Thực Trạng Hoạt Động Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Công Ty Mua Bán Nợ Việt Nam (Datc) Từ Năm 2012 Đến Năm 2015



Trong trường hợp Việt Nam, từ năm 2013, vấn đề nợ xấu ngày càng được quan tâm do nợ xấu không ngừng tăng lên và nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, vấn đề nợ xấu sẽ vượt tầm kiểm soát.

Tính đến hết tháng 12/2014, tổng nợ xấu của toàn ngành kinh tế Việt Nam là:

129.042 tỷ đồng (Nợ xấu đến hết năm 2014 = Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến tháng 12/2014: 3.970.548 tỷ đồng x tỷ lệ nợ xấu: 3,25%, số liệu công bố chính thức tại website của NHNN Việt Nam, www.sbv.gov.vn). Con số này tuy không quá lớn nếu so sánh với những nước cũng đã từng mắc căn bệnh tương tự như Thái Lan, Hàn Quốc… nhưng là rất đáng lo ngại, nguyên do là vì nợ xấu đã liên tục tăng trong nhiều năm qua ... Thời điểm này, ngoài DATC, tất cả các NHTM hầu như đều đã thành lập các công ty mua bán nợ cho riêng mình, nhưng với nguồn vốn còn eo hẹp, kinh nghiệm và chuyên môn chưa nhiều nên thời điểm hiện tại chưa có khả năng giải quyết hết số nợ xấu nói trên. Tuy nhiên, theo Luật Tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại cổ phần không được trực tiếp kinh doanh bất động sản trong khi việc nhận tài sản bảo đảm bằng bất động sản là hình thức được áp dụng phổ biến. Với giới hạn về khuổn khổ pháp lý, hầu như các ngân hàng, trong đó các NHTM đều khó khăn trong việc khai thác hoa lợi phát sinh cũng như không chủ động xử lý được tài sản bảo đảm, làm lãng phí nguồn lợi lớn và nguồn thu nợ an toàn, hiệu quả. Hệ quả là việc xử lý hàng loạt các khoản nợ đều phải thông qua con đường khởi kiện với sự tốn kém tiền bạc, thời gian và hiệu quả rất thấp.

Từ những yêu cầu trên có thể nhận định, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam để chuyên môn hóa việc quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ của các NHTM là thiết yếu. Nói cách khác, một công ty mua bán nợ quốc gia trực thuộc chính phủ hoạt động hiệu quả là đòi hỏi khách quan đồng thời dựa trên những căn cứ pháp lý do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành.

Bên cạnh đó, việc một công ty mua bán nợ quốc gia hoạt động hiệu quả còn góp phần lành mạnh hóa được tình hình tài chính của các công ty hay doanh nghiệp khách nợ. Nhìn chung, hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu đang đóng một vai trò



rất quan trọng trong nền kinh tế, nó không chỉ là một hình thức hợp pháp nhằm xử lý, hợp lý hóa các khoản nợ tồn đọng, mà còn góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính của công ty nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, sắp xếp, giao, bán hay cho thuê. Ngoài ra, nghiệp vụ này góp phần tạo định hướng cho việc phát sinh một số hoạt động trung gian tài chính, đẩy nhanh tiến trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn, thị trường tài sản … tạo thêm các công cụ hợp lý để xử lý những khó khăn có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của một quốc gia nói chung hoặc từng doanh nghiệp trong nền kinh tế nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Cuối cùng, nếu DATC hoạt động hiệu quả hơn trước, với nguồn vốn đủ mạnh, việc hỗ trợ các DNNN giải quyết các khoản nợ xấu để đủ điều kiện tiến hành cổ phần hóa là một việc có thể thực hiện nhanh, theo đúng tinh thần các cam kết của Chính phủ trong những nỗ lực để Việt Nam được công nhận nền kinh tế thị trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả tập trung giới thiệu lý thuyết chung về công ty mua bán nợ và lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, qua đó làm rõ ý nghĩa hoạt động của công ty mua bán nợ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu quan điểm của Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu và định hướng cho hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam để từ đó thấy rõ đặc trưng của riêng công ty Mua bán nợ Việt Nam cũng như sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty mua bán nợ Việt Nam để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ định hướng lý thuyết này, trong những chương sau, tác giả sẽ tìm hiểu xem hoạt động hiện tại của công ty mua bán nợ Việt Nam có hiệu quả như thế nào, ưu điểm, khuyết điểm và những hạn chế trong hoạt động của công ty để từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị phù hợp.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC) TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2015

2.1 Giới thiệu công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC)‌

2.1.1. Thông tin chung về Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC)

Tên giao dịch: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Debt and Asset Trading Corporation.

(Do tiền thân của công ty Mua bán nợ Việt Nam là Công ty Mua bán nợ tồn đọng và tài sản doanh nghiệp, tên tiếng Anh là Debt and Asset Trading Corporation)

Tên gọi tắt: DATC

Loại hình: Công ty TNHH MTV thuộc sở hữu Nhà nước, Bộ chủ quản: Bộ Tài chính.

