chế đ
chế.
ộ chính sách, tham gia tuyển dụng, kỷ luật; hướng dẫ và quản lý công tác pháp
Khối Công nghệ thông tin có nhiệm vụ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; Quản trị các rủi ro về công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh, an toàn mạng máy tính của Ngân hàng; Quản trị các hệ thống: mạng nội bộ, trang web, thư điện tử, cơ sở dữ liệu, tổng đài điện thoại. Ngoài ra Khối công nghệ thông tin cũng hỗ trợ về mặt kỹ thuật tạo điều kiện cho người sử dụng khai thác tốt nhất tài nguyên và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Ngân hàng; Tham mưu, đề xuất, triển khai sử dụng các tiêu chuẩn công nghệ phù hợp, đảm bảo tính tương thích về công nghệ trong toàn bộ hệ thống thông tin của Ngân hàng.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2013-2015
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn phân theo đối tượng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Chênh lệch | ||||
2013-2014 | 2014-2015 | ||||||
Tuyệt đối | Tương đối (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | ||||
Tổng vốn huy động | 146.256 | 177.276 | 185.050 | 31.020 | 21,21 | 7.774 | 4,39 |
Tổ chức kinh tế | 10.167 | 9.667 | 3.484 | (500) | (4,92) | (6.183) | (63,96) |
Cá nhân | 136.089 | 167.609 | 181.566 | 31.520 | 23,16 | 13.957 | 8,33 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Nghiệp Vụ Chuyển Tiền
- Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Các Ngân Hàng Thương Mại
- Khái Quát Về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – Mbbank
- Quy Trình Các Phương Thức Thanh Toán Tại Hội Sở Chính – Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Thực Trạng Về Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội - Hội Sở Chính Trong Giai Đoạn 2013-2015
- Mức Phí Dịch Vụ Trong Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo thường niên tổng hợp các năm 2013-2015 của MB) Căn cứ theo bảng số liệu trên, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2015 đều tăng cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Cụ thể năm
2014, tổng nguồn vốn huy động là 177.276 tỷ đồng tăng 31.020 tỷ đồng so với năm
2013 (xấp xỉ 21,21%). Sự tăng trưởng vượt trội tổng vốn huy động trong năm 2014 bởi trong năm này MB đã mở rộng mạng lưới, các chiến dịch huy động cạnh tranh và liên tục cải tiến dịch vụ khách hàng cũng giúp MB có thêm được nguồn vốn huy động nhất là của khách hàng cá nhân. Năm 2015, MB huy động được 185.050 tỷ đồng và tăng 7.774 tỷ đồng so với năm 2014 (xấp xỉ 4,39%). Có được sự tăng trưởng qua từng năm
29
như vậy là do MB đã thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh theo đúng định hướng chỉ đạo của Chính phủ và Hội đồng Quản trị đưa ra, dần dần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng.
Trong các loại tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng, ta thấy trong cả ba năm lượng tiền gửi của cá nhân chiếm tỉ trọng khá lớn và có chiều hướng luôn tăng lên qua các năm. Năm 2013, số tiền huy động được từ cá nhân là 136,089 tỷ đồng. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tiền huy động từ cá nhân là 23,16% đạt 167.609 tỷ đồng. Đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng tiền huy động từ cá nhân tăng chậm hơn chỉ đạt 8,33% đạt
181.566 tỷ đồng. Qua đó, cho thấy MB đã có những chính sách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho mình như linh hoạt hơn trong các hình thức trả lãi hay thời gian huy động vốn đồng thời thời gian qua MB cũng chú trọng vào công tác marketing cho hoạt động này như đổi mới, chuẩn hoá phong cách giao dịch, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn, đa dạng; chủ động tìm kiếm nguồn vốn và thu hút nguồn; duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống, tích cực thu hút khách hàng mới...
