: Bùi Thị Thanh Hương

Điện thoại: 024 3863 2956

Fax: 024 3863 1683

Website: http://www.haihaco.com.vn Email: Info@haihaco.com.vn

Mã cổ phiếu: HHC

- Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Bánh kẹo Hải Hà thành lập ngày 25/12/1960. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, hiện nay, công ty đã không ngừng lớn mạnh với gần 1400 nhân viên, 7 phòng ban và 3 nhà máy, cùng với 2 chi nhánh Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

- Giai đoạn năm 1960 – 1970: Ngày 25/12/1960 công ty thành lập với tên gọi ban đầu là xưởng miến Hoàng Mai. Đến năm 1966 đổi tên thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà.

- Giai đoạn năm 1970 – 1980: Theo chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm (nay là Bộ Công Thương), nhà máy tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao. Nhà máy đổi tên thành Nhà máy Thực phẩm Hải Hà.

- Giai đoạn năm 1980 – 1990: Nhà máy Thực phẩm Hải Hà đổi tên thành Nhà máy Kẹo xuất khẩu Hải Hà và trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm.

- Giai đoạn năm 1990 – 2000: Nhà máy Kẹo xuất khẩu Hải Hà đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Công ty liên doanh với hãng Kotobuki của Nhật và hãng Miwon của Hàn Quốc. Hai nhà máy là Nhà máy Mì chính Việt Trì và Nhà máy Bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định đã được sáp nhập về Công ty Bánh kẹo Hải Hà.

- Giai đoạn năm 2000 – 2010: Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN và chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Công ty hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 36,5 tỷ đồng lên 54,75 tỷ đồng (năm 2007).

- Giai đoạn năm 2010 – 2020: Công ty hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 54,75 tỷ đồng lên 164,25 tỷ đồng. Năm 2017, Công ty có sự thay đổi lớn về mô hình tổ chức thực hiện thoái toàn bộ phần vốn nhà nước và chuyển sang Công ty cổ phần với 100% vốn của tư nhân. Năm 2018 Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà khánh thành Nhà máy bánh kẹo Hải Hà tại Khu công nghiệp VSIP và chạm mốc doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng, đánh dấu bước đột phá mới của Công ty.

b) Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà

- Chức năng

Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101444379 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/01/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 09/05/2018, các ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:

+ Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.

+ Kinh doanh các ngành nghề khác đã công bố trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ Công ty.

- Nhiệm vụ


ký.

+ Công ty phải đăng ký kinh doanh và thực hiện kinh doanh đúng ngành đã đăng


+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước (nộp thuế và các khoản nộp ngân

sách khác), nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

+ Tăng cường đầu tư với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cho từng khu vực thị trường.

+ Xây dựng phát triển chiến lược công nghệ, sản xuất bánh kẹo và một số sản phẩm khác, tăng cường công tác đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.

+ Không ngừng nâng cao công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên.

+ Không ngừng chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tham gia các công tác xã hội và bảo vệ môi trường.

c)Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà


Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 2

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2023