Vốn điều lệ: 6.000 tỷ đồng (tăng từ năm 2014, trước đó vốn điều lệ của DATC là 2.481 tỷ đồng, khi mới thành lập là 2.000 tỷ đồng)

Địa chỉ: 51 Phố Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (84-04) 39 45 47 38; Fax: (84-04) 39 45 47 37

Website: http://www.datc.vn

Cơ sở pháp lý trực tiếp cho hoạt động của Công ty:

- Quyết định số 1494/QĐ-BTC ngày 30/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu

- Thông tư 79/2011/TT-BTC ngày 08/06/2011 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

- Quyết định số 2857/QĐ-BTC ngày 09/11/2012 về việc ban hành Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam



- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên, mã số doanh nghiệp 0101431355 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/04/2014.

Ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty:

- Mua, bán, xử lý các khoản nợ và tài sản (bao gồm cả tài sản và quyền sử

dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ).

- Tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Tái cơ cấu doanh nghiệp gắn với chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.

- Tư vấn xử lý nợ, tài sản.

- Tư vấn mua, bán, sáp nhập, tái cơ cấu doanh nghiệp.

- Quản lý, xử lý, khai thác tài sản đảm bảo khoản nợ, tài sản nhận gán nợ và tài sản đã mua, bao gồm cả việc bán tài sản, cho thuê tài sản, đầu tư nâng cấp tài sản để bán và cho thuê, sử dụng tài sản để góp vốn hoặc liên doanh, liên kết.

- Thực hiện các hoạt động thẩm định giá, đấu giá theo quy định của pháp luật.

- Dịch vụ quản lý nợ và thu nợ.

- Kinh doanh những ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của DATC

DATC là DNNN hạng đặc biệt, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Đến nay, Công ty Mua, bán nợ Việt Nam đã mở rộng mạng lưới hệ thống chi nhánh của mình trên một số thành phố lớn nước ta như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng tạo ra một mạng lưới bao gồm 12 công ty con và 32 công ty liên kết trên toàn lãnh thổ Việt nam, ngoài ra thì còn 7 công ty có vốn góp của DATC. Bộ máy quản lý của công ty dưới quyền Bộ Tài chính bao gồm: Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Bộ máy giúp việc được biểu diễn trên sơ đồ bộ máy công ty như sau:


Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của DATC Nguồn Wesite của DATC http datc vn portal 1


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của DATC

(Nguồn: Wesite của DATC: http://datc.vn/portal/Home/gioi-thieu/default.aspx)

2.1.2.1. Bộ Tài chính

Công ty Mua, bán nợ Việt Nam có chủ sở hữu nhà nước. Chính phủ phân công Bộ Tài chính thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với DATC. Qua đó, Bộ Tài chính sẽ quản lý, giám sát hoạt động của Công ty Mua, bán nợ Việt Nam và ủy quyền cho Hội đồng thành viên trực tiếp quản lý.

2.1.2.2. Hội đồng thành viên

Hội động thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm không quá 5 thành viên với nhiệm kỳ tối đa 5 năm, trong đó 1 thành viên sẽ được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý công ty, nhân danh chủ sở hữu Công ty Mua, bán nợ tổ chức thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chịu trách nhiệm trước pháp luật và sở hữu về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật liên quan.

2.1.2.3. Kiểm soát viên

Kiểm soát viên của Công ty Mua, bán nợ Việt Nam bao gồm không quá 3 thành viên chuyên trách do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, 1 Kiểm soát viên sẽ đứng ra để phụ trách chung các vấn đề liên quan đến việc phân công, điều phối công việc của các Kiểm soát viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 3 năm và có thể được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ.



Kiểm soát viên sẽ làm công việc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Tài chính về việc kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc khi thực hiện các quyền và nhiệm vụ trong công tác quản lý Công ty Mua, bán nợ Việt Nam.‌

2.1.2.4. Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc Công ty Mua, bán nợ Việt Nam là thành viên do Hội đồng thành viên bổ nhiệm dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính với nhiệm kỳ không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ. Tổng Giám đốc của DATC sẽ là người đại diện trước pháp luật, trực tiếp điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty Mua, bán nợ Việt Nam thực hiện theo kế hoạch, Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên sau các kỳ họp thường kỳ.

Tổng Giám đốc có nhiệm vụ sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn theo phương án đã được Hội đồng thành viên duyệt, thực hiện các phương án đầu tư, phương án mua, bán và xử lý nợ tồn đọng, góp vốn, cho thuê hoặc thanh lý tài sản dưới sự ủy quyền của Hội đồng thành viên.

2.1.2.5. Bộ máy giúp việc cho Tổng Giám đốc

Bộ máy giúp việc cho Tổng Giám đốc bao gồm Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Văn phòng và các Ban chuyên môn, các Chi nhánh, Văn phòng đại diện và đơn vị hạch toán phụ thuộc.

2.1.3. Mục tiêu hoạt động của DATC:

Mục tiêu hoạt động của DATC được quy định rõ trong quyết định thành lập của DATC, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại lành mạnh hóa tình hình tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng.

- Góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp thông qua việc xử lý tài sản và các khoản nợ tồn đọng trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp; xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp.



- Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường nợ, tạo thêm nguồn hàng cho thị trường tài chính. Qua đó thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế quốc dân đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật đảm bảo sự quản lý và giám sát của Nhà nước.

- Xây dựng mô hình mẫu và định hướng cho việc hình thành và phát triển của một số định chế tài chính trung gian (thuộc các thành phần kinh tế) như các công ty mua bán nợ, dịch vụ đòi nợ, các công ty dịch vụ tư vấn tài chính... Qua đó, chuyển giao một số nghiệp vụ mang tính sự vụ từ các cơ quan quản lý nhà nước sang cho các tổ chức kinh tế độc lập, hoạt động chuyên trách.

2.2. Thực trạng, kết quả hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của DATC từ năm 2012 - 2015

2.2.1. Thực trạng hoạt động mua bán nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC từ năm 2012-2015

Theo các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tổng kết năm của DATC, hoạt động mua bán nợ và tái cơ cấu diễn ra rất sôi động trong giai đoạn 2012-2015, đặc biệt là năm 2015 có nhiều đột biến, cụ thể là:

Trong hoạt động mua bán nợ, năm 2012, Công ty đã ký được 17 hợp đồng với giá trị các khoản nợ là 704,6 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2004 đến năm 2012, DATC đã thực hiện 128 phương án mua bán nợ theo hình thức thỏa thuận và chỉ định để xử lý tài chính tái cơ cấu DN và thu hồi nợ. Giá trị sổ sách của các khoản nợ là 8.579,6 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi đạt 106,5 % so với giá vốn mua nợ.

Trong hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp năm 2012, Công ty đã mua bán nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu thành công 9 DN, trong đó mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu chuyển đổi 5 DNNN thành CTCP và tái cơ cấu cho 4 DN cổ phần, là những DN được cổ phần hóa từ DNNN. Trong bối cảnh khó khăn chung năm 2012 cả nước sắp xếp được 21 DN, trong đó cổ phần hóa được 13 DNNN thì với con số 9 DN đã được DATC tái cơ cấu kể trên là hết sức ấn tượng và xứng đáng được ghi nhận. Lũy kế từ năm 2007 đến năm 2012, DATC đã mua nợ, xử lý tài



chính, tái cơ cấu cho 54 DN, trong đó chuyển đổi thành công được 28 DN thành CTCP và tái cơ cấu được 26 DN cổ phần, là những DN được CPH từ DNNN.

Năm 2012, DATC tiếp tục nằm trong bảng xếp hạng Top 1.000 doanh nghiệp đóng thuế TNDN lớn nhất Việt Nam với vị trí 236. Bên cạnh đó, CTCP Đường Kontum (KTS) và CTCP Mía đường Sơn La (SLS) là hai doanh nghiệp được DATC thực hiện tái cơ cấu thành công cũng đã lọt vào bảng xếp hạng với thứ tự lần lượt là 750 và 890.

Trong hoạt động mua bán nợ, năm 2013, DATC đã ký được 15 hợp đồng với giá trị các khoản nợ là 1.793 tỷ đồng, đạt 101% so với kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với thực hiện năm 2012. Trong hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp năm 2013, DATC đã mua bán nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu thành công 8 DN, thông qua đó đã giúp chuyển đổi, CPH được 5 DNNN trong tổng số 41 DNNN được CPH trên phạm vi cả nước trong năm 2013 (năm 2012, cả nước cổ phần hóa được 13 DNNN, trong đó DATC đã tái cơ cấu được 9 DN; năm 2011, cả nước cổ phần hóa được 16 DNNN, trong đó DATC đã tái cơ cấu được 8 DN).

Trong công tác tiếp nhận, xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ ra khỏi giá trị DN khi cổ phần hóa DNNN, năm 2013, DATC đã tiến hành xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận của 39 DN, giá trị tiếp nhận đã xử lý là 34,4 tỷ đồng, giá trị thực tế thu hồi là 15,1 tỷ đồng, đạt 151% so với kế hoạch năm 2013. Lũy kế từ năm 2004 đến năm 2013, DATC đã tiến hành xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận khi CPH các DN 100% vốn nhà nước, giá trị thực tế thu hồi cho ngân sách nhà nước đạt 534 tỷ đồng.DATC đã thu hồi được hơn 3.172 tỷ đồng: thu bằng tiền và các hình thức thu khác là 2.463 tỷ đồng, (chiếm tỷ lệ 77,6%); chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại 62 doanh nghiệp do DATC tái cơ cấu thành công là 709,3 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 22,4%).

Trong năm 2013, DATC ghi dấu ấn đặc biệt trên thị trường mua bán nợ khi phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế để tái cơ cấu nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC). Đây cũng là hoạt động chưa có tiền lệ trước đây. Giá trị trái phiếu DATC

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí