Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Vật Liệu Đồng Nai.

Phòng nhân sự: Kiểm soát, lưu giữ phân phối tài liệu nội bộ và tài liệu bên ngoài, theo dõi và lập các hợp đồng lao động, theo dõi chấm công lao động trong và ngoài giờ, ngày nghỉ phép, nghỉ ốm theo chế độ để phòng kế toán làm căn cứ tính trả lương, trả thưởng theo quy định, báo cáo cho giám đốc điều hành tình hình thay đổi nhân sự của công ty, kiểm tra bảo đảm đúng giờ làm việc của công nhân.


Nắm và giải quyết kịp thời những thắc mắc hay kiến nghị của nhân công, báo cáo cho giám đốc khi cần thiết.

Trực tiếp điều hành, phân công và kiểm tra đội trực ban – bảo vệ trong bảo quản tài sản.

Phòng hành chính: Theo dõi quản lý hồ

sơ, công văn, tổ

chức đón

tiếp khách đến hội họp và làm việc, lý lịch cán bộ CNV trong công ty. Chịu trách nhiệm về chế độ chính sách của công ty, về các sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ CNV, quản lý lực lượng tự vệ công tác an ninh trật tự quanh khu vực. Biên soạn dự thảo các văn bản chỉ đạo của ban giám đốc

g) Bộ phận kế toán­tài chính: gồm phòng kế toán và thanh tra tài chính


Phòng kế toán: tổng hợp sổ sách thu chi trong kỳ, kịp thời điều chỉnh chỉ tiêu với từng bộ phận kinh doanh. Chịu trách nhiệm nguồn vốn, cân đối thu chi, tài sản lưu động, tài sản cố định của công ty.


Phòng thanh tra tài chính: có nhiệm vụ theo dõi, giám sát vấn đề tài chính của công ty để kịp thời phát hiện những sai sót về thu chi, trình lên cấp trên giải quyết nhằm tránh những ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty.


h) Bộ phận kinh doanh: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch tiêu thụ sản

phẩm của công ty, hàng tuần hàng tháng hàng năm trên cơ sở kế hoạch được giao. Soạn thảo các bảng chào giá, hợp đồng và các văn bảng có liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tìm kiếm khách hàng giới thiệu sản phẩm và đôn đốc

các đơn vị về tiến độ giao hàng. Nghiên cứu thị trường để đảm bảo tính cạnh

tranh của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng tiến độ sản xuất, tính toán định mức tiêu hao vật tư, lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.


i) Bộ phận dự án: Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Công ty theo đúng quy định pháp luật có liên quan của Nhà nước; Giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án. Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc khảo

sát, thiết kế, thi công công trình thuộc dự án và thẩm định trước khi trình Ban

Tổng Giám đốc Công ty duyệt theo quy định. Xem xét kỹ sự cần thiết của dự án, rà soát những vấn đề còn tồn đọng gây ảnh hưởng sức hấp dẫn của dự án trong con mắt khách hàng. Làm giàu cho công ty với những dự án táo bạo, thận trọng trong việc kiểm tra độ chắc chắn, an toàn hợp lý của dự án trước khi đi vào thi công.

Các phòng ban trong công ty liên hệ rất chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình họat động sản xuất của công ty nhằm tạo ra năng suất lao động cao cho công ty.

2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Vật Liệu Đồng Nai.


Chỉ tiêu

ĐVT: triệu đồng

2011 2012 Chênh lệch 2012/2011

 %


1. Doanh thu

86.704

98.189

11.485

13,25

2. Chi phí

77.614

94.033

16.419

21,15

3. Lợi nhuận trước thuế

9.090

4.156

­4.934

­54,28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và vật liệu Đồng Nai - 4


Nguồn: Phòng kế toán

Nhận xét:

Bảng 2.1 cho ta thấy doanh thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính năm 2012 đạt 98.189 tỷ đồng, tăng 13,25% so với năm 2011. Doanh thu tăng là do năm 2011 công ty đã mở rộng quy mô hoạt động. Năm 2012, tổng chi phí là 94.033 tỷ đồng, tăng 21,15% so với năm 2011 (tổng chi phí năm 2011 đạt 77.614 tỷ đồng). Kết quả cho thấy hiệu quả đầu tư của công ty tương đối giảm. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 4.156 tỷ đồng, giảm 54,28% tương đương với 4.934 tỷ đồng so với năm 2011.