Ngược lại với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ cá nhân, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác lại có xu hướng giảm dần. Năm 2013, số tiền huy động được từ tổ chức kinh tế là 10.167 tỷ đồng. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tiền huy động từ tổ chức kinh tế giảm 4.92% so với năm 2013 và chỉ còn 9.667 tỷ đồng. Đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng tiền huy động từ tổ chức kinh tế giảm mạnh 63,96% và số tiền huy động được từ đối tượng khách hàng này chỉ còn đạt 3.484 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm lượng tiền huy động được từ các tổ chức kinh tế từ sự sụt giảm lãi suất huy động tại MB trong giai đoạn này. Cụ thể: Đến cuối năm 2013, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 1-1,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 5,5-7,0%/năm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, 6,5- 7,5%/năm kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, 8-9%/năm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Sang năm 2014, do NHNN thông báo hạ trần lãi suất huy động VND từ 6% xuống 5,5%/năm. Trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của của các TCTD giảm từ 1% xuống 0,75%/năm. Vì vậy, các doanh nghiệp không còn giữ quá nhiều tiền gửi tại MB thay vào đó doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những ngành có lãi suất tốt hơn. Lãi suất tại MB vẫn tiếp tục giảm trong năm 2015 bởi nguồn vốn ngắn hạn tại MB trong năm này vẫn đang phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của MB, tác động này khiến lượng tiền gửi của đối tượng khách hàng này tiếp tục giảm mạnh.
30
2.1.3
Bản
.2. Hoạt động cho vay
g 2.2. Tình hình hoạt động cho vay theo thời hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Chênh lệch | ||||
2013-2014 | 2014-2015 | ||||||
Tuyệt đối | Tương đối (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | ||||
Tổng dư nợ cho vay | 87.278 | 99.578 | 119.955 | 12.300 | 14,09 | 20.377 | 20,46 |
Ngắn hạn | 63.665 | 62.167 | 62.311 | (1.498) | (2,35) | 144 | 0,23 |
Trung hạn | 12.397 | 18.712 | 23.886 | 6.315 | 50,94 | 5.174 | 27,65 |
Dài hạn | 11.216 | 18.699 | 33.758 | 7.483 | 66,72 | 15.059 | 80,53 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên tổng hợp các năm 2013-2015 của MB)
Từ bảng 2.2. thể hiện tổng dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn của MB trong giai đoạn 2013 – 2015. Năm 2013, tổng dư nợ cho vay của MB là 87.278 tỷ đồng. Đến năm 2014, tổng dư nợ cho vay của toàn MB tăng lên 99.578 tỷ đồng tương đương tăng 14,09% so với năm 2013. Năm 2015, tổng dư nợ cho vay của MB đã tăng lên đáng kể từ 99.578 tỷ đồng của năm 2014 lên 119.995 tỷ đồng vào năm 2015 (tương đương tăng 20,46%). Sự gia tăng cho vay này phù hợp với sự gia tăng nguồn vốn huy động được của MB trong thời gian này, cho thấy số vốn huy động đủ để ngân hàng chủ động trong việc cho vay ra ngoài nền kinh tế cũng như càng ngày sự chênh lệch giữa số tiền huy động được cùng với số tiền cho vay ra càng gần nhau cho thấy ngân hàng đang thực hiện tốt tiêu chí không làm đọng vốn tại ngân hàng và đạt lợi nhuận ổn định.
