Nội Dung Và Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2017) thì: “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ cụ thể nào đó. Hiệu quả kinh doanh không xét đến kết quả của một mà của nhiều tài sản dài hạn và ngắn hạn thực hiện được nhưng trong một thời kỳ cụ thể (thường là một năm).”

Trong phạm vi đề tài này, khái niệm hiệu quả kinh doanh được sử dụng là: “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định.”

1.1.5. Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh để tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó nhằm đạt được mục đích sản xuất kinh doanh đề ra. Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả. Do vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu.

Nói cách khác, bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày tăng của xã hội đặt ra các yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn nhân lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy năng lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.

Như vậy, bài toán về nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với một chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại phải đạt được kết quả nhất định với một chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn nhân lực và chi phí sử dụng nguồn lực trong đó bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí cho sự lựa chọn khác đã bị bỏ qua hoặc là chi phí cho sự hi sinh công việc kinh doanh này để thực hiện hoạt động kinh doanh khác. Chi phí cơ hội cần được phản ánh trong các bài toán kinh tế để xem xét quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu của doanh nghiệp. Điều này sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án tốt nhất để đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình.

1.1.6. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh

Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày, người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người nên các nguồn lực này ngày càng cạn kiệt. Thế giới đang chứng kiến sự cạn kiệt dần của các loại tài nguyên hoặc do con người khai thác sử dụng với tốc độ ngày càng cao; hoặc do môi trường thay đổi làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ sự phát triển của các loại động thực vật nhất định. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không có giới hạn. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời đúng ba câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ tiếp nhận những doanh nghiệp quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp, với hao phí nguồn lực càng thấp, càng tốt. Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để sản xuất sản phẩm hoặc lãng phí, dẫn đến không có lợi nhuận; hoặc nguy hiểm hơn, không tiêu thụ được sản phẩm đó trên thị trường – tức kinh doanh không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội. Loại hình doanh nghiệp này sẽ không có khả năng cũng như cơ hội tồn tại.

Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả, doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này.

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

1.2. Nội dung và các tiêu chuẩn đánh giá nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà - 3

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả của kỳ sau so với kỳ trước. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đúng đắn, chính xác, cần dựa vào các tiêu chuẩn sau:

- Tỷ suất lợi nhuận cao, giá trị gia tăng trên vốn tăng, tự tích lũy để tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán của các khoản nợ đến hạn.

- Đạt được mục tiêu đặt ra với chi phí thấp.

- Nâng cao đời sống của người lao động.

- Bảo vệ môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng.

- Các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước tăng, và quảng bá được hình ảnh đất nước.

Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh doanh được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu. Phân tích hệ thống các chỉ tiêu này sẽ đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tìm biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tình hình mới.

1.2.2. Nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

a) Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

- Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA)



Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Độ lớn của ROA càng cao thì khả năng sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác tổng tài sản càng cao, và thể hiện hiệu quả cao trong sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)



Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) =

Lợi nhuận Doanh thu thuần

Tỷ số này cho biết bình quân cứ một đồng doanh thu thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS càng cao thì khả năng sinh lợi từ doanh thu càng cao. Tỷ số này còn gián tiếp thể hiện khả năng quản lý

các loại chi phí của doanh nghiệp: ROS càng cao thì tỷ lệ chi phí phát sinh trên mỗi đồng doanh thu càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân


Tỷ số này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn của chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả khai thác vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Do đó, ROE được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, là cơ sở để ra quyết định đầu tư. ROE càng cao thì khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng cao.

b) Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

+ Số vòng quay của tổng tài sản (sức sản xuất của tài sản)

Doanh thu thuần

Số vòng quay tổng tài sản =


Bình quân giá trị tổng tài sản


Tỷ số vòng quay tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp nói chung. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

+ Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (sức sản xuất của tài sản ngắn hạn)

Doanh thu thuần

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn =


Tài sản ngắn hạn bình quân


Chỉ tiêu số vòng quay tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, độ lớn của chỉ tiêu này càng cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của doanh nghiệp.

+ Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn



Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn =

Lợi nhuận sau thuế

Tài sản ngắn hạn bình quân


Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn sẽ cho biết mỗi đồng giá trị tài sản ngắn hạn sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Số vòng quay của tài sản dài hạn (sức sản xuất của tài sản dài hạn)


𝑆ố vòng quay của tài sản dài hạn =

Doanh thu thuần

Tài sản dài hạn bình quân


Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các tài sản dài hạn quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

+ Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn



Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn =

Lợi nhuận sau thuế

Tài sản dài hạn bình quân


Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn sẽ cho biết mỗi đồng giá trị tài sản dài hạn sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.

+ Số vòng quay của vốn chủ sở hữu



Số vòng quay của vốn chủ sở hữu =

Doanh thu thuần

Vốn chủ sở hữu bình quân


Chỉ tiêu này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp, cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chi tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

+ Sức sản xuất của vốn cố định



Sức sản xuất của vốn cố định =

Doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định



Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn cố định bình quân trong kỳ


Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định là có hiệu quả. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cung như chất lượng sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

+ Tỷ suất sinh lời vốn lưu động


Tỷ suất sinh lời vốn lưu động =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn lưu động bình quân trong kỳ


Tỷ suất sinh lời vốn lưu động cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

+ Số lần luân chuyển vốn lưu động (hay số vòng quay của vốn lưu động).

Doanh thu thuần trong kỳ

Số lần luân chuyển vốn lưu động =


Vốn lưu động bình quân trong kỳ


Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

+ Kỳ luân chuyển của vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ và được xác định:


Kỳ luân chuyển vốn lưu động =

360

Số lần luân chuyển vốn lưu động


- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

+ Hiệu quả sử dụng chi phí (Hiệu quả sử dụng các nguồn lực)

Doanh thu thuần

Hiệu quả sử dụng chi phí =


Tổng chi phí


Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong năm thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

+ Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí



Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí =

Lợi nhuận sau thuế Tổng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tổng chi phí càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

+ Năng suất lao động bình quân

Chỉ tiêu “Năng suất lao động bình quân” cho biết mỗi lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ năng suất lao động càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được xác định như sau:


Năng suất lao động bình quân =

Doanh thu thuần Tổng số lao động bình quân

+ Tỷ suất sinh lời của lao động (Hiệu suất sử dụng lao động)

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời của lao động =


Tổng số lao động bình quân


Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của lao động cho biết mỗi lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích.Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.

- Các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính

+ Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tổng quát

Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu “Hệ số thanh toán tổng quát” và được xác định theo công thức:

Tổng tài sản

Hệ số thanh toán tổng quát =


Tổng nợ phải trả


Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu “Hệ số thanh toán ngắn hạn”, được xác định theo công thức:


Hệ số thanh toán ngắn hạn =

Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này càng lớn (lớn hơn 1) và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Nếu hệ số này tăng thì rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh là thước đo về huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán

nhanh của doanh nghiệp được thể hiện qua hệ số thanh toán nhanh và được xác định theo công thức:


Hệ số thanh toán nhanh =

(Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn ) Tổng nợ ngắn hạn

Nếu tỷ số này càng lớn và có xu hướng ngày càng tăng thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng làm cho rủi ro tài chính của doanh nghiệp giảm và ngược lại.

+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Là hệ số quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nợ và nhà đầu tư. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số nợ có thể thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp để có sự điều chỉnh chính sách tài chính cho phù hợp. Đối với chủ nợ xem xét hệ số nợ để đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp để cân nhắc việc đầu tư.


Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =


Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản:

Tổng nợ

Giá trị vốn chủ sở hữu


Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao chứng tỏ mức độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

Vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản =


+ Các chỉ số hoạt động

Số vòng quay hàng tồn kho:


Tổng tài sản



Số vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân


Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, cho biết trong năm hàng tồn kho quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra được tiêu thụ nhanh từ đó nhanh thu hồi vốn và ngược lại.

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2023