Thứ ba, công ty cần xử lý nhanh những tài sản cần thanh lý. Những tài sản cố định chưa hoặc không cần dùng của công ty là những tài sản cũ, lạc hậu, năng suất thấp, công ty cần nhanh chóng thanh lý những tài sản này nhằm thu hồi vốn cố định, bổ sung thêm cho nguồn vốn kinh doanh, hoặc để tái đầu tư vào tài sản cố định mới.
Thực hiện tốt giải pháp trên sẽ giúp cho công ty quản lý tốt công nợ, tăng nhanh vòng quay của hàng tồn kho, nợ phải thu cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, giúp cho công ty tăng hiệu quả kinh doanh.
b) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động của Công ty bao gồm vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, vốn vật tư hàng hóa và vốn lưu động khác. Thực tế tại Công ty thì các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh. Vì vậy muốn quản lý và sử dụng tốt vốn lưu động Công ty cần quản lý và sử dụng vốn lưu động theo từng đối tượng cụ thể, tìm ra những ưu nhược điểm trong quá trình quản lý để có giải pháp cải tiến hữu hiệu hơn.Công ty cũng cần xem xét đến một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty như sau:
- Tăng cường công tác quản lý công nợ
Qua phân tích số liệu ta thấy các khoản phải thu của công ty tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, việc tăng các khoản phải thu phải kéo theo rất nhiều chi phí khác như chi phí theo dõi công nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ... Do đó, Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Trong các hợp đồng tiêu thụ phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm đầy đủ, nghiêm túc. Nếu thanh toán chậm tiền hàng sẽ chịu lãi phạt.
+ Tiến hành rà soát, phân loại các khoản phải thu đến hạn, quá hạn, các khoản phải thu khó đòi để tiến hành đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
+ Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để có nguồn bù đắp các khoản tổn thất về nợ không thu hồi được.
- Tăng vòng quay các khoản phải thu
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thực Trạng Các Chỉ Tiêu Đo Lường Và Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Bộ Phận Của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà
- Hiệu Quả Sử Dụng Chi Phí Của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Giai Đoạn 2017 - 2020
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà - 8
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Hiện nay hầu hết mọi đối tượng khách hàng đều có xu hướng chiếm dụng vốn, vì vậy Công ty cần có các chính sách phù hợp để thu tiền nhanh hơn như:
+ Kiểm soát việc nộp tiền bán hàng hằng ngày
Hiện nay công ty có hơn 50.000 cửa hàng trên cả nước, lượng tiền mặt thu về từ bán hàng hằng ngày là rất lớn vì vậy công ty cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc thu, nộp tiền bán hàng hằng ngày ở các cửa hàng.
+ Thưởng cho các cửa hàng thu được tiền của các khách hàng đúng hạn
+ Áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng
- Ngoài việc sử dụng các biện pháp nêu trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình, Công ty có thể áp dụng thêm một số biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ; tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động để kịp thời sửa đổi góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.2.5. Giải pháp về quản lý rủi ro
Ngành bánh kẹo là ngành mang tính chất cạnh tranh cao. Mặt khác, bánh kẹo không phải là mặt hàng thiết yếu của con người nên mức tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo phụ thuộc nhiều vào tình hình thu nhập của người dân. Vì vậy, các sản phẩm bánh kẹo của HAIHACO khi thâm nhập thị trường sẽ phải chịu áp lực lớn trong việc đảm bảo chất lượng tốt đồng thời phải đa dạng mẫu mã chủng loại, hương vị phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng khách hàng. Một số rủi ro mà HAIHACO phải đối mặt như:
- Rủi ro hàng giả, hàng kém chất lượng
Cũng như một số thị trường đang phát triển khác, thị trường Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nạn hàng giả, đặc biệt là hàng giả trong ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và ngành sản xuất bánh kẹo nói riêng. Các sản phẩm bánh kẹo làm giả thương hiệu nổi tiếng như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà,…. có xuất xứ trong nước và Trung Quốc được bày bán công khai và lẫn với hàng thật. Những mặt hàng được làm giả này đôi khi thông qua cả hệ thống đại lý phân phối chính thức tới tay người tiêu dùng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các nhãn hiệu nổi tiếng nói chung và HAIHACO nói riêng. Vì vậy, Công ty cần phối hợp với các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những hành vi làm giả, nhái các sản phẩm của Công ty.
- Rủi ro an toàn thực phẩm Bánh kẹo
Là một trong những sản phẩm buộc phải đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm do trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, Công ty cần phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà xưởng, môi trường làm việc, hệ thống thông gió, chiếu sáng; đảm bảo máy móc công cụ, dụng cụ sản xuất luôn được vệ sinh sạch sẽ; phòng thay đồ bảo hộ lao động được đặt riêng biệt, thiết kế hợp lý để nhân viên thay trang phục trước khi vào làm việc. Ngoài ra, Công ty phải thường xuyên kiểm tra định kì các sản phẩm, máy móc đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi đem bán cho người tiêu dùng.
- Rủi ro cạnh tranh với bánh kẹo nhập khẩu
Bánh kẹo nhập khẩu chiếm khoảng 20% thị phần bánh kẹo trong nước. Tuy nhiên, bánh kẹo có xuất xứ từ các nước ASEAN như Indonesia, Thái Lan, Philipin luôn chiếm số lượng lớn. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu bánh kẹo từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan,... Trong bối cảnh hội nhập sâu, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh bánh kẹo sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, Công ty cần xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý, tiếp tục phát triển các sản phẩm mới, thực hiện các chương trình tiếp thị quảng bá để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Rủi ro khác
Các rủi ro bất khả kháng như động đất, thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố... đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Bão lớn, hỏa hoạn, động đất có thể gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung của HAIHACO. Năm 2020 và năm 2021, nền kinh tế Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà nói riêng chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid – 19, cũng như các thiên tai như lũ lụt ở Miền Trung gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, Công ty cần lên kế hoạch đưa ra những giải pháp để vượt qua những thách thức, ổn định và phát triển trên thị trường.
3.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà
Nhà nước cần khẩn trương tiến hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói riêng, tập trung chủ yếu trên các nội dung sau:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và ổn định. Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Nhà nước nên tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật như: luật đầu tư, luật chống bán phá giá, luật thương mại. Thực hiện hướng dẫn kịp thời các thông tư, nghị định, văn bản để giúp các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh....
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty nhập được máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để họ có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại nhập.
- Áp dụng mức thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp, Công ty sản xuất hàng công nghiệp thực phẩm. Có chế độ bảo hộ với ngành sản xuất bánh kẹo, hạn chế hàng nhập khẩu bằng cách đánh thuế cao hoặc đưa ra các hạn ngạch nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng trong nước để bảo vệ hàng nội địa.
- Hiện nay, công tác quản lý thị trường còn yếu kém, nhiều nơi còn nương tay với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến Công ty cũng kiến nghị Nhà nước tăng cường các biện pháp chống làm giả, làm nhái thương hiệu và xử phạt các trường hợp làm giả, làm nhái, ăn cắp bản quyền theo đúng theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ các
thương hiệu bánh kẹo thương hiệu Việt mà trong đó có Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà.
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính hiện nay ở Việt Nam còn nhiều bất cập, vướng mắc, phức tạp tạo ra nhiều rào cản, khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách và minh bạch các thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, xây dựng một quy trình hoàn thiện từ khâu ban hành đến thực thi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm các tiêu cực phát sinh cho doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngày càng có vai trò quan trọng và là vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm, nhất là trong thời kỳ hội nhập hóa toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Vì vậy, việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết để trở thành công cụ quản lý cực kỳ hữu ích giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp có căn cứ để đưa ra các quyết định giúp doanh nghiệp chủ động đưa ra các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, hạn chế thấp nhất các rủi ro kinh doanh để giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng bền vững.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tế, khóa luận đã đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà. Hy vọng rằng đây là cơ sở giúp cho Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà có thể thực hiện tốt hơn việc sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường bánh kẹo.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà” khóa luận đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty, chỉ ra những thành quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị để giúp Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, bám sát vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà, dù Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, để phát triển mạnh hơn nữa trong thị trường ngành bánh kẹo công ty cần phải sử dụng, khai thác tốt hơn nguồn lực của mình bám sát vào tình hình thực tế của công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Mặc dù đã rất cố gắng song với sự hiểu biết của bản thân có hạn cùng với sự hạn chế về điều kiện vật chất và thời gian nên khóa luận vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để khóa luận hoàn thiện hơn. Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn
– TS Vũ Tam Hòa cùng các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng Tuấn Anh (2019), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đồ Hộp Hạ Long”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại Học Thương Mại.
2. Lê Thị Vân Anh (2020), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Thái Anh”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại Học Thương Mại.
3. Phạm Tuấn Anh (2018), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầu HFC”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
4. PGS. TS Phạm Công Đoàn – TS. Nguyễn Cảnh Lịch (2012), Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2018), Giáo trình Quản trị kinh doanh tập 1, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
6. GS.TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản, Lý thuyết, thực hành và bài giải, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Hoàng Thị Mai (2020), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Aline, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại Học Thương Mại.
8. ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã, Bài giảng Phân tích tài chính, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Ngọc (2006), “Từ điển Kinh tế học”, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Phúc (2016), “Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà”, Luận văn Tiến sĩ, Học viện tài chính.
11. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
12. PGS.TS Hà Văn Sự (2015), Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
13. PGS.TS Hà Văn Sự (2021), Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
14. Ngô Thu Thảo (2014), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Sơn Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại Học Thăng Long.
15. Bùi Thu Thủy (2017), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng – Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
16. Hoàng Thanh Thủy (2020), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển Thăng Long”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại Học Thương Mại.
17. Lê Quỳnh Trang (2017), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần DIC số 4”, Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Thương Mại.
18. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2017), Báo cáo tài chính năm 2017
19. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2018), Báo cáo tài chính năm 2018
20. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2019), Báo cáo tài chính năm 2019
21. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2020), Báo cáo tài chính năm 2020
22. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2017), Báo cáo thường niên năm 2017
23. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2018), Báo cáo thường niên năm 2018
24. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2019), Báo cáo thường niên năm 2019
25. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2020), Báo cáo thường niên năm 2020
26. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2017), Báo cáo đại hội đồng cổ đông năm 2017
27. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2018), Báo cáo đại hội đồng cổ đông năm 2018
28. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2019), Báo cáo đại hội đồng cổ đông năm 2019
29. Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà (2020), Báo cáo đại hội đồng cổ đông năm 2020
30. Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014, Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm
2014.