Nguyên nhân được đưa ra là do những năm vừa qua công ty có những chi nhánh mới vừa đi vào hoạt động, doanh thu chưa cao nhưng những khoản đầu tư thì nhiều và do ảnh hưởng của sự lạm phát dẫn đến chi phí cho quản lý doanh nghiệp và chi phí trong các hoạt động tài chính tăng cao đồng thời tình hình sản xuất kinh doanh cũng không thuận lợi.Tình hình mua bán bất động sản trì trệ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Đồng thời giá nguyên liệu tăng cao làm cho giá vốn hàng bán tăng lên, nên lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011.

2.4. Những thuận lợi, khó khăn của công ty

2.4.1. Thuận lợi

Thuận lợi dễ thấy nhất ở Cty CP Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai là có đội ngũ nhân viên văn phòng trẻ trung, năng động, sáng tạo, có tinh thần học hỏi, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất. Đây là nguồn tài sản vô cùng quý giá quyết định sự tồn tại của công ty.

Cơ sở hạ tầng và công nghệ của công ty khá tốt, quy mô hoạt động ngày càng lớn mạnh với hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ hiện đại đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường trong và ngoài nước.

Môi trường pháp lý ổn định, chính quyền địa phương có chủ trương chính sách thông thoáng nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất.

Các năm qua công ty luôn hoạt động có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. vì vậy hiện nay Công ty chủ động được nguồn vốn. Công ty luôn tạo được mối quan hệ tốt và bền vững đối với khách hàng.

2.4.2. Khó khăn

Lực lượng lao động trực tiếp, tay nghề còn hạn chế, hay biến động. Do đó công ty luôn có nhu cầu tuyển dụng lao động mới, gây khó khăn cho việc đào tạo, phát triển, ổn định nhân sự và nâng cao khả năng sản xuất của công nhân.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt nên việc khai thác không thuận lợi.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu sản xuất sản phẩm ít hơn đồng thời giá các nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất tăng làm cho chi phí sản xuất tăng theo nên giảm hiệu quả việc kinh doanh.

Công tác di dời, giải tỏa, san lấp mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn do người dân không hợp tác, kéo dài thời gian hoàn tất công trình, chậm tiến độ bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

Việc quảng bá sản phẩm chưa xứng tầm nên việc thu hút khách hàng còn hạn

chế.

Sự cạnh tranh các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng gay gắt làm

cho việc kinh doanh của công ty trở nên khó khăn.

2.5. Định hướng phát triển của công ty

Định hướng phát triển Công ty đến năm 2020: Tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty, giữ vững Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai là một doanh nghiệp mạnh, đa ngành nghề, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh trong các lĩnh vực: kinh doanh nhà ở và hạ tầng, đầu tư thủy điện vừa và nhỏ, đảm bảo cho Công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và khu vực. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Định hướng này cụ thể như sau:

*Công tác đổi mới doanh nghiệp:

­ Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển

Công ty thành Công ty mạnh, bền vững, có tốc độ cạnh tranh cao.

tăng trưởng nhanh và có tính

­Tổ chức hình thành một số công ty con kinh doanh trong các lĩnh vực: Kinh doanh nhà ở, xây dựng dân dụng và công trình giao thông…

­ Mở rộng hoạt động sản xuất tại đơn vị, cung cấp sản phẩm cho các công trình của công ty, và kinh doanh sản phẩm ra bên ngoài.

­ Tìm hướng mở rộng hoạt động sang các tỉnh lân cận khác, liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài để tạo thêm sức mạnh trong SXKD.

*Công tác quản lý:

­Tăng cường công tác hạch toán SXKD quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo SXKD có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển.

­Phân cấp và giao quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc trong quá trình SXKD, gắn trách nhiệm và quyền lợi đối với cán bộ quản lý.

*Công tác phát triển nguồn lực:

­Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động SXKD của Công ty. Xây dựng

và phát triển nguồn lực con người của Công ty mạnh về

chất lượng, đủ

về số

lượng, và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý điều hành công việc.

­Thực hiện thu hút các nguồn vốn, đảm bảo đủ cho đầu tư và SXKD.

*Các công tác khác:

­ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng

liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển Công ty là

doanh nghiệp xây dựng lớn mạnh với năng lực cạnh tranh cao trong nước và Quốc tế.


CHƯƠNG 3‌

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực

Nhân sự là một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự tồn tại và

phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy vấn đề quan tâm hàng đầu.

nhân sự luôn được

Khái niệm quản trị

nhân sự

có nhiều ý kiến phát biểu khác nhau như

Matsushita Konosuke ­ Ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật: “Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người”. Còn Thomas J.Watson Jr ­ nguyên chủ tịch tập đoàn IBM cho rằng: “Luôn đặt con người ở vị trí số một và tôn trọng nhân viên chính là chìa khóa thành công của những nhà quản lý”.

Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động) gồm: thể lực, trí tuệ, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế xã hội nhất định.

Mô hình Quản trị nguồn nhân lực có 3 nhóm chức năng thành phần: thu hút, đào tạo – phát triển, duy trì nguồn nhân lực. Mô hình này nhấn mạnh rằng 3 nhóm hoạt đông chức năng có mối quan hệ qua lại, không phải là mối quan hệ chỉ huy. Mỗi một trong số 3 nhóm chức năng củ nguồn nhân lực đều có quan hệ chặt chẽ và trực tiếp ảnh hưởng đến 2 nhóm chức năng còn lại, tạo thành thế chân kiềng khép kín.

Quản trị nhân sự là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật vì quản trị nhân sự là một lĩnh vực gắn bó nhiều đến văn hóa tổ chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn bất cứ một lĩnh vực quản trị nào khác.

3.1.2. Vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực

a) Vai trò cùa quản trị nguồn nhân lực

Tầm quan trọng của QTNL tăng mạnh trên toàn thế giới trong mấy thập kỷ gần đây khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, vật lộn với cuộc suy thoái kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân viên. Đặc biệt, trong nền kinh tế chuyển đổi, nơi mà các sản phẩm đã được hoạch định, mọi người đã quen với việc đứng xếp hàng khi mua sắm, các nhà quản lý không hề có ý tưởng về QTKD, kết quả là họ không có khả năng để ra quyết định, không có khả năng để chấp nhận rủi may, làm việc đơn thuần như một nhân viên hành chính, vấn đề áp dụng và phát triển QTNL được coi như một trong những điểm mấu chốt của cải cách quản lý.

Ngày nay nguồn nhân lực được đánh giá là yếu tố quan trọng tạo nên sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Là tổng hợp các cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội.

Nguồn nhân lực được xem xét về số lượng và chất lượng, số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực.Về chất lượng nguồn nhân lực, được xem xét trên mặt trình độ văn hóa, sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phẩm chất.

Đối với các doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực có hai mục tiêu cơ bản: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.

b) Ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực

Vấn đề quản trị có sự phối hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật lãnh đạo.

Về phương diện khoa học, quản trị gia thành công là người nắm vững các kiến thức và kỹ năng quản trị. Về phương diện nghệ thuật, quản trị gia thành công là người có các năng lực bẩm sinh như thông minh, có tài thuyết phục, lôi cuốn người

khác làm theo, có khả năng mau chóng nắm bắt vấn đề và ra quyết định, dễ hòa hợp với mọi người, tự tin, linh hoạt xử lý các tình huống trong thực tế…

Quản trị nguồn nhân lực có ý nghĩa vì: giúp cho nhà quản trị đạt được mục

đích, kết quả thông qua người khác. Một quản trị

gia có thể

lập kế

hoạch hoàn

chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác,… nhưng nhà quản trị đó vẫn thất bại nếu không tuyển đúng người cho đúng việc, không biết cách nhân viên làm việc. Để quản trị có hiệu quả nhà quản trị cần biết cách làm việc và hòa hợp với người khác biết cách lôi kéo người khác làm theo mình.

Như vậy về mặt kinh tế, quản trị nguồn nhân lực giúp cho các doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về nguồn nhân lực. Vể mặt xã hội, quản trị nguồn nhân lực thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, góp phần làm giãm bớt mâu thuẫn tư bản ­ lao động trong các doanh nghiệp.

3.1.3. Quá trình phát triển của quản trị nguồn nhân lực

a) Hệ thống hội nghề thủ công

Đây là hình thức xuất hiện từ rất sớm mà tiêu biểu là ở Ai Cập và Babylon, trong đó việc huấn luyện kỹ năng thủ công của người công nhân được chú trọng để họ thực hiện các nhiệm vụ của mình. Trong thế kỷ 13, huấn luyện nghề thủ công trở nên phổ biến ở Bắc Âu. Các doanh nghiệp phường hội nghề thủ công được kiểm soát bởi các tay thợ nghề cao và các ứng viên sẽ được kết nạp sau một thời gian huấn luyện nghề. Hệ thống hội nghề thủ công thích hợp cho nền kinh tế hộ gia đình.

b) Quản trị theo khoa học

Từ giữa năm 1930, phong trào quản trị trên cơ sở khoa học được thay thế bằng phong trào quản trị các mối quan hệ con người. Nghiên cứu các ảnh hưởng

của điều kiện vệ sinh lao động như ánh sáng nơi làm việc, độ dài thời gian làm

việc, phong cách lãnh đạo, sự thoải mái của công nhân viên… đối với năng suất lao

Ngày đăng: 07/05/2022