Đồng thời, khi xem xét tổng dư nợ cho vay tại MB theo thời gian đáo hạn cho ta thấy phần lớn cho vay ở MB là các khoản vay ngắn hạn đạt 63.665 tỷ đồng vào năm 2013, đến năm 2014 số dư nợ ngắn hạn đã giảm 2,35% xuống còn 62.167 tỷ đồng, số dư nợ ngắn hạn chỉ tăng nhẹ sau năm 2015 là 62.311 tỷ đồng tương đương tăng 0,23% so với năm 2014. Phần dư nợ cho vay còn lại được chia đều cho cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Số dư nợ của 2 khoản cho vay này trong giai đoạn 2013 – 2015 đều tăng trưởng mạnh mẽ. Đối với khoản cho vay trung hạn, số dư nợ cho vay trung hạn năm 2013 đạt 12.397 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng 50,94% lên 18.712 tỷ đồng và đến năm 2015 tăng trưởng bình ổn tại mức 27,65% đạt 23.886 tỷ đồng. Còn với số dư nợ cho vay dài hạn, con số MB đạt được tại giai đoạn này khá ấn tượng, từ 11.216 tỷ đồng cho vay dài hạn vào năm 2013, con số này đã tăng thêm 66,72% lên 18.699 tỷ đồng vào năm 2014 và tăng vượt trội vào năm 2015 là 33.758 tỷ đồng (tương đương
31
tăng xấp xỉ 80,53% so với năm 2014). Sự thay đổi cơ cấu từ tập trung cho vay ngắn hạn chuyển dần sang cho vay trung – dài hạn khiến chúng ta có cái nhìn khả quan hơn về tình hình kinh tế của nước nhà. Một trong những nguyên nhân khiến sự tăng trưởng vượt trội số dư nợ cho vay trung – dài hạn trong giai đoạn 2013 – 2015 là tình hình thị trường địa ốc đang được phát triển trở lại bới sự tác động từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ, cùng với những nguồn Luật bất động sản mới của Chính phủ khiến ngân hàng hưởng lợi khi là trung gian bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán nhà, và cho vay mua nhà đối với người mua. Tốc độ tăng trưởng cho vay của MB càng tăng mạnh vào năm 2015 do đây là năm cuối mà người dân được hưởng mức lãi suất ưu đãi từ Chính phủ sau khi gói 30.000 tỷ kết thúc.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Chênh lệch | ||||
2013-2014 | 2014-2015 | ||||||
Tuyệt đối | Tương đối (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | ||||
Thu nhập lãi ròng | 6.124 | 6,540 | 7.319 | 416 | 6,79 | 779 | 11,91 |
Lãi/Lỗ từ hoạt động dịch vụ | 739 | 454 | 544 | (285) | (38,57) | 90 | 19,82 |
Lãi/Lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng | 99 | 90 | 159 | (9) | (9,09) | 69 | 76,67 |
Tổng lợi nhuận trước thuế | 3.022 | 3.174 | 3.221 | 152 | 5,03 | 47 | 1,48 |
Tổng lợi nhuận sau thuế | 2.286 | 2.503 | 2.512 | 217 | 9,49 | 9 | 0,36 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên tổng hợp các năm 2013-2015 của MB)
32
thấy
năm
Qua Báo cáo kết quả kinh doanh của MB trong giai đoạn 2013-2015, ta có thể MB đã tăng trưởng tốt qua các năm, lợi nhuận sau thuế luôn dương và cao hơn trước đó. Cụ thể như sau:
Thu nhập lãi ròng
Thu nhập lãi ròng của MB bao gồm: Thu nhập từ hoạt động gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay khách hàng và cho vay các tổ chức doanh nghiệp khác, các khoản đầu tư chứng khoán nợ và các hoạt động tín dụng khác sau khi đã được trừ đi các khoản chi phí phát sinh từ những hoạt động này. Trong đó, tại năm 2013, thu nhập lãi ròng của MB đạt 6.124 tỷ đồng. Đến năm 2014, thu nhập lãi ròng của MB đã tăng tương đương 6,79% so với năm 2013 và đạt 6.540 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trong giai đoạn này là tại năm 2014, MB đã tăng thu nhập từ các khoản đầu tư chứng khoán nợ đặc biệt là trái phiếu, ngoài ra, tại năm 2014, nghiệp vụ bảo lãnh của MB được tính gộp vào thu nhập lãi ròng trong khi năm 2013, lãi từ hoạt động bảo lãnh lại được tính ở mục hoạt động dịch vụ, sự thay đổi các tính toán khiến cho năm 2014, thu nhập lãi ròng của MB được tăng lên đáng kể so vối năm 2013. Sang năm 2015, thu nhập lãi ròng của MB tiếp tục tăng mạnh hơn so với năm 2014 đạt
7.319 tỷ đồng (tương đương tăng xấp xỉ 11,91%). Tương tự như năm trước đó 2014, tại năm 2015, thu nhập từ phí của nghiệp vụ bảo lãnh tại MB cũng được tính vào trong mục Thu nhập lãi ròng và tăng trưởng cao từ 496 tỷ đồng tại năm 2014 chỉ sau 1 năm thu nhập từ hoạt động bảo lãnh đã tăng lên và đạt 615 tỷ đồng. Ngoài ra, khác với giai đoạn 2013-2014 khi nguồn thu nhập lãi ròng chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của hoạt động đầu tư chứng khoán nợ, tại năm 2015, MB chú trọng vào các khoản có vay khách hàng và cho vay các tổ chức tín dụng khác, do đó, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng này đã giúp cho MB tăng trưởng được thu nhập lãi ròng.
Hoạt động dịch vụ
Các hoạt động dịch vụ mà MB đang cung cấp cho khách hàng khá đa dạng, bao gồm: Dịch vụ thanh toán và tiền mặt; Dịch vụ chứng khoán; Dịch vụ quản lý quỹ; Dịch vụ từ hoạt động kinh doanh khách sạn; Dịch vụ từ hoạt động mua bán, thu hồi và thẩm định; Dịch vụ quản lý dịch vụ cho thuê và Các dịch vụ khác … . Trong giai đoạn 2013-2015, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của toàn MB luôn có lãi song tăng trưởng không đều qua các năm. Đối với giai đoạn 2013-2014, Lãi từ hoạt động dịch vụ của MB tại năm 2014 đạt 454 tỷ đồng giảm xấp xỉ 38,57% so với lãi từ hoạt động dịch vụ của MB tại năm 2013. Sự giảm sút về lãi từ hoạt động dịch vụ được bắt nguồn từ sự thay đổi cơ cấu tính toán của các khoản mục trong hoạt động dịch vụ. Cụ thể, như đã đề cập ở trên, tại năm 2013, hoạt động bảo lãnh được MB tính toán trong khoản mục Hoạt động dịch vụ của ngân hàng trong khi tại năm 2014 hoạt động bảo lãnh lại được
33
chuyển lên Thu nhập lãi ròng của ngân hàng, sự thay đổi này đã tác động đến các con số tính toán được trong giai đoạn 2013-2014. Sang năm 2015, Lãi từ hoạt động dịch vụ đã tăng trưởng trở lại nhưng không cao mặc dù thu nhập từ hoạt động dịch vụ lại tăng lên đáng kể. Lãi từ hoạt động dịch vụ tại năm 2015 đạt 544 tỷ đồng tăng tương đương 19,82% so với năm 2014. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do doanh thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn, hoạt động mua bán, thu hồi và thẩm định cũng như doanh thu từ hoạt động quản lý dịch vụ cho thuê của MB trong năm 2015 đạt được cao hơn so với năm 2014.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng chủ yếu đến từ một số mảng: Dịch vụ môi giới mua bán ngoại tệ (mua khách hàng có nhu cầu bán và bán ngay cho người mua để hưởng chênh lệch và giữ nguyên trạng thái ngoại tệ); có thể lấy từ nguồn USD huy động từ khách hàng rồi bán lại cho người mua; giao dịch ngoại tệ phái sinh. Cùng với đề án phát triển khối Treasury tại MB, hoạt động này trong giai đoạn 2013-2015 đã thu được nhiều kết quả tích cực. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng đã tăng trưởng qua hầu hết các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng tại năm 2013 đạt 99 tỷ đồng, đến năm 2014 con số này giảm nhẹ 9,09% xuống còn xấp xỉ 90 tỷ đồng. Sang năm 2015, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng đã giúp MB thu lãi về 159 tỷ đồng tăng 76,67% và tương đương tăng 69 tỷ đồng so với năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh trở lại của năm 2015 bởi vì tại năm 2015, ngoài nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay thông thường, MB đã triển khai tốt các nghiệp vụ mua bán phái sinh ngoại tệ. Trong trường hợp giao dịch phái sinh, thông thường hiện nay các MB ký với các doanh nghiệp cần lượng ngoại tệ trong vòng 3-6 tháng tới để nhập hàng đề phòng trường hợp USD lên giá. Khi đó để duy trì trạng thái ngoại tệ, các MB lập tức đi mua lại ngoại tệ trên thị trường quốc tế hoặc các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam bằng các hợp đồng kỳ hạn để bù đắp lượng ngoại tệ bán ra. Bằng cách này, MB đã được hưởng chênh lệch tỷ giá khi mua bán các sản phẩm phái sinh. Trong khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sợ tỷ giá tăng và có nhu cầu thực ngoại tệ nên buộc phải mua bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng cách mua các hợp đồng kỳ hạn từ ngân hàng. Như vậy, tỷ giá ổn định trong thời gian qua cũng đã góp phần giúp MB thu lợi từ hoạt động ngoại hối.
Lợi nhuận trước và sau thuế
Nhờ những tác động trực tiếp từ các hoạt động đã được phân tích ở trên, trong giai đoạn 2013-2015, MB đã luôn đạt được lợi nhuận trước và sau thuế đều dương, không những thế lợi nhuận trước và sau thuế trong giai đoạn này còn tăng trưởng tốt
34
qua các
và L 5,03
năm. Cụ thể, Lợi nhuận trước thuế của MB trong năm 2013 đạt 3.022 tỷ đồng ợi nhuận sau thuế đạt 2.286 tỷ đồng. Đến năm 2014, Lợi nhuận trước thuế tăng
% so với năm 2013 và đạt 3.174 tỷ đồng còn Lợi nhuận sau thuế đạt 2.503 tỷ đồng. Sang năm 2015, Lợi nhuận trước thuế của MB tiếp tục tăng trưởng tốt đạt 3.221 tỷ đồng (tương đương tăng xấp xỉ 1,48% so với năm 2014) và Lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 0,36% so với năm 2014 và đạt 2.512 tỷ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế của MB trong giai đoạn này đã chứng tỏ sự ổn định và phát triển qua từng năm của MB. Việc tăng trưởng này còn tạo điều kiện cho MB đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, hướng tới mô hình ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập và phát triển bền vững.
Kết luận: Qua việc phân tích ta thấy được một cái nhìn bao quát về tình hình hoạt động kinh doanh của MB. Căn cứ vào số liệu trên báo cáo thường niên của MB trong giai đoạn 2013-2015, hầu hết các chỉ tiêu về doanh thu đều tăng so với trước như thu nhập lãi ròng, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, điều đó chứng tỏ MB đã có những bước tiến đáng kể trong các năm về sau (cả về số lượng lẫn chất lượng). Các hoạt động chủ đạo của ngân hàng như huy động vốn và cho vay đều đạt được những con số khả quan so với năm trước. Từ đó, có thể thể thấy sự tăng trưởng bền vững của MB giúp cho MB đã luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với đất nước, lợi nhuận thu về còn giúp MB có thêm lòng tin từ các cổ đông, tạo dựng uy tín tốt trong lòng khách hàng.
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Hội sở chính
2.2.1. Giới thiệu chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Hội sở chính
Dịch vụ TTQT của Ngân hàng TMCP Quân đội được đi vào hoạt động từ năm 1996 theo quyết định số 37/NHNN-QĐ ngày 15 tháng 01 năm 1996 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy, dịch vụ TTQT của MB đã được đưa vào hoạt động chỉ chưa đầy 2 năm sau khi thành lập và đóng góp vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của MB. Năm 2010, Phòng TTQT thuộc Khối Vận hành – Trung tâm Dịch vụ Thanh toán đã chia làm hai phòng nhỏ hơn là: Phòng Chuyển tiền quốc tế (International Remittance Department) và Phòng Xuất nhập khẩu (Trade Service Department) nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động TTQT tại MB và duy trì nguyên tắc hoạt động tập trung tại Hội sở chính.
Nguyên tắc giao dịch TTQT tại MB trong giai đoạn 2013-2015: MB tổ chức quản lý các giao dịch TTQT bằng hình thức tập trung tại Hội sở chính. Các chi nhánh, phòng giao dịch và trung tâm kinh doanh có tham gia vào hoạt động TTQT đều sử dụng thương hiệu MB và thông qua hệ thống tài khaorn Nostro duy nhất của MB tại
35
Hội sở chính để thực hiện dịch vụ TTQT với bên ngoài. Tất cả các điện giao dịch TTQT phải được đệ trình lên Trung tâm Dịch vụ Thanh toán thuộc Khối Vận hành tại Hội sở chính.
Ngoài ra, các chi nhánh phải lập báo cáo về doanh thu phí, các L/C đã mở trong tuần vào trước 3 giờ 30 phút mỗi ngày thứ sáu về Trung tâm Dịch vụ Thanh toán thuộc Khối Vận hành tại Hội sở chính.
Phòng Chuyển tiền quốc tế (International Remittance Department)
MB cung cấp dịch vụ chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Trasfer – T/T) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT. Trước năm 2010, hoạt động chuyển tiền quốc tế của MB được xử lý tại 03 điểm: Hội sở chính, Chi nhánh Điện Biên Phủ và MB Miền Nam. Nhưng đến năm 2010, trong công cuộc tái cơ cấu, đổi mới phần mềm và vận hành, hoạt động chuyển tiền quốc tế đã được tập trung mọi hoạt động đều được Phòng Chuyển tiền Quốc tế tại Hội sở chính xử lý. Trong chuyển tiền quốc tế, MB cung cấp 02 dịch vụ:
Chuyển tiền quốc tế chiều đến: Là phương thức thanh toán các lệnh chuyển tiền quốc tế mà MB nhận được từ các ngân hàng khác qua hệ thống SWIFT để thanh toán cho khách hàng là các pháp nhân và các cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam.
Chuyển tiền quốc tế chiều đi: Là phương thức thanh toán trong đó MB sẽ gửi điện chuyển tiền quốc tế qua tài khoản Nostro theo lệnh chi ngoại tệ của khách hàng là pháp nhân và các cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam.
Phòng Dịch vụ Xuất Nhập khẩu
Phòng Dịch vụ Xuất Nhập khẩu được chia thành 02 trụ sở là Phòng Dịch vụ Xuất Nhập khẩu tại Hội sở chính và Phòng Dịch vụ Xuất Nhập khẩu tại MB Miền Nam vì lượng hồ sơ và thông tin khách hàng cần xử lý nhiền nên việc chia theo khu vực địa lý giúp các chi nhánh thuận tiện hơn trong việc thu nhận hồ sơ và chứng từ. Hai dịch vụ lớn mà Phòng Dịch vụ Xuất Nhập khẩu cung cấp là dịch vụ nhờ thu và thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu sẽ tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập. MB trong dịch vụ này với vai trò là Ngân hàng nhờ thu sẽ chuyển bộ chứng từ xuất khẩu của nhà xuất khẩu đến ngân hàng thu hộ, hoặc với vai trò là Ngân hàng thông báo sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận bộ chứng từ để trao cho nhà nhập khẩu.
36