Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tại Hội sở chính - 2


DANH MỤC VIẾT TẮT CTQT Chuyển tiền quốc tế D A Nhờ thu trả chậm D P Nhờ thu 1

DANH MỤC VIẾT TẮT


CTQT Chuyển tiền quốc tế

D/A Nhờ thu trả chậm

D/P Nhờ thu trả ngay

L/C Tín dụng chứng từ

MB Ngân hàng TMCP Quân đội

NHđCĐ Ngân hàng được chỉ định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHPH Ngân hàng phát hành

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tại Hội sở chính - 2

NHTB Ngân hàng thông báo

NHTM Ngân hàng thương mại

NHXN Ngân hàng xác nhận

NK Nhập khẩu

SWIFT Hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng thế giới

T24 Phần mềm chuyên dụng về quản lý hoạt động ngân hàng

TCTD Tổ chức tín dụng

TK Tài khoản

TMCP Thương mại cổ phần

TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

TTQT Thanh toán quốc tế

VB Văn bản

XK Xuất khẩu

XNK Xuất Nhập khẩu



LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Theo số liệu thống kê hàng hóa 2

LỜI MỞ ĐẦU


1.

Tính cấp thiết của đề tài

Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu được Tổng cục Hải quan công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2015 đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10%, tương ứng tăng 19,69 tỷ USD năm 2014. Trong đó, Kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2015 đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014, tương đương khoảng 12,2 tỷ USD (Con số trên chưa bao gồm ngoại tệ thu được do khai thác và xuất khẩu dầu thô ở nước ngoài) và kim ngạch nhập khẩu của cả nước là gần 165,65 tỳ USD. Cán cân thương mại trong năm 2015 cho thấy, sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, năm 2015 cũng đánh dấu sự quay trở lại của nhập siêu. Đồng thời, tính đến năm 2015, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các đối tác hàng đầu thế giới, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC … . Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và các doanh nghiệp nước ngoài tiến quân vào thị trường Việt Nam khiến Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức mới. Để giúp đỡ cho Việt Nam trong hoàn cảnh này hoạt động ngoại thương cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trong đó “Hoạt động Thanh toán quốc tế” là một hoạt động thiết yếu và quan trọng cần được nâng cao hiệu quả tối đa. Thanh toán quốc tế không phải là một hoạt động mới mà nó đã tồn tại từ rất lâu nhưng vào cuối thế kỷ XX khi mà khối lượng mua bán và đầu tư quốc tế ngày càng gia tăng hoạt động thanh toán quốc tế mới được chú trọng.

Đây cũng là một cơ hội tốt để các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động kinh doanh cũng như gia tăng lợi nhuận hàng năm của mình. Vì thế, hoạt động thanh toán quốc tế đang được xem là hoạt động trọng tâm phát triển tại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, một thực tế là hầu hết các ngân hàng thương mại mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu làm thế nào để mở rộng và hạn chế rủi ro trong hoạt động này mà chưa chú trọng đến khâu phân tích, đánh giá và nâng cao hiệu quả mà hoạt động thanh toán quốc tế mang lại.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế đối với sự phát triển của các ngân hàng nói riêng và đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, cùng với những kiến thức đã được học tại Trường Đại học Thăng Long kết hợp 6 tháng thực tập tại Phòng Xuất Nhập Khẩu – Chuyển tiền quốc tế tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Quân đội, em đã chọn đề tài: " Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tại Hội sở chính " làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số vấn đề mang tính lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại;

Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Hội sở chính;

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank)

- Giai đoạn nghiên cứu: Giai đoạn 2013 - 2015

- Giới hạn nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế

4. Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: Phương pháp so sánh: So sánh bảng tính phí thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại, so sánh các số liệu lợi nhuận, doanh thu, chi phí qua các năm 2013 - 2015, để biết được hiệu quả hoạt động TTQT của Mbbank – Hội sở chính; Phương pháp thống kê, tổng hợp và thu thập số liệu từ bản cáo bạch của Mbbank; Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu thu thập được qua các năm 2013 - 2015 của MBbank – Hội sở chính từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm giải quyết mục đích nghiên cứu đã đề ra.

5. Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được trình bày theo ba chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội tại Hội sở chính trong giai đoạn 2013-2015.

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội tại Hội sở chính



CH

ƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN 3

ƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm và phân loại hoạt động thanh toán quốc tế


1.1.1.1. Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế

Các quốc gia trên thế giới đã hợp tác và giao lưu trong nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, chính trị, văn hóa, … trong các mối quan hệ hợp tác đó quan hệ kinh tế được coi là mối quan hệ cơ sở và quan trọng nhất. Quá trình tiến hành quan hệ kinh tế tất yếu nảy sinh nhu cầu chi trả, thanh toán, chuyển giao vốn, chuyển tiền … cho chủ thể ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia, các hoạt động này được gọi chung là hoạt động thanh toán quốc tế.

Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế của PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (Học viện Ngân hàng) thì thanh toán quốc tế được hiểu là: “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.”

Khác với thanh toán nội địa, trong TTQT chủ thể tham gia ở các quốc gia khác nhau do đó hệ thống pháp luật và đồng tiền sử dụng cũng khác nhau nên cần các chủ thể tham gia có trình độ chuyên môn về thương mại quốc tế cũng như đàm phán để đưa ra thống nhất lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức thanh toán phù hợp. Đối với TTQT thông thường không sử dụng tiền mặt mà các giao dịch sẽ thông qua hệ ngân hàng.

1.1.1.2. Phân loại hoạt động thanh toán quốc tế

Dưới giác độ quan hệ kinh tế, TTQT được chia làm hai loại, đó là: Thanh toán ngoại thương (hay theo cách gọi cũ là thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (tức là thanh toán phi mậu dịch).

Thanh toán ngoại thương (hay còn gọi là thanh toán mậu dịch): Là việc thực hiện thanh toán dựa trên cơ sở trao đổi hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. Đối tượng chủ yếu sử dụng lĩnh vực thanh toán này là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu.

Thanh toán phi ngoại thương (hay còn gọi là thanh toán phi mậu dịch): Là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, nó không mang

1

tính chất thương mại. Đối tượng chủ yếu sử dụng lĩnh vực thanh toán phi ngoại thương là các cá nhân có nhu cầu gửi tiền ra nước ngoài (kiều hối) hay các tổ chức, chính phủ. Vì vậy, trong thanh toán phi ngoại thương không có hợp đồng ngoại thương. Đó là có thể là những khoản thanh toán liên quan đến chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài; chi phí kiều hối; trợ cấp; chi phí du học … .

1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế


1.1.2.1. Đối với nền kinh tế

Hội nhập kinh tế đang được các quốc gia chú trọng và khi một quốc gia tiến hành hội nhập thì hầu như mọi lĩnh vực kinh tế đều phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia khác. Trong Kinh tế học đã chỉ ra, nguồn lực của một quốc gia là có hạn, nên mỗi quốc gia phải tìm ra được thế mạnh của mình để đẩy mạnh lợi thế so sánh rồi mới chuyển sang phát huy lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, hoạt động TTQT trở thành một chiếc cầu nối giữa nền kinh tế nội địa với kinh tế quốc tế. Nói cách khác, thông qua hoạt động TTQT, quốc gia sẽ tăng nguồn ngoại tệ, tăng khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị … phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, cải thiện cán cân TTQT và giữ ổn định giá trị nội tệ.

Không những vậy, khi hoạt động TTQT diễn ra thuận lợi và nhanh chóng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, từ đó giúp quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi toàn thế giới diễn ra dễ dàng hơn. Có thể nói rằng, thương mại quốc tế có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động TTQT. Chính vì vậy, với việc nâng cao chất lượng TTQT sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động XNK, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.

TTQT giúp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý các bạn hàng xa nhau nên việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua là hết sức khó khăn. Nếu tổ chức tốt công tác TTQT thì sẽ giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.

Đặc biệt, TTQT còn góp phần tìm kiếm và mở rộng các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa quốc gia này với các quốc gia khác trên thế giới.

1.1.2.2. Đối với các khách hàng sử dụng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

Hoạt động TTQT ngày nay với nhiều phương thức thanh toán khác nhau giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với yêu cầu của họ về chi phí, đặc thù kinh doanh. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không đủ khả năng tài

2



chín

tài tr giám

h cần đến sự trợ giúp thì ngân hàng sẽ chiết khấu chứng từ xuất khẩu 4

h cần đến sự trợ giúp thì ngân hàng sẽ chiết khấu chứng từ xuất khẩu hoặc cho vay ợ đối với người nhập khẩu. Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể sát được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để có thông

tin cung cấp cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Tóm lại, sử dụng TTQT tại ngân hàng giúp khách hàng đảm bảo về quyền lợi hơn bởi nhận được tư vấn từ đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, được hướng dẫn quy trình hay lựa chọn phương thức thanh toán tối ưu nhất.

1.1.2.3. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Hoạt động TTQT tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào khoản lợi nhuận chung của ngân hàng từ những khoản phí thu được. Với vai trò trung gian thanh toán, hoạt động TTQT còn hỗ trợ cho các hoạt động khác của ngân hàng như chiết khấu, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, … giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng trong và ngoài nước. Từ đó giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng, tăng được quy mô hoạt động và thị phần của mình.

Hoạt động TTQT còn làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng, đặc biệt là ngoại tệ. Ngân hàng có thể thu được nguồn ngoại tệ nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức dưới hình thức các khoản ký quỹ hoặc tiền chuyển kiều hối trong tài khoản ngoại tệ của khách hàng mà chưa được sử dụng. Số tiền này được ngân hàng chiếm dụng trong thời gian chờ thanh toán hoặc sử dụng có thể được ngân hàng đầu tư ngắn hạn để kiếm lời.

Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng, từ đó ngân hàng có thể khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cũng từ việc tăng uy tín trên thị trường quốc tế, ngân hàng sẽ tăng cường được quan hệ đối ngoại và khả năng cạnh tranh với ngân hàng khác, đồng thời giúp cho ngân hàng vượt khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với các ngân hàng thế giới.

Thêm vào đó, hoạt động TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng bởi vì để phục vụ tốt cho hoạt động này ngân hàng phải đẩy mạnh công nghệ nhằm xử lý và kết nối với ngân hàng khác nhanh hơn, từ đó phục vụ khách hàng nhanh chóng và tránh trở thành lạc hậu đối với các ngân hàng khác.

1.1.3. Một số phương tiện dùng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

1.1.3.1. Hối phiếu

Theo Khoản 2, điều 4 của Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam (2006), hối phiếu được định nghĩa: “Hối phiếu (Hối phiếu đòi nợ) là giấy tờ có giá do người ký

3

phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.”

Hối phiếu là lệnh trả tiền vô điều kiện được lập bằng văn bản, do các người ký phát lập cho người bị ký phát nhằm yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định trong tương lai phải chi trả số tiền được ghi trên tờ hối phiếu. Hiện nay, hối phiếu là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong TTQT nhất là trong lĩnh vực thanh toán ngoại thương.

1.1.3.2. Kỳ phiếu

Theo Khoản 3, điều 4 của Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam (2006) định nghĩa: “Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm xác định trong tương lai cho người thụ hưởng.

Đối với hối phiếu như đã phân tích ở trên là công cụ đòi tiền của người bán ký phát ra dành cho người mua, còn với kỳ phiếu lại là công cụ hứa trả tiền của người ký phát dành cho người thụ hưởng. Hiện nay, do những nhược điểm của Kỳ phiếu khiến loại giấy tờ có giá này ít được sử dụng trong TTQT.

1.1.3.3. Séc

Theo khoản 4, điều 4 của Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam (2006): “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị kỳ phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Về hình thức, Séc là một văn bản giấy, được chia làm hai phần: Phần cuống séc để người phát hành lưu những điều cần thiết, phần tách rời để trao cho người thụ hưởng. Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa cũng như quốc tế của tất cả các nước.

1.1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng


1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền

Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế của PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (Học viện Ngân hàng 2010), phương thức chuyển tiền được định nghĩa: “Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.

4


Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2023